Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 7 Học kì 1 có đáp án

Phần dưới là danh sách Top 16 Đề kiểm tra, đề thi Lịch Sử 7 Học kì 1 có đáp án gồm các đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra giữa kì, đề kiểm tra học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 7.

Đề kiểm tra Lịch Sử 7 Học kì 1

Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 1)

Quảng cáo

Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 có đáp án

Top 4 Đề thi 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 1 có đáp án (Lần 2)

Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch Sử 7 có đáp án

Quảng cáo

Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 7 Học kì 1

    Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ nào?

A. Thế kỉ thứ nhất TCN.

B. Thế kỉ thứ hai TCN.

C. Thế kỉ thứ ha TCN.

D. Hai nghìn năm TCN.

Câu 2: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô.

Câu 3: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da?

A. Ấn Độ giáo.

B. Phật giáo.

Quảng cáo

C. Hồi giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 4: Đạo phật ra đời vào thời gian nào ở Ấn Độ?

A. Thế kỉ III TCN

B. Thế kỉ IV TCN

C. Thế kỉ V TCN

D. Thế kỉ VI TCN

Câu 5: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?

A. A-co-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-hi-ra-cu-la

Câu 6: Vương quốc Phù Nam được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á?

A. Trung Bộ Việt Nam.

B. Hạ lưu sông Mê Nam.

C. Hạ lưu sông Mê Công.

D. Thượng nguồn sông Mê Công.

Câu 7: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

Quảng cáo

C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.

Câu 8: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn

B. Lưu vực sông Hằng

C. Miền Đông Bắc Ấn

D. Miền Nam Ấn

Câu 9: Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân Trung Quốc dưới thời Đường như thế nào?

A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.

B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

C. Nông dân tự khai hoang, sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

D. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp trì trệ.

Câu 10: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung đó là

A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới.

C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới.

D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.

Đáp án

1. C

2. B

3. B

4. D

5. B

6. C

7. C

8. A

9. B

10. A

Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 7 Học kì 1

    Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:

A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương.

B. Các quan địa phương.

C. Chức quan do Trung Quốc cử sang.

D. Các quan lại được bổ nhiệm nhờ con đường thi cử.

Câu 2: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm.

B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.

C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực.

D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha.

Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.

B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.

Câu 4: Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.

B. Tầng lớp công nhân.

C. Tầng lớp thợ thủ công.

D. Tầng lớp nông nô.

Câu 5: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội

C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư.

D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua.

Câu 6: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?

A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh.

B. Quan hệ bình thường.

C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian.

D. Hòa hiếu thân thiện.

Câu 7: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

C. Trâu bò là động vật quý hiếm.

D. Trâu bò là động vật linh thiêng.

Câu 8: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam, ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.

B. Gửi thư yêu cầu vua Đại Việt chầu hoàng đế nhà Tống.

C. Liên minh với Liêu Hạ đánh Đại Việt.

D. Chấn chỉnh quân đội, khẩn trương tấn công Đại Việt.

Câu 9: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077

A. Lý Công Uẩn.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Nhân Tông.

Câu 10: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (3 điểm) So sánh đời sống văn hóa xã hội thời Lý với thời Đinh – Tiền Lê?

Câu 2: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. B

4. D

5. C

6. B

7. A

8. A

9. B

10. A

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

Nội dung so sánh

Nhà Lý

Nhà Đinh – Tiền Lê

Xã hội

- Bộ máy thống trị: Vua, quan, hoàng tử, công chúa.

- Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tỳ.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

- Bộ máy thống trị: Vua, quan văn, quan võ, một số nhà sư.

- Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một ít địa chủ, nô tỳ.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sung Phật giáo.

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

- Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:

- Đất nước ta đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc như thời Bắc thuộc.

- Đức tính cần cù, chịu khó của những người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại.

- Sự trao đổi, buôn bán giữa nước ta với các nước đã kích thích các ngành thủ công nghiệ trong nước phát triển, sản phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Tuyển tập Đề thi Lịch Sử 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình Lịch Sử lớp 7 và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên