Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt năm 2025
Tài liệu Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt năm 2025
- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử
- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:
Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Ôn tập về từ ngữ
1. Từ tượng hình, từ tượng thanh
1.1. Từ tượng hình
- Là từ gợi dáng vẻ, trạng thái của sự vật; có giá trị gợi hình ảnh và tăng tính biểu cảm cho lời văn.
- Ví dụ:
Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội
Cau thẳng mình dang lá đón mưa rơi.
(Anh Thơ, Mưa)
Từ tượng hình lả lướt gợi hình ảnh những ngọn tre uốn cong, đu đưa tựa như người con gái nghiêng mái đầu duyên dáng dưới làn mưa.
1.2. Từ tượng thanh
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người, có tác dụng gợi âm thanh và tăng tính biểu cảm cho lời văn.
- Ví dụ:
Tiếng lích rích chim sâu trong lá.
(Vũ Quần Phương, Nói với em)
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ.
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
Từ lích rích gợi âm thanh nhỏ, rộn rã của tiếng chim hót; từ ào ào gợi tiếng mưa rơi to và nhanh. Các từ tượng thanh giúp cho sự vật được miêu tả sinh động và khơi gợi được cảm xúc ở người đọc.
2. Từ đa nghĩa và từ đồng âm
2.1. Từ đa nghĩa
- Là những từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa (nghĩa gốc và một hoặc nhiều nghĩa chuyển); các nghĩa này có mối liên hệ với nhau.
- Ví dụ:
Đầu xanh đã tội tình gì?
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ đầu ở câu thơ thứ nhất được dùng với nghĩa gốc (chỉ bộ phận cơ thể người, ở vị trí cao nhất); từ đầu ở câu thơ thứ hai chỉ nơi bắt đầu hoặc phần cao nhất của bức tường. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối liên hệ ở nét nghĩa “phần cao nhất, nơi bắt đầu”.
2.2. Từ đồng âm
- Là những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
- Ví dụ:
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
(Ca dao)
Từ đồng trong câu thơ của Nguyễn Du có nghĩa là một lòng, cùng chung; còn từ đồng trong câu ca dao lại chỉ không gian mặt đất (cánh đồng, đồng bằng), nơi thường trồng cây lương thực (ngô, lúa,...).
3. Thành ngữ, tục ngữ và từ ngữ địa phương
3.1. Thành ngữ
- Thành ngữ là những cụm từ cố định, thường được dùng theo nghĩa bóng bẩy; nghĩa toát lên từ toàn bộ cụm từ; có tác dụng tăng tính hàm súc, tính biểu cảm và sức gợi cho lời văn.
- Ví dụ:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Y Phương, Nói với con)
Trong đoạn thơ trên, thành ngữ lên thác xuống ghềnh gợi cuộc sống nhiều khó khăn, gian nan, thử thách; qua đó làm nổi bật lên nghị lực, lòng can đảm, sức sống mãnh liệt của “người đồng mình”.
3.2. Tục ngữ
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, nhịp nhàng, thường có vần điệu; đúc kết nhận thức, kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội,...
- Ví dụ:
+ Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
+ Con hơn cha là nhà có phúc.
3.3. Từ ngữ địa phương
- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một vài địa phương, theo quy ước của một cộng đồng hẹp. Trong văn bản văn học, sự xuất hiện của lớp từ này có tác dụng nhấn mạnh nét riêng biệt, độc đáo của một miền đất.
- Ví dụ:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn...
(Tố Hữu, Bầm ơi)
Trong đoạn thơ trên, từ mẹ là từ toàn dân, từ bầm là từ địa phương – dùng để gọi mẹ ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng.
4. Từ Hán Việt và điển tích, điển cố
4.1. Từ Hán Việt
- Là những từ mượn từ tiếng Hán (Trung Quốc); trong đó nhiều từ ngữ, đặc biệt là các từ đơn, đã trở thành quen thuộc như từ thuần Việt; một số từ (chủ yếu là từ ghép) vẫn còn gây khó hiểu.
- Từ Hán Việt thường có tác dụng làm tăng tính khái quát và sắc thái cổ kính, trang trọng cho lời văn.
- Ví dụ:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Chính Hữu, Đồng chí)
Các từ Hán Việt tri kỉ, đồng chí có tác dụng thể hiện và nhấn mạnh tình cảm đồng đội thiêng liêng, sâu nặng của những người lính cách mạng; đồng thời thể hiện được cảm hứng ngợi ca và thái độ trân trọng của tác giả.
4.2. Điển tích, điển cố
- Là câu chữ, sự việc hay câu chuyện (mẫu mực, giàu ý nghĩa) được dẫn lại từ sách xưa; có tác dụng làm tăng tính hàm súc, uyên bác, trang nhã, gợi liên tưởng phong phú.
- Ví dụ:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)
(Phạm Ngũ Lão, Thuật hoài)
Vũ hầu là Gia Cát Lượng, danh sĩ thời Tam quốc (Trung Quốc), tài năng xuất chúng; làm quân sư giúp Lưu Bị dựng nên cơ nghiệp, một lòng trung thành, tận tuỵ vì dân, nước,... Tác giả đã sử dụng điển tích, điển cố Vũ hầu để bày tỏ khát vọng lớn lao, cao cả của người trai thời Trần – muốn trả được món nợ với non sông, hiến dâng cuộc đời cho đất nước.
5. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh, sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
5.1. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng, bao gồm bối cảnh trong văn bản (văn cảnh) và bối cảnh ngoài văn bản (người nói, người nghe, thời gian, không gian,...).
- Ngữ cảnh có thể chi phối nghĩa của từ ngữ; đồng thời giúp người đọc có thể hiểu được nội dung biểu đạt của từ ngữ ngay cả khi chưa biết nghĩa của chúng.
5.2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung, thể hiện thái độ, tình cảm của người viết (người nói) đối với đối tượng được nói đến.
- Từ ngữ có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật, suồng sã; tích cực – tiêu cực,... Khi sử dụng, cần có sự cân nhắc, lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh.
- Ví dụ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải)
Ở câu thơ đầu, tác giả đã lựa chọn từ đất nước chứ không sử dụng các từ đồng nghĩa khác như tổ quốc, giang sơn (từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng, tao nhã) vì từ đất nước có sắc thái nghĩa bình dị, gần gũi – phù hợp với hình tượng đất nước Việt Nam hiền hoà, êm đềm, thân thuộc (trong ngữ cảnh).
5.3. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
a. Nghĩa tường minh
- Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
- Ví dụ:
Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
(Tục ngữ)
Câu tục ngữ trên được sử dụng với nghĩa tường minh: đúc rút kinh nghiệm về sự thay đổi thời tiết qua đặc điểm của một loài cỏ.
b. Nghĩa hàm ẩn
- Là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu.
- Ví dụ:
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(Tục ngữ)
Câu tục ngữ trên được sử dụng với nghĩa hàm ẩn: khái quát ảnh hưởng, tác động của môi trường sống, của hoàn cảnh đối với sự hình thành, phát triển tính cách, nhân cách của con người. Nghĩa hàm ẩn này được suy ra từ nghĩa tường minh của câu: ảnh hưởng của đèn – tốt, tích cực (rạng), ảnh hưởng của mực – xấu, tiêu cực (đen).
................................
................................
................................
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)