Đề cương ôn tập Giữa kì 2 GDCD 9 Kết nối tri thức (có lời giải)
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 2 GDCD 9 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 9 Giữa kì 2.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 GDCD 9 Kết nối tri thức (có lời giải)
Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập GDCD 9 Giữa kì 2 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Quản lí thời gian hiệu quả:
+ Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc quản lí thời gian.
+ Cách quản lí thời gian hiệu quả.
- Thích ứng với thay đổi:
+ Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình.
+ Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.
- Tiêu dùng thông minh:
+ Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh.
+ Cách tiêu dùng thông minh.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra - được gọi là
A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.
Câu 2. Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để
A. giải quyết mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
B. tận dụng các cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân.
C. hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra.
D. học hỏi, rèn luyện thêm nhiều kiến thức, kĩ năng mới.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.
B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 5. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã quản lí thời gian thiếu hiệu quả?
Trường hợp. Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn C chỉ xem bài qua loa một chút rồi lại chơi điện tử đến tận khuya, cuối tuần, thường đi chơi cùng các bạn. Thấy vậy, chị V nhắc nhở V cần cố gắng hơn. Khi được chị gái góp ý, bạn C trả lời: “Còn hai tuần nữa em mới thi, chẳng có gì phải vội”.
A. Bạn C.
B. Chị V.
C. Bạn C và chị V.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 6. Nếu là bạn thân của bạn K và B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Trường hợp. Đầu năm học lớp 9, bạn K và bạn B đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn K và bạn B đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn.
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên hai bạn bỏ cuộc, vì có cố gắng cũng không đạt kết quả gì.
C. Chỉ trích, phê bình các bạn gay gắt vì không biết sắp xếp, quản lí thời gian.
D. Khuyên hai bạn nên xây dựng kế hoạch rèn luyện và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
Câu 7. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn A trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
A. Bạn A nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.
B. Bạn A nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.
C. Bạn A nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.
D. Bạn A cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.
Câu 8. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.
Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.
A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.
B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.
C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.
D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.
Câu 9. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 10. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập,… - đó là những thay đổi đến từ phía
A. môi trường.
B. gia đình.
C. chính sách pháp luật.
D. khoa học – công nghệ.
................................
................................
................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
năm 2025
Môn: Giáo dục công dân 9
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Từ câu 1 đến câu 20, ở mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Dựa vào các dữ liệu dưới đây, em hãy xác định thứ tự các bước quản lí thời gian hiệu quả.
(1) Lập kế hoạch.
(2) Thực hiện kế hoạch.
(3) Xác định mục tiêu công việc.
A. (3) → (1) → (2).
B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (1) → (3).
D. (3) → (2) → (1).
Câu 2. “Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân, lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất” - đó là nội dung của bước nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định ý tưởng quản lí thời gian.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
D. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.
Câu 3. Khi thực hiện kế hoạch quản lí thời gian, chúng ra cần
A. trì hoãn các công việc.
B. ôm đồm, làm thật nhiều việc cùng lúc.
C. tuyệt đối không thay đổi kế hoạch đã đề ra.
D. loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng.
Câu 4. Để quản lí thời gian hiệu quả, mỗi người cần
A. xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. không thay đổi kế hoạch trong bất kì trường hợp nào.
C. thực hiện kế hoạch một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc.
D. đề ra mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân.
Câu 5. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.
Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.
A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.
B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.
C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.
D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.
Câu 6. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn A trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
A. Bạn A nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.
B. Bạn A nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.
C. Bạn A nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.
D. Bạn A cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.
Câu 7. Hình ảnh sau đề cập đến thay đổi nào có thể tác động đến cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình?
A. Biến đổi khí hậu.
B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ.
