(Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt) Ôn tập về các biện pháp tu từ
Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt: Ôn tập về các biện pháp tu từ trong bộ Chuyên đề ôn thi Văn vào lớp 10 năm 2025 đầy đủ lý thuyết và bài tập đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
(Ôn thi Văn vào lớp 10 phần Tiếng Việt) Ôn tập về các biện pháp tu từ
- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 có lời giải chi tiết:
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử
- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2024 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:
Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH, NHÂN HOÁ, ẨN DỤ, HOÁN DỤ
1.1. So sánh
- Là biện pháp tu từ đối chiếu sự vật, sự việc này (A) với sự vật, sự việc khác (B) trên cơ sở quan hệ tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- So sánh vừa giúp cho việc miêu tả các sự vật, sự việc cụ thể, sinh động vừa có tác dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Ví dụ:
+ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.
(Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết)
Bằng từ ngữ, hình ảnh so sánh (như giọt sữa), tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự ngọt lành, ấm áp của những giọt sương trong buổi bình minh mùa xuân. Dường như chúng nuôi dưỡng và tô điểm cho cây lá thêm xanh non, tươi tốt,...
+
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,...
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
Nhà thơ đã sáng tạo các hình ảnh so sánh mới lạ, độc đáo để diễn tả niềm hạnh phúc lớn lao, kì diệu khi được trở về với nhân dân – như nai tìm về với dòng suối mát lành, thân thuộc; như cỏ hoa, cánh én giữa mùa xuân,... Qua đó, Chế Lan Viên khẳng định nhân dân là cội nguồn nuôi dưỡng, bao bọc, chở che người nghệ sĩ.
1.2. Nhân hoá
- Nhân hoá là biện pháp tu từ dùng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người để gọi hoặc tả các đồ vật, con vật, cảnh vật,... khiến chúng trở nên sinh động, có sức sống và gần gũi với con người.
- Ví dụ:
+
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Giấy, nghiên vốn là những đồ vật vô tri vô giác lại được miêu tả với những trạng thái cảm xúc của con người (buồn, sầu). Biện pháp tu từ nhân hoá khiến cho các đồ vật ấy trở nên có hồn, như cũng biết đồng cảm, sẻ chia tâm trạng buồn bã, xót xa, sầu tủi của con người,...
+ Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Biện pháp tu từ nhân hoá khiến cho hình ảnh bầu trời hiện lên thật sống động, gần gũi, ấm áp. Trời thu trong trẻo, tươi sáng như vừa khoác lên màu áo mới tinh khôi; như gương mặt tươi tắn, trẻ trung, rạng rỡ, tràn ngập niềm vui. Đó cũng là tấm gương phản chiếu tâm trạng hân hoan của con người giữa mùa thu chiến thắng, hoà bình.
1.3. Ẩn dụ
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm vì giống so sánh ở chỗ đối chiếu hai sự vật, hiện tượng trên cơ sở quan hệ tương đồng nhưng khác ở chỗ: trong phép ẩn dụ chỉ có vế B xuất hiện, còn vế A ẩn. Người đọc cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm nổi bật của đối tượng B để hiểu A. Ẩn dụ là biện pháp tu từ có sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu thơ, câu văn.
- Ví dụ:
+ Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để miêu tả, ngợi ca nhan sắc của Thuý Kiều: đôi mắt sáng trong, long lanh như nước mùa thu; nét mày tươi thắm như núi mùa xuân. Từ đó, gợi được vẻ đẹp tâm hồn phong phú, sâu sắc của nàng.
+ Về thăm nhà Bác, làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu, Về thăm nhà Bác)
Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ thứ hai gợi sự bừng nở và sắc đỏ của bông hoa râm bụt như ngọn lửa thắp lên làm cho cảnh vật thêm sinh động, giàu sức sống.
1.4. Hoán dụ
- Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả và tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Hình ảnh áo chàm (màu sắc đặc trưng của trang phục) được nhà thơ sử dụng để miêu tả đồng bào các dân tộc vùng cao Việt Bắc. Biện pháp tu từ này vừa gợi cảnh chia tay xúc động giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vừa thể hiện được tình cảm gắn bó, thân thương giữa kẻ ở người đi.
2. BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ, NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
2.1. Nói quá
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất,... của đối tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Ví dụ:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Lối miêu tả cường điệu, phóng đại được tác giả sử dụng để ca ngợi lực lượng hùng hậu và sức mạnh lay chuyển đất trời của nghĩa quân Lam Sơn.
2.2. Nói giảm nói tránh
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,... của đối tượng hoặc không trình bày trực tiếp điều muốn nói để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ: Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Lối nói giảm nói tránh (anh về đất) không chỉ làm vợi bớt nỗi đau mất mát mà còn có giá trị khẳng định, ngợi ca sự bất tử của những người lính hi sinh vì Tổ quốc. Linh hồn các anh trở về với đất mẹ và sẽ trường tồn cùng sông núi.
3. BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH VÀ ĐIỆP VẦN
3.1. Chơi chữ
- Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo, nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. Một số cách chơi chữ thường gặp: dùng từ đồng âm; dùng từ gần âm; dùng lối điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
- Ví dụ: Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Tác giả đã sử dụng lối dùng từ gần âm (tài – tai) để khái quát một thực trạng bất công, phi lí trong xã hội phong kiến (người có tài thường bị vùi dập, hãm hại) và bày tỏ niềm cảm thương dành cho những kiếp người tài hoa mà bất hạnh.
3.2. Điệp thanh
- Là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại; có tác dụng tăng tính nhạc và hiệu quả diễn đạt của lời văn.
- Ví dụ: Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)
Câu thơ đầu lặp lại nhiều thanh trắc (phận, thấp, chí, khí, uất) gợi cảm giác nặng nề, đau đớn; câu thứ hai lặp lại toàn thanh bằng thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình và chất tài tử, cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Tản Đà.
3.3. Điệp vần
- Là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng; có tác dụng tăng tính nhạc, giá trị biểu đạt và hiệu quả thẩm mĩ cho lời thơ.
- Ví dụ: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
(Tố Hữu, Em ơi... Ba Lan...)
Các vần được điệp lại (an, ương, ăng) tạo nên giai điệu êm đềm, trong trẻo, tươi tắn; gợi được vẻ đẹp đầy chất thơ của đất nước Ba Lan và thể hiện tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng của tác giả.
4. BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP NGỮ, ĐẢO NGỮ, CÂU HỎI TU TỪ
4.1. Điệp ngữ
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại có ý thức một đơn vị từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý hoặc gợi những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe.
- Ví dụ: + Còn non còn nước còn dài,
Còn về còn nhớ đến người hôm nay.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ còn được lặp lại (5 lần) có tác dụng thể hiện tình cảm thiết tha, sâu nặng, thuỷ chung của Thuý Kiều dành cho Kim Trọng.
+ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Việc lặp lại các cụm từ một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được đã tạo cho những câu văn trên một giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng; đã nhấn mạnh tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu bền bỉ, phi thường của nhân dân ta. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, xứng đáng được hưởng quyền tự do, độc lập.
4.2. Đảo ngữ
- Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi trật tự thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm, hoạt động, trạng thái,... của đối tượng cần miêu tả và bộc lộ cảm xúc, thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết).
- Ví dụ: + Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương, Thương vợ)
Biện pháp tu từ đảo ngữ trong hai câu thơ trên (đảo lặn lội, eo sèo lên đầu câu) đã nhấn mạnh nỗi nhọc nhằn, cơ cực của người phụ nữ phải một mình đương đầu với những vất vả, gian nan để kiếm sống, nuôi chồng nuôi con.
Đồng thời, nhà thơ cũng thể hiện sự thấu hiểu, xót xa, cảm thương dành cho người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó.
+ Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
(Bàng Bá Lân, Cổng làng)
Biện pháp tu từ đảo ngữ (đảo lơ lửng, véo von) được tác giả sử dụng để nhấn mạnh những hình ảnh, âm thanh trong trẻo, tươi vui của mây, tiếng chim hót trong buổi bình minh nơi làng quê.
4.3. Câu hỏi tu từ
- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc.
- Ví dụ: Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ đã thể hiện được nỗi xót xa, thương cảm cho những con người tài hoa mà lỡ thời và bày tỏ niềm bâng khuâng, nhớ tiếc của nhà thơ về một nét đẹp văn hoá truyền thống đã bị mất đi.
Xem thử Bộ đề thi vào 10 Văn 2025 Xem thử Đề thi thử vào 10 Văn 2025 Xem thử Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCM Xem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng
Xem thêm các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2025 có đáp án hay khác:
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)