(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia

Chuyên đề Địa lý các khu vực và quốc gia trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT môn Địa Lí đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Mĩ La-tinh

I. KHU VỰC MĨ LA-TINH

1. Vị trí địa lí

     - Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km.

     - Lãnh thổ khu vực bao gồm: Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ; các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi

     - Tiếp giáp: Hoa Kỳ, với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn.

     - Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma. Vùng ven biển phía tây của khu vực nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương.

     - Ảnh hưởng:

+ Thiên nhiên đa dạng, phân hoá rõ rệt thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển, đa dạng các hoạt động sản xuất, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và tiếp thu các nền văn hoá từ bên ngoài.

     + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tại như: núi lửa, động đất, sóng thần.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Tiêu chí

Đặc điểm

Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình, đất đai

- Đa dạng, phức tạp

- Địa hình:

+ Phía tây: núi cao (trẻ), sơn nguyên.

+ Phía đông: núi thấp, sơn nguyên, đồng bằng.

+ Vùng biển: có nhiều đảo.

- Đất đai: Có nhiều loại đất phù sa, đất feralit.

Phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.

Thiên tai, việc xây dựng các tuyến giao thông, phát triển du lịch khó khăn.

Khí hậu

- Đặc điểm chung: nóng ẩm, phân hóa đa dạng nhiều đới, kiểu khác nhau.

- Các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Phát nông nghiệp nhiệt đới trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

Một số khu vực khắc nghiệt, bão, lũ, ngập lụt.

Sông hồ

- Sông: có nhiều sông lớn, dài, phần lớn nhiều nước quanh năm.... Các con sông lớn: A-ma-dôn, Pa-ra-ma, Ô-ri-nô-cô,....

- Hồ: nhỏ, ở độ cao lớn, nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà... Các hồ như Ni-ca-ra-gua, Ti-ti-ca-ca,...

Phát triển thủy điện, giao thông, thủy lợi sản xuất, du lịch.

Lũ lụt

Sinh vật

- Có diện tích rừng lớn nhất Thế giới.

- Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới ẩm nguyên sinh lớn nhất thế giới.

- Thực vật rất đa dạng....

- Động vật rất phong phú, nhiều loài đặc hữu...

Cung cấp gỗ, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường.

Nạn phá rừng, khai thác rừng quá mức.

Khoáng sản

- Phong phú về chủng loại như sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc, bô xít, chì, kẽm...

Phát triển công nghiệp, xuất khẩu.

Cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.

3. Dân cư

3.1. Đặc điểm

     - Đông dân, 652 triệu người (năm 2020).

     - Tăng nhanh

     - Đang có xu hướng giảm.

→ Đem lại lao động dồi dào, thị trường lớn nhưng gây sức ép lên sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

     - Đa dạng chủng tộc bậc nhất thế giới.

→ Góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán. Nhưng gây ra sự bất đồng về ngôn ngữ, chủng tộc.

     - Cơ cấu dân số vàng, thay đổi theo hướng già hóa.

Có lực lượng lao động đông đảo. Nhưng dẫn đến tình trạng thiếu lao động tương lai, chi phí cho phúc lợi xã hội lớn.

     - Dân cư tập trung ở eo đất Trung Mỹ, các đảo ở vịnh Mê-hi-cô.

Những nơi tập trung đông dân có kinh tế phát triển, lực lượng lao động có trình độ. Ngược lại, những nơi dân cư thưa thớt sẽ ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế.

 4. Kinh tế

     - Quy mô GDP:

     + Chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (Năm 2020), có sự chênh lệch rất lớn giữa các quốc gia.

     + Nền kinh tế khu vực còn phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài, một số quốc gia trong khu vực có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP.

     + Nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.

     - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng GDP còn chậm và không đều.

     - Cơ cấu kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Một số nước có cơ cấu kinh tế tương đương các nước phát triển.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Liên minh Châu Âu (Eu)

II. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

1. Quy mô

     - Các nước sáng lập: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

     - 1993, với Hiệp ước Ma-xtrich, tên gọi Liên minh châu Âu ra đời.

     - Số lượng thành viên: 27 (2021).

2. Mục tiêu

     - Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, dịch vụ, con người, được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

     - Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại.

     - Thúc đẩy sự thống nhất châu Âu, góp phần vào việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

3. Thể chế hoạt động

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Liên minh Châu Âu (Eu)

4. Vị thế trong nền kinh tế thế giới

     - Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

     - Trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới.

     - Trung tâm khoa học

     - công nghệ hàng đầu thế giới.

5. Biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực

5.1. Xây dựng một thị trường chung EU thống nhất, bền vững

     - Hàng hóa: được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU.

     - Dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như vận tải, giao thông vận tải,...

     - Tiền vốn: cho phép di chuyển các khoản đầu tư, mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối,...

      - Con người: công dân EU có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên để sinh sống, làm việc, học tập,....

5.2. Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)

     - Hiện nay có 19 nước sử dụng.

5.3. Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ

     - Cơ quan Không gian châu Âu (ESA):

     + Có 17 thành viên.

     + Nhiệm vụ: đưa vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.

     + Sân bay vũ trụ đặt tại Pháp.

     - Hợp tác sản xuất máy bay.

5.4. Liên kết vùng châu Âu

     - Dùng để chỉ 2 khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân của các quốc gia khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về nhiều mặt. Năm 2020, EU có 158 liên kết vùng đang hoạt động.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Đông Nam Á

III. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

1. Vị trí địa lý

     - Số quốc gia: 11

     - Diện tích: khoảng 4,5 triệu km

     - Gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

     - Đặc điểm:

     + Phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu.

     + Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á.

     + Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

     + Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.

     + Nằm ở khu vực có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

     + Nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn.

     + Nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn.

Ảnh hưởng:

     - Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế, đa dạng về văn hóa, xã hội, tự nhiên đa dạng, phong phú.

     - Khó khăn: thiên tai, chịu ảnh hưởng của các cường quốc.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình

     - Địa hình đồi núi: chiếm diện tích lớn.

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á hải đảo

Nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam: Trường Sơn, Tan, A-ran-ca,... Các cao nguyên rộng nằm xen kẽ với các dãy các núi: San, Xiêng Khoảng,...

Chủ yếu là núi trẻ với nhiều hướng khác nhau và có nhiều núi lửa đang hoạt động. Đất feralit là chủ yếu, tập trung thành vùng rộng lớn.

     - Địa hình đồng bằng: Các đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa và có các đồng bằng ven biển.

     - Địa hình bờ biển: Rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, bãi cát,....

Ảnh hưởng:

     - Thuận lợi:

+ Khu vực đồi núi: trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan để phát triển du lịch.

     + Khu vực đồng bằng: giao thương thuận lợi, trồng lúa nước và cây hằng năm,...

     - Khó khăn:

     + Vùng núi cao: giao thông vận tải gặp nhiều trở ngại.

     + Vùng trũng thấp: dễ ngập úng, chịu tác động của thủy triều → Hoạt động kinh tế khó khăn.

2.2. Khí hậu

     Phân hoá đa dạng với các đới và kiểu khí hậu khác nhau:

     - Cận nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

     - Các khu vực núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

→ Ảnh hưởng:

     - Thuận lợi:

+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm.

+ Tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới phát triển quanh năm.

     - Khó khăn:

     + Một số khu vực xảy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...

     + Gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt.

2.3. Sông ngòi

     - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước: sông Mê Công, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,...

     - Hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa.

     - Có nhiều hồ, giữ vai trò quan trọng: Biển Hồ.

→ Ảnh hưởng:

     - Thuận lợi:

     + Phát triển giao thông đường thủy

     + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

     + Tạo cảnh quan cho du lịch

     + Sông: có giá trị thủy điện

     + Hồ: điều tiết nước, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng

     - Khó khăn: Vào mùa mưa: sông gây lũ lụt. Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

2.4. Sinh vật

     - Tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng

     - Diện tích lớn, chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.

     - Tính đa dạng sinh học cao, thành phần loài đa dạng.