C. Thay đổi chỗ ở, nguồn thu nhập.
D. Sức khỏe bản thân suy giảm.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình?
A. Bão lụt.
B. Lũ quét.
C. Sạt lở đất.
D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 9. Những thay đổi đến từ phía gia đình có thể xảy ra với mỗi cá nhân là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. bão lụt, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét,…
D. sự phát triển của khoa học - công nghệ.
Câu 10. Trước những thay đổi, biến cố trong cuộc sống, chúng ta cần
A. hoảng loạn, cầu cứu mọi người.
B. bình tĩnh, làm chủ cảm xúc.
C. buông xuôi, phó mặc cho số phận.
D. khóc lóc, buồn tủi cho số phận của mình.
Câu 11. Việc thích ứng với những thay đổi sẽ giúp mỗi người
A. vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
B. thu được nhiều lợi ích vật chất.
C. tạo dựng được lối sống tối giản.
D. xây dựng được lối sống “xanh”.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.
C. Trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.
D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 13. Tan học, M và K và Q đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. K đề nghị các bạn dừng xe lại, xuống trú tạm vào gốc cây to bên đường; K góp ý nên tiếp tục đi về nhà và thích thú khi được “tắm mưa”. Trong khi đó, Q lại nói: “Các bạn ơi, tớ nghĩ chúng ta nên đi tiếp, phía trước có một hiệu sách, mình có thể vào đó tạm trú một lát, khi nào hết mưa giông thì hãy về”. Theo em, trong tình huống trên, hành động của bạn nào là đúng?
A. Bạn M.
B. Bạn K.
C. Bạn Q.
D. Bạn M và K.
Câu 14. Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 15. Nhân vật nào dưới đây chi tiêu hợp lí?
A. Chị M có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
B. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch.
C. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm.
D. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đá.
Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về việc chi tiêu hợp lí?
A. Đã nghèo còn mắc cái eo.
B. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
C. Người là vàng, của là ngãi.
D. Có tiền mua tiên cũng được.
Câu 17. Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
Tình huống. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chơi chỉ một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn C và T khuyên K không nên lãng phí như vậy, nhưng K không nghe.
A. Cả ba bạn C, T và K.
B. Hai bạn C và T.
C. Bạn C.
D. Bạn K.
Câu 18. Thu nhập của anh P tương đối cao, nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong tháng, anh thường chi tiêu không kiểm soát, lúc thì mua giày thể thao hàng hiệu, lúc thì đến các nhà hàng, quán café sang trọng để check in, chụp ảnh rồi đăng lên Facebook,… Tới cuối tháng, anh ăn mì tôm cho qua bữa hoặc phải vay thêm tiền của bạn bè, người thân. Nếu là em trai của anh P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Mặc kệ, vì anh P có toàn quyền sử dụng số tiền anh ấy làm ra.
C. Khuyên anh P cứ thoải mái, vì “đời có mấy tý, vui được mấy khi”.
D. Khuyên anh P cần tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những việc cần thiết.
Câu 19. Trong dịp Tết, bạn M nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết M có tiền, các bạn muốn M dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
B. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng các bạn.
C. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
D. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
Câu 20. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.
Từ câu 21 đến câu 22, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21. Xác định tính đúng/ sai của các nhận định sau:
a) Khi có nền tảng tài chính vững chắc, chúng ta có thể loại bỏ mọi khó khăn trong cuộc sống.
b) Trước những biến cố bất ngờ, chúng ta cần làm chủ cảm xúc, giữ thái độ điềm tĩnh, không hoảng hốt.
c) Ngay cả khi có cuộc sống ổn định, chúng ra vẫn cần học tập, rèn luyện những kĩ năng thích ứng với sự thay đổi.
d) Sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, vì vậy, chúng ta cần chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi đó.
Câu 22. Xác định tính đúng/ sai của các nhận định sau:
a) Tiêu dùng thông minh là việc lựa chọn, tìm mua những sản phẩm có giá cả rẻ nhất mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.
b) Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải thông minh hơn trong cách tiêu dùng.
c) Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần học cách tiêu dùng thông minh.
d) Khi chúng ta kiểm soát được việc chi tiêu, biết dùng tiền vào việc mua những thứ cần thiết, hiệu quả, an toàn,… thì sẽ góp phần chủ động về tài chính cá nhân và đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là quản lí thời gian hiệu quả? Việc quản lí thời gian hiệu quả sẽ đem đến những lợi ích nào?
Câu 2 (1,5 điểm). Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ N phải đi làm ăn xa, ở nhà chỉ còn hai anh em N và ông bà.
a. Trường hợp trên đề cập đến thay đổi nào đã xảy ra với gia đình bạn N?
b. Em hãy tư vấn cho bạn N những biện pháp phù hợp để thích ứng với sự thay đổi đó.
................................
................................
................................
Xem thêm đề cương ôn tập GDCD 9 Kết nối tri thức hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)