Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 1 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 Chương 1
Thời gian: 15 phút
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.
Câu 1: Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình
A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 mm.
B. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm.
C. GHĐ 100 cm, ĐCNN 1 cm.
D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm.
Câu 2: Thể tích mực chất lỏng trong bình là:
A. 38 cm3
B. 39 cm3
C. 36 cm3
D. 35 cm3
Câu 3: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?
A. V = 86cm3
B. V = 55cm3
C. V = 31cm3
D. V = 141cm3
Câu 4: Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
A. giá trị của số chỉ của kim trên bẳng chia độ
B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ
C. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa
D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã
Câu 5: Một cân đĩa thăng bằng khi ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g hoặc khi ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau, khối lượng của 1 gói sữa bột là
A. 250 g.
B. 200 g.
C. 100 g.
D. 150 g.
Câu 6: Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng ?
A. lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe
B. lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo người đó
C. lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó
D. cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng
Câu 7: Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ ở hình vẽ, hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.
A. m1 > m2 > m3.
B. m1 = m2 = m3.
C. m1 < m2 < m3.
D. m2 < m1 < m3.
Câu 8: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng
A. chỉ cần dùng một cái cân
B. chỉ cần dùng một cái lực kế
C. chỉ cần dùng một cái bình chia độ
D. cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ
Câu 9: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
A. 1,6N
B. 16N
C. 160N
D. 1600N.
Câu 10: Hình vẽ bên có những máy cơ đơn giản nào:
A. chỉ có có ròng rọc
B. chỉ có đòn bẩy
C. chỉ có đòn bẩy và ròng rọc
D. có ròng rọc, đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng.
Đáp án & Hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn B.
Thước có giới hạn đo là 10 cm.
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 2 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn C.
Vì thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá là (Vbđ = 55cm3). Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước bình chia độ dâng lên (V = 86cm3).
Vậy thể tích hòn đá là: Vhđ = V - Vbđ = 86 - 55 = 31 (cm3).
Câu 4: Chọn D
Dùng cân Rôbécvan có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 5: Chọn A.
Vì cân thăng bằng nên khối lượng vật cần đo bên trái bằng tổng khối lượng các quả cân bên phải.
Khối lượng 2 gói kẹo bên trái là: m = 100 + 50 + 20 + 20 + 10 = 200g
Suy ra khối lượng 1 gói kẹo là: m1 = m : 2 = 200 : 2 = 100g
Khối lượng của 5 gói kẹo bên đĩa cân bên trái là:
mk = 5.m1 = 5.100 = 500g
Cân thăng bằng nên khối lượng của 5 gói kẹo bên trái bằng tổng khối lượng 2 gói sữa bột bên phải.
Suy ra khối lượng 1 gói sữa bột là: m2 = 500 : 2 = 250g
Câu 6: Chọn D.
Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng vì:
Đáp án A: không phải lực cân bằng vì hai lực này cùng chiều.
Đáp án B: không phải lực cân bằng vì hai lực này đặt vào hai vật khác nhau.
Đáp án C: không phải lực cân bằng vì hai lực này cũng đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 7: Chọn D
Căn cứ độ dãn của lò xo ta thấy m2 làm lò xo giãn nhiều nhất, m3 làm giãn ít nhất nên ta có: m2 > m1 > m3.
Câu 8: Chọn D
Khối lượng riêng của hòn bi được xác định qua công thức:
Do đó: Muốn đo khối lượng riêng D của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng một cái cân và một bình chia độ. Dùng cân để đo khối lượng m hòn bi, bình chia độ để đo thể tích V của hòn bi đó.
Câu 9: Chọn B
Ta có 2 lít = 2dm3 = 0,002m3
Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800. 0,002 = 1,6kg.
Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N.
Câu 10: Chọn C
Trong hình vẽ có 2 loại máy cơ đơn giản là: đòn bẩy và ròng rọc.
Xem thêm các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:
- Đề thi 15 phút Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi 1 tiết Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi Vật Lí 6 học kì 1
- Đề thi 15 phút Vật Lí 6 học kì 2
- Đề thi 1 tiết Vật Lí 6 học kì 2
- Đề thi Vật Lí 6 học kì 2
Loạt bài Đề thi Vật Lí 6 | Đề thi Vật Lí 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Vật Lí lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)