(Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt) Ôn tập về văn bản
Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt: Ôn tập về văn bản trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
(Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt) Ôn tập về văn bản
- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử
- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:
Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH, QUY NẠP, SONG SONG, PHỐI HỢP
Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản; diễn đạt trọn vẹn một ý; bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu. Dựa vào cách thức tổ chức và triển khai nội dung, có các kiểu đoạn văn cơ bản sau:
1.1. Đoạn văn diễn dịch
- Là đoạn văn triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đặt ở vị trí mở đầu đoạn văn.
- Ví dụ:
Dòng kí ức tuổi thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa – gợi không gian gần gũi, thân thuộc và gắn liền với cuộc đời, với tình yêu thương vô hạn của bà. Bà là người nhóm lên ngọn lửa bằng đôi bàn tay ấp iu cần mẫn và tấm lòng chi chút, nâng niu. Hình ảnh bà hiện về trong nỗi nhớ của người cháu cùng những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó, nhọc nhằn (đói khổ, phải sống xa cha mẹ, khói lửa chiến tranh,...). Nhưng nhờ có bà, cháu vẫn được lớn lên trong tình yêu thương, sự chở che: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa; Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Cuộc đời bà nhiều vất vả, gian nan (Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa) nhưng bà đã vượt qua tất cả bằng sức mạnh của tình yêu thương, nghị lực sống và đức hi sinh. Bà không chỉ nhóm lên
bếp lửa săn sóc cho gia đình mà còn khơi lên ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn con người. Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bà là người giữ lửa và truyền lửa – ngọn lửa thiêng liêng của tình người và niềm tin: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
1.2. Đoạn văn quy nạp
- Là đoạn văn triển khai theo trình tự ngược lại với diễn dịch – đi từ cụ thể đến khái quát. Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.
- Ví dụ:
Thuý Vân mang vẻ đẹp thuỳ mị, dịu dàng, hài hoà cùng tự nhiên (Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da) như hứa hẹn một cuộc sống êm đềm, bình lặng. Trong khi đó, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của một Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà lại khiến cho tạo hoá phải hờn giận, ganh ghét (Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh). Các hình ảnh nhân hoá hoa ghen, liễu hờn gợi liên tưởng về một số phận nhiều sóng gió,... Dưới ngòi bút Nguyễn Du, ngoại hình đã trở thành một phương tiện để bộc lộ tính cách, thậm chí có thể dự báo số phận của từng nhân vật.
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
1.3. Đoạn văn song song
- Là đoạn văn được triển khai bằng các ý cụ thể để làm rõ một chủ đề chung. Các câu trong đoạn văn có vị trí ngang bằng, không có câu chủ đề.
- Ví dụ: Đoạn văn với chủ đề Thế nào là một người bạn tốt?
Tôi còn nhớ câu chuyện về tình bạn Lưu Bình – Dương Lễ, dẫu đã xưa cũ vẫn có sức rung động tâm hồn con người. Người thành đạt đã hết lòng chăm lo, khích lệ người thất bại để bạn tu chí học hành. Vợ yêu chồng, cảm phục nghĩa tình bạn bè sâu nặng nên tự nguyện đảm nhận một “nhiệm vụ” phi thường: thay chồng nuôi bạn! Nếu không có tấm lòng cao cả của vợ chồng Dương Lễ, chắc chắn Lưu Bình không thể vượt qua được những khó khăn chồng chất và có thể sẽ gục ngã trước số phận... Tôi ngưỡng mộ tình bạn của Xcác-lét (Scarlett) và Mê-la-ni (Melanie) trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Ma-gơ-rét Mi-chơ (M. Michell). Vào lúc tất cả mọi người đều ruồng bỏ Xcác-lét thì Mê-la-ni vẫn đứng về phía bạn. Bởi vì Mê-la-ni tin yêu Xcác-lét – người đã ở bên cô lúc sinh nở, bất chấp hiểm nguy khi Át-lan-ta thất thủ, mọi người thân quen đã tản cư hết; đã còng lưng làm lụng để cưu mang gia đình cô,... Vì thế, người phụ nữ dịu hiền này đã dũng cảm đương đầu với dư luận, thậm chí chống lại cả người thân để bảo vệ Xcác-lét. Khi tôi "nhìn thấy” Mê-la-ni ung dung bước qua những ánh mắt dữ dằn, khinh bỉ, cầm tay Xcác-lét và giữ bạn bên cạnh mình suốt cái buổi tối kinh hoàng đó, tôi hiểu thế nào là một người bạn đích thực!
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
1.4. Đoạn văn phối hợp
- Là đoạn văn được triển khai theo trình tự khái quát – cụ thể – tổng hợp (kết hợp diễn dịch và quy nạp). Khi viết đoạn văn tổng – phân – hợp, cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chủ đề được đặt ở vị trí mở đầu và kết thúc đoạn văn.
- Ví dụ:
Ngay từ khổ thơ mở đầu tác phẩm Sang thu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những “tín hiệu” riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay không gian đầy sương móc giá lạnh,... như trong thơ Đường. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc như trong thơ thu Nguyễn Khuyến... Tín hiệu của mùa thu này là hương ổi chín “Phả vào trong gió se". Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế. Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi hương ngọt ngào ấy. Gió đưa làn hương đi khắp nẻo, như để “thông báo" với đất trời, với hồn người một tin vui: mùa thu đang tới! Có thể nói, chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp tinh tế, mơ hồ của khoảnh khắc giao mùa.
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
2. MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT CỦA VĂN BẢN
2.1. Mạch lạc của văn bản
- Mạch lạc là quan hệ về nội dung – sự liền mạch, chặt chẽ của đoạn văn hoặc văn bản.
- Mạch lạc được thể hiện ở sự thống nhất về đề tài và trật tự lô-gíc giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn trong văn bản.
2.2. Liên kết của văn bản
- Liên kết là quan hệ về hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản.
- Liên kết được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ nối, từ ngữ thay thế, từ ngữ được lặp lại,...
3. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
3.1. Cách dẫn trực tiếp
- Cách dẫn trực tiếp là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn,... của một văn bản gốc vào văn bản mới. Phần trích dẫn trực tiếp cần đặt trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ: Mong mỏi bao trùm cả cuộc đời nàng là “cái thú vui nghi gia nghi thất", vợ chồng sum họp, con cái đề huề, được làm vợ, làm mẹ.
(Nguyễn Đăng Na, "Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người)
3.2. Cách dẫn gián tiếp
- Cách dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng từ văn bản gốc và diễn đạt lại; phần dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ: Lục Vân Tiên tung hoành ngang dọc phá tan những trùng vây mịt mùng của đám cướp hung ác, dữ tợn để cứu giúp dân lành.
(Bài làm của học sinh)
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)