Top 12 Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án
Top 12 Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án
Để làm tốt bài thi môn Sinh học 9, phần dưới là Top 12 Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm đề kiểm tra 15 phút, đề thi giữa kì, đề thi học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 9.
Top 12 Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án
- Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Giữa kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề kiểm tra, đề thi Sinh học 9 Học kì 1 có đáp án (3 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra 15 phút học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 15 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
1. Nếu mạch khuôn trên một phân tử ADN kép có đoạn trình tự nuclêôtit là: - A – X – T – G – T – T – A - thì đoạn trình tự tương ứng trên mạch bổ sung của ADN này sẽ là:
a. – T – X – A – X – A – A – T -
b. – T – G – A – X – A – A – T -
c. – T – G – T – X – A – A – U -
d. – T – G – X – G – T –G – T -
2. Loại nuclêôtit nào dưới đây có ở cả ADN và ARN?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. A
c. T
d. U
3. Bản chất hóa học của gen người là
a. mARN.
b. prôtêin.
c. ADN.
d. nhiễm sắc thể.
4. mARN có vai trò gì?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin.
c. Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
d. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
5. ARN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học chính, nguyên tố nào dưới đây nằm trong số đó?
a. S
b. N
c. K
d. Mg
6. Quá trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở đâu trong tế bào?
a. Chất tế bào
b. Nhân con
c. Dịch nhân
d. Ti thể
7. Prôtêin hình cầu là ví dụ minh họa cho dạng cấu trúc bậc mấy của prôtêin?
a. Cấu trúc bậc 3
b. Cấu trúc bậc 4
c. Cấu trúc bậc 1
d. Cấu trúc bậc 2
8. Các enzim sinh học có bản chất là gì?
a. Lipit
b. Gluxit
c. Prôtêin
d. Axit nuclêic
9. Ở người, liên kết hiđrô giữa các nuc lêôtit (liên kết bổ sung) không được tìm thấy ở loại axit nuclêic nào dưới đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. tARN
c. ADN
d. mARN
10. ADN có 2 chức năng quan trọng là
a. bảo quản và lưu giữ thông tin di truyền.
b. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
c. vận chuyển axit amin trong quá trình tổng hợp prôtêin.
d. vận chuyển và lưu giữ thông tin di truyền.
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. b. – T – G – A – X – A – A – T - (dựa vào nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại)
2. b. A
3. c. ADN.
4. d. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
5. b. N (5 nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên ARN là C, H, O, N, P)
6. a. Chất tế bào
7. a. Cấu trúc bậc 3 (hình dạng không gian ba chiều do sự cuộn xếp của cấu trúc bậc 2 tạo thành)
8. c. Prôtêin
9. d. mARN (tARN mặc dù có cấu trúc mạch đơn nhưng vẫn có liên kết bổ sung vì chúng cuộn gập để tạo thành các thùy khiến cho hai đoạn của một mạch nằm song song nhau)
10. b. lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 sẽ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là:
a. 15 trội : 1 lặn.
b. 1 trội : 3 lặn.
c. 1 trội : 1 lặn.
d. 3 trội : 1 lặn.
2. Trong mỗi tế bào lưỡng bội ở người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
a. 32
b. 46
c. 24
d. 48
3. Ở kỳ nào của chu kỳ tế bào, chúng ta sẽ quan sát được NST có kích thước bề ngang lớn nhất và điển hình nhất ?
a. Kỳ cuối
b. Kỳ đầu
c. Kỳ giữa
d. Kỳ sau
4. Từ một tế bào ban đầu, khi trải qua 2 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
a. 16
b. 8
c. 2
d. 4
5. Từ một tế bào sinh trứng, sau giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào trứng?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
6. Khi nói về NST, phát biểu nào dưới đây là đúng?
a. Mang gen quy định các tính trạng di truyền
b. Được cấu tạo từ ARN và lipit
c. Là thành phần chính cấu tạo nên chất tế bào
d. Số lượng NST trong mỗi tế bào lưỡng bội phản ánh sự tiến hóa của loài
7. Nhân tố nào dưới đây quy định tính đặc thù của ADN?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. Số lượng nuclêôtit
c. Trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit
d. Thành phần các loại nuclêôtit
8. ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, loại nuclêôtit nào dưới đây không nằm trong số đó?
a. Ađênin (A)
b. Xitôzin (G)
c. Uraxin (U)
d. Timin (T)
9. Nội dung chính của nguyên tắc bán bảo toàn là
a. mỗi mạch của sợi ADN con có một nửa của mẹ, một nửa được tổng hợp mới.
b. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.
c. mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, một mạch của ADN bố.
d. ADN con được tổng hợp mới hoàn toàn.
10. Trong tế bào, quá trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu ở đâu?
a. Bộ máy Gôngi
b. Nhân tế bào
c. Chất tế bào
d. Màng sinh chất
B. Tự luận
1. Trình bày những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân (5 điểm).
2. Một gen có 2400 nuclêôtit. Số nuclêôtit loại G và loại X ở mạch 1 của gen lần lượt là 200 và 500. Hãy cho biết tổng số nuclêôtit loại A của gen này là bao nhiêu? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. d – 3 trội : 1 lặn.
2. b – 46
3. c - Kỳ giữa (NST co ngắn cực đại nên có kích thước bề ngang lớn nhất, dễ nhìn thấy nhất)
4. d. 4 tế bào con (trải qua 1 lần nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo ra 2 tế bào con. 2 tế bào con khi đạt đến kích thước trưởng thành sẽ tiếp tục nguyên phân để tạo thành 4 tế bào con)
5. a – 1 (sau giảm phân, 1 tế bào sinh trứng tạo ra 4 tế bào con nhưng có 3 tế bào tiêu giảm thành thể cực, chỉ còn lại 1 tế bào phát triển thành tế bào trứng)
6. a - Mang gen quy định các tính trạng di truyền
7. a – Tất cả các phương án còn lại
8. c - Uraxin (U) (thành phần cấu tạo nên ARN)
9. b - mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và mạch còn lại được tổng hợp mới.
10. b - Nhân tế bào
B. Tự luận
1. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kỳ của giảm phân:
Các kỳ |
Những diễn biến cơ bản của NST |
|
---|---|---|
Giảm phân 1 |
Giảm phân 2 |
|
Kỳ đầu |
- Các NST bắt đầu xoắn và co ngắn lại - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có thể bắt chéo nhau, sau đó tách rời nhau |
- NST bắt đầu co xoắn cho phép đếm được số lượng NST trong bộ đơn bội |
Kỳ giữa |
- Các NST kép tập trung và xếp thành hai hàng song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
- NST kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào |
Kỳ sau |
- Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào |
- Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn ở tâm động và mỗi NST đơn sẽ tiến về một cực của tế bào |
Kỳ cuối |
- Các NST kép nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một bộ NST đơn bội kép |
- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành, mỗi nhân mang một NST đơn bội dạng đơn |
Trả lời đúng và đủ nội dung kỳ đầu được 2 điểm, các kỳ còn lại, mỗi kỳ được 1 điểm.
2. A tổng = T tổng;
G tổng = X tổng;
A + G (tổng) = T + X (tổng) = 1/2 tổng số nuclêôtit của AND (1/2N)
Ta lại có: theo nguyên tắc bổ sung thì G1 = X2 và X1 + X2 = X tổng = G tổng = 200 + 500 = 700.
Suy ra A tổng = T tổng = 1/2N – G tổng = 1/2.2400 – 700 = 500. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Một gen nằm trên ADN mạch kép có 120 chu kỳ xoắn. Hỏi gen này có bao nhiêu nuclêôtit?
a. 3600
b. 1200
c. 120
d. 2400
2. Gọi A, T, G, X lần lượt là số lượng nuclêôtit các loại tương ứng trên một phân tử ADN mạch kép thì theo nguyên tắc bổ sung, biểu thức nào dưới đây là đúng?
a. A + T = G + X
b. A/X = G/T
c. X + T = A + G
d. X - G = A + T
3. Loại đột biến nào dưới đây không làm thay đổi số lượng các loại nuclêôtit trong gen?
a. Thêm một cặp A - T
b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X
c. Mất một cặp G - X
d. Mất một cặp A – T và thêm 2 cặp G - X
4. Phương pháp nào có thể giúp chúng ta xác định được vai trò của môi trường và kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng?
a. Lai thuận nghịch
b. Nghiên cứu phả hệ
c. Gây đột biến nhân tạo
d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
5. Tính trạng nào dưới đây là tính trạng trội ở người?
a. Lông mi dài
b. Mũi thẳng
c. Răng đều
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
6. Hoocmôn có vai trò gì?
a. Mang gen, quy định các đặc tính lý hóa trong tế bào.
b. Cấu trúc nên các bào quan trong tế bào.
c. Xúc tác cho các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. Một NST có trình tự các gen là XYZT. Sau khi đột biến, NST có trình tự gen là: XYZTZT. Đây là dạng đột biến nào?
a. Đột biến gen
b. Lặp đoạn NST
c. Đảo đoạn NST
d. Mất đoạn NST
8. NST tồn tại thành từng chiếc đơn lẻ trong loại tế bào nào?
a. Tế bào sinh dục sơ khai
b. Tế bào sinh dưỡng
c. Tế bào giao tử
d. Tế bào sinh dục chín
9. Đâu là nguyên nhân chính gây ra đột biến cấu trúc NST?
a. Sự thay đổi cường độ chiếu sáng
b. Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống
c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
d. Những biến đổi trong sinh lý nội bào
10. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua phân tử trung gian, đó là gì?
a. tARN
b. mARN
c. rARN
d. Ribôxôm
B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân (4 điểm)
2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến. Hãy viết đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên trong trường hợp đoạn gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 từ trái sang phải trong đoạn trình tự đang xét. (1 điểm)
3. Vì sao đột biến gen thường là có hại cho bản thân sinh vật? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. d. 2400 (mỗi chu kỳ xoắn trên ADN kép có 20 nuclêôtit. Vậy gen này có: 20.120 = 2400 nuclêôtit)
2. c. X + T = A + G (vì A liên kết với T và ngược lại nên số lượng A = T, tương tự, số lượng G = X nên X + T = A + G)
3. b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X (thay thế nên không làm thay đổi về mặt số lượng)
4. d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh (Vì trẻ đồng sinh có cùng kiểu gen, nếu tính trạng nào đó của chúng có sự sai khác nhau (do sống trong hai điều kiện khác nhau) thì chứng tỏ tính trạng ấy chịu sự chi phối nhiều bởi môi trường và ngược lại)
5. a. Lông mi dài
6. d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. b. Lặp đoạn NST
8. c. Tế bào giao tử (chỉ mang một nửa bộ NST của tế bào sinh dục chín (2n) nên có bộ NST đơn bội (n) nghĩa là các NST tồn tại đơn lẻ)
9. c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
10. b. mARN
B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân
A. Giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào có thoi: NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau (0,25 điểm)
- Đều trải qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối với diễn biến tương tự nhau về trạng thái NST, sự di chuyển của NST qua mỗi giai đoạn (đặc biệt là nguyên phân và giảm phân 2) (0,25 điểm)
B. Khác nhau:
Tiêu chí so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
---|---|---|
Loại tế bào diễn ra |
Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng |
Tế bào sinh dục chín (0,5 điểm) |
Số lần nhân đôi ADN |
1 lần |
2 lần (0,25 điểm) |
Số lần phân bào |
1 lần |
2 lần (0,25 điểm) |
Diễn biến |
- Kì giữa: NST kép tồn tại thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Kì sau: Từ NST kép tách thành 2 NST đơn và mỗi NST đơn tiến về một cực của tế bào - Kì cuối: phân chia tế bào chất, hình thành tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n ở trạng thái đơn |
- Kì giữa 1: NST kép tồn tại thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo (0,5 điểm) - Kì sau 1: mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng sẽ tiến về một cực của tế bào (0,5 điểm) - Kì cuối 1: phân chia tế bào chất, hình thành tế bào con mang bộ NST đơn bội n ở trạng thái kép (0,5 điểm) |
Kết quả |
Từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST giống hệt mẹ (2n) |
Từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST đơn bội (n) (0,5 điểm) |
Ý nghĩa |
Giúp duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể |
Cùng với thụ tinh, giúp duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính (0,5 điểm) |
2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến, sau khi mất cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 thì sẽ có trình tự như sau:
…– T – A– G – T – T – A – G – X – … (0,5 điểm)
Quá trình tổng hợp mARN sẽ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, G liên kết với X, X liên kết với G và T liên kết với A. Theo đó, ta sẽ được đoạn mạch mARN có trình tự như sau:
…– A – U– X – A – A – U – X – G – … (0,5 điểm)
3. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin (quy định tính trạng của cơ thể) (1 điểm)
Tham khảo các Đề thi, đề kiểm tra môn Sinh học 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn học lớp 9 năm học 2023-2024 học kì 1 và học kì 2 được biên soạn bám sát cấu trúc ra đề thi mới Tự luận và Trắc nghiệm giúp bạn giành được điểm cao trong các bài thi lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)