(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Kỹ năng Atlat
Chuyên đề Kỹ năng Atlat trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT môn Địa Lí đạt kết quả cao.
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Kỹ năng Atlat
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Các bước đọc Atlat Địa lí Việt Nam
- Bước 1: Tìm hiểu rõ cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam: trình bày từ phần chung đến phần riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ tự nhiên đến dân cư, kinh tế; từ cả nước đến các vùng.
- Bước 2: Tìm hiểu rõ các ký hiệu trong Ký hiệu chung của Atlat Địa lí Việt Nam; biết đọc các bảng chú giải của Atlat, vận dụng phù hợp trong từng câu hỏi.
- Bước 3: Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lý trên Bản đồ.
- Bước 4: Đọc kĩ câu hỏi và nội dung bài học để tìm đúng trang Atlat chứa nội dung thông tin cần trả lời và bài học.
- Bước 5: Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh trong Atlat để bổ sung kiến thức về địa lý cho bài học.
- Bước 6: Tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lý qua các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả nhất.
1. Nắm vững cấu trúc Atlat
Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cấu trúc Atlat Địa lý như Atlat cung cấp thông tin gì, giúp làm những dạng bài tập gì... Khi nắm rõ cấu trúc Atlat, các bạn sẽ tìm kiếm thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian để làm các câu hóc búa hơn.
Theo đó, Atlat Địa lý gồm các nội dung như sau:
+ Trang 3: Hệ thống lại các kí hiệu bản đồ dùng trong Atlat.
+ Trang 4, 5: Thể hiện phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trang 6 – 16: Là những kiến thức thuộc phần Địa lý tự nhiên.
+ Trang 17 – 18: Kiến thức thuộc chương Địa lý dân cư.
+ Trang 19 – 28: Tóm tắt kiến thức về các ngành kinh tế. Cụ thể: Kinh tế chung ở trang 19; kinh tế nông nghiệp trang 20, 21, 22; kinh tế công nghiệp trang 23, 24; các ngành dịch vụ trang 25 – 28.
+ Trang 29 – 34: Địa lý các vùng kinh tế.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Cà Mau.
B. Điện Biên.
C. Hà Giang.
D. Gia Lai
=> Căn cứ vào Atlat, thí sinh có thể dễ dàng thấy được đáp án đúng là A. Cà Mau
2. Hiểu rõ các kí hiệu
Trong Atlat, ký hiệu được sử dụng rất nhiều vì thế thí sinh cần nắm chắc các ký hiệu như tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp, ký hiệu khoáng sản, địa hình... để vận dụng tốt, tránh nhầm lẫn.
Xem trang 1 Atlat
3. Khái thác biểu đồ có trong Atlat
Thường mỗi bản đồ về dân cư, ngành kinh tế sẽ có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn, miền) thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp…), về cơ cấu, về xu hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế... Thí sinh cần biết cách khai thác biểu đồ để trả lời câu hỏi cũng như giảm tải nội dung lý thuyết cần ghi nhớ.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat địa lý trang 30, biểu đồ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2005-2007. Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tỷ trọng GDP thấp nhất
C. Tỷ trọng GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tỷ trọng lớn nhất
=> Với cách khai thác Atlat bạn có thể dễ dàng nhận thấy đáp án là B.
4. Những câu hỏi có thể dùng Atlat
- Ngoài các câu hỏi nêu trực tiếp dùng Atlat để trả lời, các câu hỏi yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế,... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời.
- Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlat, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong sách giáo khoa.
5. Những câu hỏi yêu cầu dùng nhiều bản đồ trong Atlat
- Những câu hỏi chỉ đích danh việc dùng Atlat trang nào thì thí sinh có thể chỉ cần dùng 1 bản đồ ở trang đó. Nhưng cũng có những câu hỏi khó hơn cần dùng nhiều trang bản đồ để trả lời.
Ví dụ: Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, bạn không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...
Lưu ý chung:
- Trắc nghiệm môn Địa lý chắc chắn sẽ có phần sử dụng Atlat, thí sinh cần nắm rõ phần này để không mất thời gian làm bài vì thời gian hạn hẹp
- Có thể làm các câu Atlat sau cùng để không phải đóng mở Atlat nhiều lần, mất thời gian
- Trang mục lục ở cuối quyển Atlat cho ta biết trang bản đồ cần tìm. Thay vì mở từng trang xem ở đâu, thí sinh có thể mở mục lục tìm cho nhanh
- Đọc kỹ ghi chú trong Atlat
- Lưu ý đến các biểu đồ, lát cắt kèm theo bản đồ cùng trang để nắm số liệu dễ dàng hơn.
Ví dụ: Căn cứ Atlat trang 13, cho biết đỉnh Phu Luông cao bao nhiêu? Nếu quan sát lát cắt bên dưới phía trái bản đồ sẽ thấy núi Phu Luông cao 2.985m (trong khi đó nếu tìm trên bản đồ sẽ mất thời gian và cũng khó để nhìn số chi tiết độ cao).
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết quốc gia nào sau đây không tiếp giáp với biển Đông?
A. Mianma.
B. Malaysia.
C. Philippin.
D. Brunây
Câu 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Đà Nẵng.
C. Vũng Tàu.
D. Khánh Hòa
Câu 3. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Quảng Ninh.
B. Sơn La.
C. Cao Bằng.
D. Điện Biên.
Câu 4. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết thành phố nào sau đây là đô thị trực thuộc tỉnh?
A. Biên Hòa.
B. Cần Thơ.
C. Hà Nội.
D. Tp. Hồ Chí Minh.
Câu 5. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cao nguyên Đăk Lăk có độ cao trung bình so với mực nước biển là
A. 500m-1000m.
B. 1000m-1500m
C. dưới 1000m.
C. 200m-500m.
Câu 6. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta?
A. Phan Xi Păng.
B. Ngọc Linh.
C. Tây Côn Lĩnh.
D. Chư Yang Sin.
Câu 7. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình tháng luôn dưới 200C?
A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B. Biểu đồ khí hậu SaPa.
C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ.
D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
Câu 8. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?
A. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.
B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.
D. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
Câu 9. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ các vùng núi)
D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.
Câu 10. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Nghệ An thuộc vùng khí hậu nào dưới đây?
A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
C. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
D. Vùng khí hậu Nam Bộ.
Câu 11. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết sông Krông Pơkô thuộc lưu vực sông nào sau đây?
A. Lưu vực sông Thu Bồn.
B. Lưu vực sông Đồng Nai.
C. Lưu vực sông Ba (Đà Rằng).
D. Lưu vực sông Mê Kông.
Câu 12. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy theo hướng tây bắc – đông nam?
A. Đông Triều.
B. Sông Gâm.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Bắc Sơn.
Câu 13. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chạy theo hướng vòng cung?
A. Hoàng Liên Sơn.
B. Đông Triều.
C. Tam Đảo.
D. Con Voi.
Câu 14. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dãy núi LangBiang có độ cao là
A. 2167m.
B. 1637m.
C. 2287m.
D. 2405m.
Câu 15. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, khu vực đồi núi Trường Sơn Nam theo lát cắt địa hình từ A đến B (A-B) có đặc điểm địa hình là
A. thấp dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phía biển.
B. cao dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phía biển.
C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, sườn dốc về phía biển.
D. thấp dần từ đông sang tây, sườn dốc về phía đông.
................................
................................
................................
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều