Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay (Lần 1)

Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay (Lần 1)

Phần dưới là danh sách Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 có đáp án, cực hay (Lần 1). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 7.

Quảng cáo

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 (Lần 2 - Đề số 1)

    Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu xuất phát từ đâu?

A. Bắc Giang.

B. Bắc Ninh.

C. Thanh Hóa.

D. Hải Phòng.

Câu 2: Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?

A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”.

B. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.

C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”.

D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”.

Câu 3: Ai là người đứng đầu đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam?

A. Nguyễn Hữu Cầu.

B. Lê Duy Mật.

Quảng cáo

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Hoàng Công Chất.

Câu 4: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn.

B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).

C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn.

D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam.

Câu 5: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?

A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn ức đánh Nguyễn.

B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.

C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.

D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.

Câu 6: Chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?

A. Hạ thành Quy Nhơn.

B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Câu 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

Quảng cáo

C. Đó là 1 con sông lớn

D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

Câu 8: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

A. Sầm Nghi Đống.

B. Hứa Thế Hanh.

C. Tôn Sĩ Nghị.

D. Càn Long.

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 10: Nhân dân gọi nghĩa quân Tây Sơn là “giặc nhân đức” vì

A. “Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo”, xóa nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân.

B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.

C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.

D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.

Đáp án

1. D

2. D

3. A

4. B

5. A

6. C

7. B

8. A

9. B

10. A

Quảng cáo

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 2 (Lần 2 - Đề số 2)

    Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?

A. Điện Biên (Lai Châu).

B. Sơn La.

C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).

D. Truông Mây (Bình Định)

Câu 2: Năm 1741 – 1751, là thời gian nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn nào của nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.

C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 3: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?

A. Cơ đồ nhà Lê.

B. Cơ đồ họ Trịnh.

C. Cơ đồ chúa Nguyễn.

D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh.

Câu 4: Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII.

B. Đầu thế kỉ XVIII.

C. Giữa thế kỉ XVIII.

D. Cuối thế kỉ XVIII.

Câu 5: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?

A. Nguyễn Nhạc.

B. Nguyễn Lữ.

C. Nguyễn Hữu Cảnh.

D. Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 6: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Nhạc.

C. Nguyễn Lữ.

D. Cả ba anh em Tây Sơn.

Câu 7: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. Năm 1778.

B. Năm 1788.

C. Năm 1789.

D. Năm 1790.

Câu 8: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

A. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi.

B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi.

D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa.

Câu 9: Nguyễn Huệ quyết định chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch vì:

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

C. Đó là một con sông lớn.

D. Hai bên bờ sông có cây cối dậm rạp.

Câu 10: Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là

A. Hạ thành Quy Nhơn.

B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Đáp án

1. D

2. D

3. B

4. C

5. C

6. A

7. C

8. B

9. B

10. C

Xem thêm đề thi Lịch Sử 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Lịch Sử 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Lịch Sử lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên