Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Với Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Cuối kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh đó là 10 đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5.
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Chân trời sáng tạo (có lời giải)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề cương Cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Kiến thức ôn tập Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
A. PHẠM VI KIẾN THỨC ÔN TẬP
I. PHẦN ĐỌC
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG
- Các em hãy luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài thơ từ tuần 10 đến tuần 17.
- Yêu cầu phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
* Chủ điểm: Chung sống yêu thương
- Tết nhớ thương
Câu hỏi: Theo em, vì sao những ngày Tết của tuổi thơ có ý nghĩa đối với bạn nhỏ?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Mặn mòi vị muối Bạc Liêu
Câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu gi về nghề làm muối?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Nụ cười mang tên mùa xuân
Câu hỏi: Vì sao những nụ cười được tả trong khổ thơ cuối mang tên mùa xuân?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Mùa vừng
Câu hỏi: Em ấn tượng những gì về mùa vừng được tả trong bài đọc?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Trước ngày Giáng Sinh
Câu hỏi: Hình ảnh gia đình bạn nhỏ trong câu chuyện gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi: Hai câu văn cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với Thành phố Hồ Chí Minh?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Về ngôi nhà đang xây
Câu hỏi: Hình ảnh bác thợ nề được tả ở khổ thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Hãy lắng nghe
Câu hỏi: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc qua đoạn 3?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
* Chủ điểm: Cộng đồng gắn bó
- Tiếng rao đêm
Câu hỏi: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Một ngày ở Đê Ba
Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở Đê Ba?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Ca dao về lễ hội
Câu hỏi: Những lễ hội được nói đến trong bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về đất nước, con người Việt Nam?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Ngày xuân Phố Cáo
Câu hỏi: Những đồi thông và những dãy sa mộc được tả có gì đẹp?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Những lá thư
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Ngôi nhà chung của buôn làng
Câu hỏi: Đoạn cuối của bài đọc nói lên điều gì?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Dáng hình ngọn gió
Câu hỏi: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những việc làm của gió được nhắc đến trong bài?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
- Từ những cánh đồng xanh
Câu hỏi: Trong quá trình thu hoạch, công đoạn nào được gọi là “vũ điệu giũ cỏ”? Theo em, vì sao tác giả lại gọi như vậy?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
2. ĐỌC - HIỂU:
* Bài đọc 1:
NGÔI NHÀ TÌNH THƯƠNG Ở MÁT-XCƠ-VA
Buổi chiều thứ Bảy, đoàn của chúng tôi quyết định đến thăm một cô nhi viện ở Mát-xcơ-va. Trước khi đến đây, tôi đã được nghe kể về Đức Cha Xa-vi-ê, biết rằng Cha nói tiếng Việt rất giỏi. Thế nhưng, tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi thấy các em nhỏ ở đây đều có thể nói được tiếng Việt. Nghe ra mới biết, các em nhỏ trong viện chủ yếu là cô nhi người Việt Nam. Tôi xúc động nhìn Đức Cha.
- Các bạn đến thăm các em nhỏ sao? Mời các bạn vào đây! - Đức Cha khẽ gọi. Chúng tôi rảo bước theo Đức Cha, đi qua một hành lang dài. Đột nhiên, anh Hải giật tay tôi: “Trông kìa, Lan! Các em ấy hình như đều là người Việt Nam!”.
- Đúng rồi, các bé đều là người Việt Nam. - Dứt lời, Cha dẫn chúng tôi đi về phía các bạn nhỏ.
- Thưa Cha, tại sao Cha lại xây nên ngôi nhà tình thương cho trẻ em Việt Nam vậy ạ? - Anh Hải không kìm được sự tò mò, trực tiếp hỏi.
- Trước đây tôi cũng là một cô nhi. Tôi được một cụ bà người Việt nhận nuôi và chăm sóc. Khi ấy, tôi mới cảm nhận được thế nào là tình thương. Mãi đến khi mẹ mất, tôi mới về đây. Tôi cũng muốn cho các bạn cô nhi có một mái ấm giống như tôi trước đây.
Cha chậm rãi kể cho chúng tôi nghe. Nhìn cách Cha chăm chút, nâng niu những cô nhi nơi đây, tôi thấy hôm nay thế là đủ. Chúng tôi ra về. Tôi hẹn Cha một lần khác sẽ lại ghé thăm ngôi nhà tình thương.
Theo Nhung Ly
Câu 1: Buổi chiều thứ Bảy, đoàn của nhân vật tôi quyết định đi đâu?
A. Đi thăm một cô nhi viện ở Mát-xcơ-va.
B. Đi thăm các em nhỏ cô nhi người Việt Nam.
C. Đi thăm Đức Cha Xa-vi-ê trong cô nhi viện ở Mát-xcơ-va.
D. Đi thăm ngôi nhà tình thương có trẻ cô nhi là người Việt Nam.
Câu 2: Ở cô nhi viện, ai là người nói tiếng Việt rất giỏi?
A. Nhân vật tôi.
B. Đức Cha Xa-vi-ê
C. Anh Hải
D. Lan
Câu 3: Vì sao các em nhỏ ở cô nhi viện lại giỏi tiếng Việt?
A. Vì các em nhỏ rất thích tiếng Việt.
B. Vì Đức Cha Xa-vi-ê dạy các em nhỏ nói tiếng Việt.
C. Vì các em nhỏ được hưởng tài trợ của người Việt Nam.
D. Vì các em nhỏ trong cô nhi viện chủ yếu là cô nhi người Việt Nam.
Câu 4: Theo bài đọc, vì sao Đức Cha lại xây ngôi nhà tình thương cho trẻ em người Việt Nam?
A. Vì Đức Cha rất yêu trẻ em người Việt Nam.
B. Vì mẹ nuôi của Đức Cha là người Việt Nam.
C. Vì Đức Cha muốn các bạn cô nhi có một mái ấm thật sự.
D. Vì Đức Cha từng được một bà cụ người Việt Nam nhận nuôi và chăm sóc, nên Đức Cha muốn những đứa trẻ mồ côi cũng có mái ấm như mình trước đây.
Câu 4: Qua câu chuyện, em thấy Đức Cha Xa-vi-ê đối xử với các em nhỏ trong cô nhi viện như thế nào?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
................................
................................
................................
Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo (10 đề)
B. ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ 1 TIẾNG VIỆT 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh đọc đoạn văn bản “Tiếng gà trưa” - trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 (Chân trời sáng tạo). Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, HS trả lời câu hỏi: Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGÀY HẠNH PHÚC
Hôm nay, trường tôi tổ chức ngày hội “Mẹ và con”. Trong ngày này, các con sẽ cùng mẹ tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa ở trường. Tôi đứng ngắm sân trường nhộn nhịp như một lễ hội với các gian hàng, các trò chơi và sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Một nỗi buồn len nhẹ vào trái tim tôi.
Mẹ mất từ khi anh em tôi còn nhỏ. Bố vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi chúng tôi khôn lớn. Mỗi sáng, bố thức dậy trước cả nhà để chuẩn bị sách vở, quần áo rồi đưa chúng tôi đến trường. Công việc rất vất vả, vậy mà bố vẫn luôn cố gắng dành thời gian để nghe tôi kể chuyện ở trường. Dù không có mẹ, anh em tôi vẫn hạnh phúc đủ đầy trong tình yêu thương của bố.
Đang suy nghĩ, tôi bỗng thấy phía xa, một bóng dáng cao lớn quen thuộc. Bố tôi mặc một bộ đầm nữ màu xanh lá và đội chiếc mũ rộng vành. “Con yêu! Mẹ của con đã ở đây!” – Bố cười lớn, tiến về phía tôi. Ôi! Tôi không thể tin vào mắt mình! Sau vài phút sửng sốt, tôi chạy lại, ôm chầm lấy bố: “Bố đẹp quá, bố ơi!”.
Dường như một vài ánh mắt ngạc nhiên, nhưng mọi người nhanh chóng hiểu chuyện. Với khiếu nói chuyện hài hước, bố khiến tất cả mọi người đều vây quanh. Nhiều bạn bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý tưởng độc đáo của bố. Chúng tôi cười đùa và chạy nhảy khắp nơi, cảm nhận tình yêu thương tràn ngập. Các bạn mời bố con tôi tham gia thi trò chơi nhóm đôi mẹ – con. Một bác chụp ảnh cho bố con tôi và nói: “Đây là tình yêu thật sự!”.
Ngày hội kết thúc, bố và tôi bước ra khỏi cổng trường trong những ánh mắt ngưỡng mộ. Bố – người hùng đã không chỉ chiếm được trái tim của tôi, mà còn của mọi người xung quanh. Tôi tự hào về bố. Đó là một ngày hạnh phúc mà tôi sẽ không bao giờ quên.
Theo Mai Hiền
Câu 1. Vì sao nhân vật “tôi” cảm thấy buồn? (0,5 điểm)
A. Vì không thích ngày hội “Mẹ và con” mà nhà trường tổ chức.
B. Vì nhớ về người mẹ đã mất của mình.
C. Vì không có bạn bè cùng chơi
D. Vì không biết sẽ rủ ai cùng tham gia ngày hội.
Câu 2. Bố đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu thương với các con? (0,5 điểm)
A. Mua nhiều quà khi trở về sau những chuyến đi xa
B. Dậy sớm đi chợ nấu bữa sang thật ngon.
C. Biểu diễn cho các con xem tiết mục nghệ thuật.
D. Đóng giả một người phụ nữ đến trường tham gia ngày hội cùng bạn nhỏ.
Câu 3. Bố đã gây ấn tượng tốt với mọi người bằng cách nào? (1 điểm)
A. Khoe trang phục kì lạ với các bà mẹ khác.
B. Bộc lộ khiếu hài hước và khả năng giao tiếp
C. Chiến thắng tất cả các trò chơi trong lễ hội.
D. Chia sẻ các kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Câu 4. Chọn đại từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau và cho biết đại từ đó có tác dụng gì trong câu. (1 điểm)
(nó, đó)
a. Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía, …. là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, …. là tiếng thì thầm của ấm no.
(Theo Băng Sơn)
b. Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và …. thấy trời bé tí, chỉ bằng cái miệng giếng thôi. Còn ...... thì oai ghê lắm, vì....... mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.
(Truyện Ếch ngồi đáy giếng)
Câu 5. Điền cặp kết từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: (1 điểm)
a. ….. mặt trời lên…. giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
b. ……. giọt sương không tồn tại được lâu……….. nó sinh ra không phải là vô ích.
c. ………… giọt sương đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên …….. nó không bị mất đi.
Câu 6. Từ sườn và từ tai trong mỗi câu dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1 điểm)
Sườn:
- Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo này chạy ngang sườn núi.
- Dựa vào sường của bản báo cáo.
Tai:
- Chiếc cối xay lúa có hai tai rất điệu.
- Đến cả cái ấm, cái chén cũng có tai.
- Đó là điều tôi mắt thấy tai nghe.
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
Câu 7. Tìm các cặp kết từ được sử dụng trong các câu dưới đây: (1 điểm)
a) Nếu đến ngày mai trời vẫn không tạnh mưa thì hội thao của trường em năm nay sẽ bị hủy bỏ.
b) Tuy đã sáng tháng 11 rồi nhưng trời vẫn còn nắng nóng gay gắt.
c) Vì trời sắp có dông nên gió thổi rất mạnh, cuốn bay hết lá khô trên vỉa hè.
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
RỪNG HỒI XỨ LẠNG
Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát.
Tô Hoài
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
2. Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay khác:
Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)