Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Sinh học lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Sinh học 10.
Ma trận đề thi giữa kì II lớp 7 môn Sinh
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
Lớp Lưỡng cư |
- Phân loại lưỡng cư |
- Đặc điểm chung của lưỡng cư |
Vai trò của lưỡng cư. |
|||||
15% = 1,5 điểm |
33% = 0,5 điểm |
33% = 0,5 điểm |
33% = 0,5 điểm |
|||||
Lớp Bò sát |
Cấu tạo ngoài của thằn lằn. |
|||||||
10% = 1,0 điểm |
100% = 1 điểm |
|||||||
Lớp Chim |
- Sinh sản |
Cấu tạo ngoài của chim bồ câu |
Các nhóm chim |
Vai trò của chim. |
||||
35% = 3.5 điểm |
14% = 0,5 điểm |
58% = 2 điểm |
14% = 0,5 điểm |
14% = 0,5 điểm |
||||
Lớp Thú |
Răng Thỏ |
Đặc điểm chung của thú |
Bộ guốc chẵn |
Vai trò của thú? |
Ví dụ vai trò của thú |
|||
40% = 4,0 điểm |
12.5% = 0,5 điểm |
37.5% = 1,5 điểm |
12.5% = 0,5 điểm |
25% = 1 điểm |
12.5% = 0,5 điểm |
|||
Tổng điểm (10 điểm) |
4 câu = 2,5 điểm |
2 câu = 3,5 điểm |
3 câu = 1,5 điểm |
1 câu = 1 điểm |
1 câu = 0,5 điểm |
2 câu = 1 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Mắt mũi ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng gì?
A. Bảo vệ mắt, mũi.
B. Giúp ếch hô hấp trên cạn.
C. Giúp ếch lấy được oxi trong không khí.
D. Giúp ếch lấy được oxi trong không khí và tăng khả năng quan sát khi bơi.
Câu 2: Thằn lằn có đặc điểm cấu tạo như thế nào để giữ được nước trong điều kiện sống hoàn toàn trên cạn?
A. Cơ thể có lớp vảy sừng bao bọc.
B. Có thể hấp thu lại nước trong phân.
C. Có thể hấp thu lại nước trong nước tiểu.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đặc trưng cho các loài bò sát?
A. Có vảy phủ khắp thân. |
C. Chân có màng. |
B. Mắt có mi và tuyến lệ. |
D. Đuôi dài. |
Câu 4: Bò sát có vai trò quan trọng như thế nào với con người?
A. Có ích cho nông nghiệp, tiêu diệt các loài sâu bọ hại, gặm nhấm (chuột).
B. Dùng làm thực phẩm, dược phẩm.
C. Cung cấp các sản phẩm mĩ nghệ.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Tim ếch có cấu tạo như thế nào?
A. 2 tâm thất. |
C. 1 tâm nhĩ, 2 tâm thất. |
B. 2 tâm nhĩ. |
D. 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất. |
Câu 6: Trong các động vật sau, con nào tại có màng nhĩ?
A. Cá mực. |
B. Cá chép. |
C. Thằn lằn. |
D. Ếch nhái. |
Câu 7: Lưỡng cư có 4000 loài được chia làm mấy bộ?
A. 1 bộ. |
B. 2 bộ. |
C. 3 bộ. |
D. 4 bộ. |
Câu 8: Hai nhóm chính của lớp bò sát có đặc điểm phân biệt như thế nào?
A. Hàm có răng, không có mai, yếm và hàm không có răng, có mai và yếm.
B. Hàm rất ngắn và hàm rất dài.
C. Có chi, màng nhỉ rõ và không có chi không có màng nhĩ.
D. Trứng có màng dai bao bọc và trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
Câu 9: Trong các đặc điểm sau:
1. Mình có lông vũ bao phủ.
2. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi.
3. Chi trước biến đổi thành cánh.
4. Mỏ sừng.
5. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Số đặc điểm có ở tất cả các loài chim là
A. 2. |
B. 4. |
C. 5. |
D. 3. |
Câu 10: Thích phơi nắng là tập tính của loài nào sau đây?
A. Ếch đồng. |
B. Chim bồ câu. |
C. Thằn lằn bóng. |
D. Thỏ. |
Câu 11: Lớp bò sát tiến hóa hơn so với cá bởi lý do nào?
A. 2 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn.
B. Tim 4 ngăn có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt máu pha trộn.
C. 3 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn.
D. Máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Câu 12: Chim bồ câu có kiểu bay là
A. bay lượn. |
B. bay xòe cánh. |
C. bay nhờ sức gió. |
D. bay vỗ cánh. |
Câu 13: Thú có vai trò gì?
A. Là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý.
B. Là nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị, làm vật liệu thí nghiệm.
C. Là nguồn thực phẩm có giá trị.
D. Cả A, B và C.
Câu 14: Câu nào không đúng trong những câu sau?
A. Tai thỏ rất thính.
B. Vành tai dài, lớn.
C. Tai thỏ không thính lắm.
D. Tai thỏ cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.
Câu 15: Bán cầu đại não và tiểu não phát triển vì
A. tai thỏ rất thính.
B. thỏ có nhiều hoạt động phức tạp.
C. thỏ có hệ tuần hoàn hoàn thiện
D. mắt thỏ rất tinh.
Câu 16: Khỉ hình người khác vượn ở đặc điểm nào?
A. Có chai mông, túi má, đuôi.
B. Không có chai mông, túi má, đuôi.
C. Có túi má, chai mông.
D. Có chai mông nhỏ, đuôi dài.
Câu 17: Chim có vai trò gì trong đời sống?
A. Chim ăn sâu bọ làm hại nông nghiệp.
B. Chim là nguồn cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
C. Chim cung cấp nguyên liệu để làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí.
D. Cả A, B và C.
Câu 18: Ở chim bồ câu máu đi nuôi cơ thể là
A. máu đỏ tươi. |
B. máu pha. |
C. máu ít pha. |
D. máu ít ô xi. |
Câu 19: Những đặc điểm nào sau đây không phải của bộ Cá voi ?
A. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da dày.
B. Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng như bơi chèo.
C. Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
D. Tất cả đều có răng.
Câu 20: Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi?
A. Thỏ chạy rất nhanh.
B. Thỏ chạy theo hình chữ z làm kẻ thù bị mất đà.
C. Thỏ có thể lẩn trốn trong các hang, bụi rậm trên đường.
D. Cả A, B và C.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc lớp cá?
A. Cá quả (có lóc). |
B. Cá đuối. |
C. Cá trê. |
D. Cá heo. |
Câu 2: Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm mấy bộ?
A. Một bộ. |
B. Hai bộ. |
C. Ba bộ. |
D. Bốn bộ. |
Câu 3: Di chuyển của ếch đồng là
A. nhảy và lặn. |
B. nhảy và bơi. |
C. bơi và đi. |
D. nhảy và đi |
Câu 4: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?
A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 5: Trong các đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch đồng, có bao nhiêu đặc điểm chứng minh ếch thích nghi với đời sống dưới nước?
1. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
2. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
3. Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
4. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tại có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
5. Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
6. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
A. 4. |
B. 3. |
C. 5. |
D. 2. |
Câu 6: Đâu là loài Khủng long hung dữ nhất thời đại Khủng long?
A. Khủng long Sấm. |
B. Khủng long bạo chúa. |
C. Khủng long cổ dài. |
D. Khủng long cánh. |
Câu 7: Máu trong tâm thất của thằn lằn có đặc điểm gì?
A. Máu giàu oxi.
B. Máu giàu cacbonic.
C. Máu giàu máu đỏ tươi.
D. Máu pha.
Câu 8: Tim của cá sấu có mấy ngăn?
A. 3 ngăn. |
B. 4 ngăn. |
C. 1 ngăn. |
D. 2 ngăn. |
Câu 9: Trong các đặc điểm sau đây của thằn lằn, đặc điểm để nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
B. Có cổ dài.
C. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
D. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
Câu 10: Diều ở chim bồ câu có vai trò gì?
1. Dự trữ thức ăn.
2. Tiết sữa diều nuôi chim non.
3. Làm thức ăn mềm ra.
4. Là nơi tiêu hoá một phần thức ăn.
Số ý đúng là
A. 1. |
B. 2. |
C. 3. |
D. 4. |
Câu 11: Lông của loài nào sau đây được sử dụng làm chăn, đệm?
A. Gà. |
B. Công. |
C. Ngỗng. |
D. Thiên nga. |
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Thụ tinh trong.
C. Chim trống không có cơ quan giao phối.
D. Đẻ con.
Câu 13: Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là
A. dọa nạt. |
B. ẩn nấp. |
C. giả chết. |
D. trốn chạy. |
Câu 14: Đặc điểm của nhóm Chim bay là gì?
A. Thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
B. Đi lại vụng về trên cạn.
C. Có thể thích nghi với lối sống đặc biệt như bơi lội, ăn thịt.
D. Thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc.
Câu 15: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
A. Chim, thú, bò sát.
B. Thú, cá, lưỡng cư.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát.
D. Lưỡng cư, cá, chim.
Câu 16: Nhóm thú nào thuộc bộ guốc chẵn?
A. Lợn, bò, tê giác. |
B. Bò, lợn, ngựa. |
C. Lợn, bò, nai. |
D. Trâu, voi, hươu. |
Câu 17: Ở trong não thỏ, những phần nào phát triển nhất?
A. Bán cầu đại não và tiểu não.
B. Hành tuỷ và tuỷ sống.
C. Não giữa và hành tuỷ.
D. Não giữa và tuỷ sống.
Câu 18: Con sơ sinh của loài nào sau đây rất nhỏ cần được nuôi trong túi da ở bụng con mẹ?
A. Thú mỏ vịt. |
B. Kanguru. |
C. Cá heo. |
D. Cá voi xanh. |
Câu 19: Những đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt khỉ và vượn là gì?
A. Khỉ có chỉ chai mông lớn, túi má lớn, đuôi dài.
B. Vượn có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi.
C. Khỉ có đuôi, không có túi má.
D. Cả A và B.
Câu 20: Lớp mỡ rất dày dưới da cá voi có tác dụng gì?
A. Chống rét cho cá voi.
B. Là một chiếc phao bơi làm cho cơ thể cá dễ nổi.
C. Cung cấp năng lượng để cá dùng trong mùa khan hiếm thức ăn.
D. Bảo vệ cho nội quan khi bơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: Ếch đồng hô hấp bằng
A. da và mang. |
B. phổi và mang. |
C. phổi và da. |
D. phổi. |
Câu 2: Ở Việt Nam lưỡng cư phân làm mấy bộ?
A. Một bộ. |
B. Hai bộ. |
C. Ba bộ. |
D. Bốn bộ. |
Câu 3: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư được sử dụng để chữa bệnh kinh giật?
A. Ếch đồng. |
B. Ễnh ương. |
C. Cóc (nhựa). |
D. Nhái. |
Câu 4: Ếch có biểu hiện gì nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới?
A. Ếch sẽ chết ngay do không có oxi.
B. Ếch sẽ chết sau một thời gian vì oxi hoà tan trong nước rất ít.
C. Ếch sẽ không chết vì nó quen sống trong môi trường nước.
D. Ếch sẽ không chết vì có lớp da nhờn có thể thấm khí.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải đặc điểm chung của các động vật thuộc lớp Bò sát?
A. Có màng nhĩ. |
C. Hô hấp bằng phổi. |
B. Tim 4 ngăn. |
D. Thụ tinh trong. |
Câu 6: Bò sát hiện nay được xếp vào mấy bộ?
A. Một bộ. |
B. Hai bộ. |
C. Ba bộ. |
D. Bốn bộ. |
Câu 7: Các cử động nào của thằn lằn tham gia vào hoạt động di chuyển ?
A. Thân và đuôi tì vào đất.
B. Thân và đuôi cử động liên tục.
C. Chi trước và chi sau tác động vào đất.
D. Cả A, B và C.
Câu 8: Trứng của thằn lằn được thụ tinh ở đâu?
A. Ngoài môi trường nước.
B. Trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái.
C. Trong các hang.
D. Trên các lá cây.
Câu 9: Đại diện nào thuộc nhóm Chim bơi?
A. Đà điểu. |
B. Chim cánh cụt. |
C. Gà. |
D. Công. |
Câu 10: Những lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống sau đây là động vật hằng nhiệt, đẻ con?
A. Chim, thú. |
B. Lưỡng cư, bò sát. |
C. Chỉ có lớp thú. |
D. Cá, lưỡng cư. |
Câu 11: Các bộ Móng guốc có đặc điểm gì đặc trưng nhất?
A. Số lượng ngón chân tiêu giảm.
B. Đốt cuối cùng của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc.
C. Chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
D. Chỉ những đốt có guốc mới chạm đất.
Câu 12: Phổi của thỏ có cấu tạo như thế nào?
A. Phổi lớn.
B. Gồm nhiều phế nang.
C. Có mang mao mạch dày đặc.
D. Cả A, B và C.
Câu 13: Những nhóm động vật nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn?
A. Bò, lợn, dê. |
B. Ngựa, dê, nai. |
C. Lợn, bò, voi. |
D. Bò, ngựa, tê giác. |
Câu 14: Đặc điểm nào giúp phân biệt giữa lớp Thú và lớp Chim?
A. Tim 4 ngăn. |
B. Hằng nhiệt. |
C. Có tuyến sữa. |
D. Đẻ con. |
Câu 15: Mi mắt thỏ có tác dụng gì?
A. Giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô.
B. Bảo vệ cho mắt.
C. Che nắng cho mắt.
D. Cả A và B.
Câu 16: Lông ở bộ Cá voi gần như tiêu biến hoàn toàn có ý nghĩa thích nghi gì?
A. Giảm ma sát khi bơi trong nước.
B. Giảm nhẹ trọng lượng cơ thể.
C. Cả A và B.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 17: Nhờ đâu mà lông chim không thấm nước?
A. Do chân lông tiết ra các chất nhờn ngăn thấm nước.
B. Chim dùng chất tiết ở tuyến phao câu bôi lên lông.
C. Lông chim đã có tính chống thấm nước.
D. Chim cọ lông của mình vào các thực vật có sáp ở trên bề mặt lá.
Câu 18: Chim ăn quả có vai trò gì?
A. Giảm ô nhiễm môi trường.
B. Phát tán quả và hạt.
C. Thụ phấn cho cây.
D. Giảm công hái quả.
Câu 19: Loài thú nào dưới đây đẻ trứng?
A. Kanguru. |
B. Dơi. |
C. Cá voi. |
D. Thú mỏ vịt. |
Câu 20: Tai chim có đặc điểm gì?
A. Đã có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.
B. Đã có ống tai ngoài và có vành tai.
C. Chưa có ống tai ngoài và chưa có vành tai.
D. Chưa có ống tai ngoài và đã có vành tai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây nói về hô hấp ở ếch?
A. Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
B. Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.
C. Mắt có mi, tai có màng nhĩ.
D. Thở bằng phổi.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là
A. thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
B. đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối.
C. mắt có mi, tai có màng nhĩ.
D. thở bằng phổi.
Câu 3: Vai trò của chim trong đời sống của con người là
A. cung cấp lương thực. |
C. chim ăn quả, hạt. |
B. cung cấp thực phẩm. |
D. chim ăn sâu bọ. |
Câu 4: Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là
A. thằn lằn bóng. |
C. thằn lằn bóng, cá sấu. |
B. rùa núi vàng. |
D. ba ba, thằn lằn bóng. |
Câu 5: Ếch sinh sản vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân. |
B. Mùa hạ. |
C. Mùa đông. |
D. Mùa thu. |
Câu 6: So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?
A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
Câu 7: Khi làm thịt cóc để ăn chúng ta cần chú ý điều gì?
A. Loại bỏ da cóc.
B. Bỏ trứng và nội tạng cóc.
C. Chặt bỏ đầu có tuyến mang tai.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8: Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?
A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 9: Sự phát triển có qua giai đoạn biến thái có ở loài động vật nào dưới đây?
A. Công. |
B. Thỏ. |
C. Ếch. |
D. Thằn lằn. |
Câu 10: Khi bị rắn độc cắn tại sao không nên dùng miệng hút nọc độc từ vết thương?
A. Do miệng có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho vết thương.
B. Do nọc độc có thể đi vào cơ thể người hút qua vết hở chân răng hoặc các vết xước trong miệng.
C. Do nọc độc sẽ bị biến chất trở nên độc hơn khi bị hòa với nước bọt.
D. Cả A và B.
Câu 11: Tại sao không thể bắt gặp Ba ba ngoài biển?
A. Vì ba ba nhỏ không thể bơi ngoài biển.
B. Vì ba ba là loài bò sát sống ở nước ngọt.
C. Vì ba ba là loài bò sát sống ở trên cạn.
D. Vì ba ba là loài bò sát sống ở nước lợ.
Câu 12: Đặc điểm của nhóm Chim chạy là
A. cánh ngắn, yếu; chân cao, to và khỏe.
B. chân ngắn, có 4 ngón, có màng bơi.
C. có lông nhỏ, ngắn, dày và không thấm nước.
D. bộ xương cánh dài, khỏe.
Câu 13: Thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường bằng những giác quan nào?
A. Mũi rất thính. |
B. Ria (lông xúc giác). |
C. Cả A và B. |
D. Mắt thỏ rất tinh. |
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là của hệ tuần hoàn thỏ?
A. Tim 3 ngăn.
B. Tim 4 ngăn.
C. Có 2 vòng tuần hoàn.
D. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Câu 15: Những đặc điểm nào sau đây là của bộ Voi?
A. Thú móng guốc có 2 ngón chân giữa, phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp, ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
B. Thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn hoặc có sừng, sống đơn độc.
C. Thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại.
D. Cả A, B và C.
Câu 16: Cá voi có quan hệ họ hàng gần hơn với động vật nào sau đây?
A. Cá chép. |
B. Hươu sao. |
C. Ếch. |
D. Thằn lằn. |
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện việc não chim phát triển hơn não bò sát?
A. Não trước (đại não).
B. Não giữa (2 thùy thị giác).
C. Não sau (tiểu não).
D. Cả A, B và C.
Câu 18: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển có biến thái là đặc điểm của lớp động vật nào?
A. Lớp cá. |
C. Lớp lưỡng cư. |
B. Lớp chim. |
D. Lớp bò sát. |
Câu 19: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu nào?
A. Nhai. |
B. Gặm nhấm. |
C. Nuốt. |
D. Nghiền. |
Câu 20: Tập tính sinh sản của chim bồ câu là
A. làm tổ. |
C. nuôi con bằng sữa mẹ. |
B. ấp trứng. |
D. cả A và B đều đúng. |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu I: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (3 điểm)
Câu 1: Loài nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư?
A. Cá chép. |
C. Cá cóc. |
B. Cá đuối. |
D. Cá voi. |
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa lớp Bò sát và lớp Chim là
A. thích nghi với đời sống trên cạn.
B. chim là động vật hằng nhiệt còn Bò sát là động vật biến nhiệt.
C. bò sát có 4 chi, Chim có 2 chi.
D. chim thụ tinh trong còn Bò sát thụ tinh ngoài.
Câu 3: Những đặc điểm nào sau đây không phải là của Bộ Thú túi?
A. Đẻ con.
B. Con sơ sinh được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ.
C. Thú mẹ chưa có núm vú.
D. Con non bú sữa thụ động.
Câu 4: Khỉ hình người gồm những đại diện nào sau đây?
A. Đười ươi, tinh tinh, gorila.
B. Đười ươi, tinh tinh, vượn.
C. Đười ươi, vượn, gorila.
D. Tinh tinh, vượn, gorila.
Câu 5: Bộ guốc chẵn gồm những loài có đặc điểm là
A. có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng hoặc có sừng.
B. có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại.
C. có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau,đa số sống đàn,có nhiều loài nhai lại.
D. có răng cửa ngắn,sắc để róc xương, răng nanh lớn dài, nhọn để xé mồi.
Câu 6: Cánh dài khỏe, chi ngắn có màng bơi là đặc điểm của nhóm chim nào?
A. Nhóm chim bơi. |
C. Nhóm chim chạy. |
B. Nhóm chim bay. |
D. Câu A, C đúng. |
Câu II: Lựa chọn các cụm từ để điền vào chỗ trống. (1 điểm)
Câu 7: (1 điểm) Bảng sau nói về sự phù hợp giữa cấu tạo ngoài và chức năng của thằn lằn bóng đuôi dài, hãy sắp xếp các ý ở cột A cho tương ứng với cột B.
Cột A |
Cột B |
Ý nối |
1. Da khô có vảy sừng bao bọc |
a. Bảo vệ mắt làm mắt không bị khô |
1…… |
2. Cổ dài |
b. Tham gia di chuyển |
2…… |
3. Mắt có mi cử động, có nước mắt |
c. Ngăn cản sự thoát hơi nước |
3…… |
4. Bàn chân có 5 ngón, có vuốt |
d. Phát huy được các giác quan trên đầu |
4…… |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 8 (2 điểm): Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Câu 9 (3 điểm): Đặc điểm chung của thú? Vai trò của thú? Cho ví dụ minh họa.
Câu 10 (1 điểm): Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Khi nói về đặc điểm cấu tạo của thỏ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Thiếu răng nanh.
C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.
D. Không có bóng đái.
Câu 2: Động vật nào dưới đây có con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?
A. Kanguru. |
C. Lạc đà. |
B. Thú mỏ vịt. |
D. Cá voi. |
Câu 3: Khi nói về đặc điểm của cá voi xanh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo.
B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.
C. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều ngang.
D. Có tuyến sữa nhưng vú chưa phát triển.
Câu 4: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ?
A. Chuột chũi và chuột chù.
B. Chuột chù và chuột đồng.
C. Chuột đồng và chuột chũi.
D. Hải li và chuột nhảy.
Câu 5: Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:
Chú thích
1 - ……………..
2 - ……………..
3 - ……………..
4 - ……………..
5 - ……………..
6 - ……………...
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy nối hai cột dưới đây sao cho đúng.
STT |
Đặc điểm cấu tạo ngoài |
Trả lời |
Ý nghĩa thích nghi |
1 |
Da khô, có vảy sừng bao bọc |
1-….. |
A. Tham gia di chuyển trên cạn |
2 |
Có cổ dài |
2-….. |
B. Động lực chính của sự di chuyển |
3 |
Mắt có mí cử động, có nước mắt |
3-….. |
C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ |
4 |
Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu |
4-….. |
D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô |
5 |
Thân dài, đuôi rất dài |
5-….. |
E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng |
6 |
Bàn chân có năm ngón có vuốt |
6-….. |
G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể |
Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
Câu 3 (2,5 điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1.1. Đầu ếch dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối có tác dụng gì?
A. Làm giảm ma sát khi bơi.
B. Rẽ nước khi bơi.
C. Giúp ích định hướng.
D. Giúp ích hô hấp.
1.2. Những đặc điểm nào không phải là của thằn lằn?
A. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
B. Cổ dài.
C. Thân dài, đuôi rất dài.
D. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối.
1.3. Bộ Cá voi có hình dạng cơ thể như thế nào?
A. Hình chữ nhật. |
B. Hình thoi. |
C. Hình tròn. |
D. Hình lục giác. |
1.4. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là của kiểu bay lượn?
A. Cánh đập chậm rãi và không liên tục.
B. Cánh dang rộng mà không đập.
C. Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của các luồng gió.
D. Cả A, B và C.
Câu 2 (1,0 điểm): Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để điền kết quả vào cột trả lời C.
Các lớp động vật có xương sống (A) |
Đặc điểm hệ tuần hoàn (B) |
Trả lời (C) |
1. Lớp cá |
a. Tim 3 ngăn, có vách hụt ngăn tâm nhĩ, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít pha hơn. |
1- |
2. Lớp lưỡng cư |
b. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. |
2- |
3. Lớp bò sát |
c. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. |
3- |
4. Lớp chim |
d. Tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể. |
4- |
e. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu muôi cơ thể là máu pha. |
II. Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của bò sát?
Câu 4 (2,0 điểm): Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
Câu 5 (3,0 điểm): Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Thú. Từ đó đề ra biện pháp bảo vệ các loài thú.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Những lớp động vật có xương sống, đẻ trứng và biến nhiệt là
A. lưỡng cư, cá, chim. |
C. cá xương, lưỡng cư, bò sát. |
B. thú, cá, lưỡng cư. |
D. chim, thú, bò sát. |
Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đặc điểm của nhóm chim nào?
A. Chim bơi. |
C. Chim chạy. |
B. Chim bay. |
D. Chim sống dưới nước. |
Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm gì?
A. Tâm thất có vách hụt.
B. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
C. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
D. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.
Câu 4: Bộ Guốc chẵn gồm những loài có đặc điểm là
A. có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại.
B. có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại.
C. có răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn dài, nhọn để xé mồi.
D. có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có nhiều loài nhai lại.
Câu 5: Máu của chim bồ câu có đặc điểm gì?
A. Máu không pha trộn. |
C. Máu lỏng. |
B. Máu pha trộn. |
D. Máu đặc. |
Câu 6: Có tuyến hôi ở hai bên sườn là đặc điểm của
A. chuột chũi. |
C. chuột cống. |
B. chuột chù. |
D. chuột nhắt. |
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Câu 2 (1,0 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Câu 3 (2,0 điểm):
a) Trình bày vai trò của lớp chim đối với con người.
b) Tại sao trong dạ dày cơ của chim bồ câu hoặc của gà thường có các hạt các sỏi nhỏ?
Câu 4 (3,0 điểm):
a) Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú.
b) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ Thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm?
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)