(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Chuyên đề Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT môn Địa Lí đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế trên thế giới

I. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Sự phân chia thành các nhóm nước

     - Trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước chia thành nhóm nước: nước phát triển và nước đang phát triển

     - Các chỉ tiêu để phân chia: GNI/người, cơ cấu kinh tế theo ngành, HDI.

     - Các nước phát triển có GNI/người cao lớn, HDI rất cao và cao, cơ cấu kinh tế theo ngành tiến bộ.

     - Các nước đang phát triển ngược lại.

2. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

     - Quy mô GDP/người có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm nước: các nước phát triển có GDP lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô toàn cầu, nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

     - Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác biệt:

     + Nhóm nước phát triển: khu vực I thấp nhất, khu vực III cao nhất >>> đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, hướng đến nền kinh tế tri thức. Các nước tiến hành công nghiệp hóa sớm, đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.

     + Nhóm nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Hầu hết các nước tiến hành công nghiệp hóa muộn.

     - Trình độ phát triển kinh tế: Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao, tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao. Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang bắt đầu chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao

     - Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội: nhóm nước phát triển có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, cơ cấu dân số già, quá trình đô thị hóa diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí cao, chất lượng cuộc sống cao, tuổi thọ trung bình, chỉ số HDI cao hơn nhóm nước đang phát triển.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Toàn cầu hóa kinh tế

II. TOÀN CẦU HÓA

1. Khái niệm

     Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực trên thế giới về hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động... Từ đó tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế nhằm hướng tới nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.

2. Biểu hiện

     - Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động,... giữa các nước ngày càng dễ và mở rộng phạm vi. Các hợp tác đa phương, song phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết ...

     - Thương mại thế giới phát triển mạnh:

     + Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. + Thương mại điện tử phát triển mạnh, mở rộng thị trường khắp thế giới

     + WTO - World Trade Organization gồm 164 thành viên, chiếm 95% hoạt động thương mại thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. Việt Nam là thành thứ 150 (2007) của WTO.

     + Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày mở rộng phạm vi, mọi lĩnh vực và tăng nhanh về quy mô. Dịch vụ chiếm tỉ lệ đầu tư ngày càng lớn nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh:

     + Nhờ mạng viễn thông điện tử, mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới.

     + IMF - International Monetary Fund và WB - World Bank ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, đời sống kinh tế - xã hội các nước.

     - Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

3. Hệ quả

     - Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa phát triển và tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

     - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

     - Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và nhiều vấn đề cần giải quyết trong từng quốc gia và giữa các nước.

4. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

     - Tạo cơ hội để các nước tiếp cận: nguyên liệu, vốn, công nghệ, thị trường...

     - Tạo khả năng tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

     - Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách tiếp cận thị trường, cải cách kinh tế, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm...

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực hóa kinh tế

III. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Khái niệm

     Khu vực hóa kinh tế là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.

2. Biểu hiện

     - Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

     - Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển. Các tổ chức đã hình thành:

     + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ - NAFTA

     + Liên minh Châu Âu - EU

     + Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN

     + Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương - APEC

     + Thị trường chung Nam Mĩ - MERCOSUR

3. Hệ quả

     - Tích cực:

     + Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

     + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong và ngoài khu vực.

     + Góp phần bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.

     + Thúc đẩy quá trình mở cửa của thị trường từng nước → tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn → thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.

     - Tiêu cực: đặt ra nhiều vấn đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia...

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

IV. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

Đặc điểm toàn cầu hóa

Cơ hội

Thách thức

1. Tự do hoá thương mại

Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.

2. Cách mạng khoa học- công nghệ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.

3. Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường

Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng xấu, mất bản sắc dân tộc.

5. Toàn cầu hoá công nghệ

Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.

Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.

6. Tiếp nhận đầu tư kinh tế

Phát triển kinh tế nhanh, tạo việc làm và nguồn thu ngoại tệ

Ô nhiễm môi trường trầm trọng, tài nguyên cạn kiệt, phụ thuộc nước phát triển

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Một số tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới

V. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.

Tổ chức

Năm thành lập, số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Liên Hợp Quốc

- Thành lập 24/10/1945

- Năm 2020 có 193 thành viên

- Duy trì hòa bình an ninh Quốc tế.

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các Quốc gia.

- Thực hiện hợp tác Quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề.

- Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố

- Bảo vệ người tị nạn.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

- Thành lập năm 1945

- Năm 2020 có 190 thành viên

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu

- Đảm bảo sự ổn định tài chính - Tạo thuận lợi tăng trưởng bền vững, giảm nghèo

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu

- Hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước

Tổ chức Thương mại Thế giới

- Thành lập 1995

- Năm 2020 có 164 thành viên

- Thiết lập, duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch

- Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân

-  Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO

- Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- TBD

- Thành lập 11/1989.

- Năm 2020 có 21 thành viên

- Thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực

- Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á – TBD

- Hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Nhóm các nước đang phát triển không có đặc điểm chung nào sau đây về phát triển kinh tế - xã hội?

A. GDP bình quân đầu người cao.

B. Chỉ số HDI ở mức thấp.

C. GDP bình quân đầu người thấp.

D. Nợ nước ngoài còn nhiều.

Câu 2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực III thấp.

B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có tác động nào sau đây?

A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.

B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.

C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Thương mại và du lịch.

B. Nông nghiệp và công nghiệp.

C. Công nghiệp và dịch vụ.

D. Dịch vụ và nông nghiệp.

Câu 5. Dựa trên cơ sở nào để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm nước phát triển và đang phát triển?

A. Đặc điểm tự nhiên; dân cư, xã hội.

B. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. Đặc điểm tự nhiên, người lao động.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

B. Chỉ tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ.

C. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

Câu 7. Người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển do

A. chủ yếu ăn thức ăn nhanh.

B. chất lượng cuộc sống cao.

C. nguồn gốc gen di truyền.

D. chế độ phúc lợi xã hội tốt.

Câu 8. Hiện nay, nhân tố có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là

A. tài nguyên và lao động.

B. giáo dục và văn hóa.

C. khoa học và công nghệ.

D. vốn đầu tư và thị trường.

Câu 9. GNI/người phản ánh điều nào sau đây?

A. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh.

B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.

C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước.

D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước.

Câu 10. Cơ cấu kinh tế là tập hợp

A. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.

B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.

C. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.

D. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.

Câu 11. Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là

A. vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

B. xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu.

C. sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nước.

D. sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

Câu 12. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?

A. Sự phát triển kinh tế không đều của các khu vực.

B. Những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội.

C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết.

D. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu hóa.

Câu 13. Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước.

C. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới.

D. Giúp nền kinh tế phát triển năng động.

Câu 14. Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa về kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

Câu 15. Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của các công ti đa quốc gia?

A. Có hơn 80 nghìn công ti đa quốc gia khác nhau.

B. Chiếm khoảng 30% tổng giá trị GDP của thế giới.

C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.

D. Chiếm khoảng 2/3 trong buôn bán của quốc tế.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học