→ Ảnh hưởng:                     

     - Thuận lợi:

     + Khai thác và chế biến lâm sản, du lịch.

     + Rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

     - Khó khăn:

     + Chú ý tới bảo vệ môi trường.

     + Đảm bảo đa dạng sinh học.

3. Dân cư, xã hội

     - Số dân đông và tăng nhanh.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao.

     - Cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng già hóa.

     - Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển

     - Tỉ lệ dân thành thị chưa cao (>49%, năm 2020).

Ảnh hưởng:                     

     - Thuận lợi: tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

     - Khó khăn: gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,...

     - Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống → Tạo nên một nền văn hoá đa dạng và giàu bản

     - Chỉ số HDI có xu hướng tăng và khác nhau ở mỗi nước.

     - Có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng như Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kito giáo.

Chú ý: 3 quốc gia có cộng đồng cư dân theo Hồi giáo chiếm tỷ lệ cao (Indonesia: 88%, Malaysia: 60,4%, Brunei Darussalam: 67%) và Hồi giáo trở thành hệ tư tưởng chi phối đời sống văn hóa xã hội. Văn hóa Philippines mang một sắc màu riêng của Công giáo,

4. Kinh tế

4.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

     - Quy mô GDP tăng khá nhanh. Indonesia có GDP cao nhất khu vực.

     - Nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới.

     - Cơ cấu kinh tế của hầu hết các quốc gia đang chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH.

     - Giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển cũng như đang đối mặt với nhiều thách thức.

4.2. Các ngành kinh tế

a) Nông nghiệp

     - Điều kiện phát triển: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

     - Vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

     - Xu hướng phát triển:

     + Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

     + Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

     - Một số ngành tiêu biểu:

Ngành tiêu biểu

Đặc điểm

Trồng trọt

- Có vai trò chủ đạo.

- Cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Lúa gạo là cây lương thực chính.

- Các cây công nghiệp: cao su, cà phê, dừa, mía

- Cây ăn quả của nguồn gốc nhiệt đới như xoài, chuối, nhãn, vải,...

- Đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

- Thái Lan, Việt Nam là 2 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất Thế giới

Chăn nuôi

- Ngày càng phát triển dựa vào lợi thế của điều kiện tự nhiên và khoa học công nghệ.

- Xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

Lâm nghiệp

- Xu hướng hiện nay: giảm khai thác rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng gỗ trồng; phát triển lâm nghiệp bền vững.

Thuỷ sản

- Chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác.

- Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

b) Công nghiệp

     - Điều kiện để phát triển: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

     - Vai trò: góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

     - Chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

     - Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu: Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)....

     - Xu hướng phát triển:

     + Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

     + Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

     - Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

     + Công nghiệp cơ khí: động lực tăng trưởng kinh tế.

     + Công nghiệp khai thác khoáng sản.

     + Công nghiệp điện tử - tin học: ngành mũi nhọn.

     + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

     + Công nghiệp chế biến thực phẩm.

c) Dịch vụ

     - Một số ngành tiêu biểu:

     + Ngành giao thông vận tải: nhiều loại hình. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc... Hiện nay, các thành tựu KH-CN đang được ứng dụng rộng rãi trong GTVT.

     + Ngành thương mại: nội thương phát triển nhanh do quy mô dân số và thu nhập bình quân ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất nhập khẩu của ĐNÁ tăng.

     + Ngành tài chính ngân hàng: đa dạng, đang trong quá trình phát triển và hội nhập. Các trung tâm lớn: Xingapo, Băng Cốc, Gia-cac-ta, TPHCM,...

     + Ngành du lịch: vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng. Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

IV. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

1. Thông tin chung

     - Thời gian thành lập: 8/8/1967 tại Băng Cốc.

     - Các quốc gia sáng lập: Thái Lan, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

     - Trụ sở: Gia-cac-ta, In-đô-nê-xi-a.

2. Mục tiêu của Asean

     - Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

     - Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

     - Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực.

     - Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

     - Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định lâu dài, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

3. Cơ chế hoạt động

     - Tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

     - Các cơ quan đầu não: Cấp cao ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.

4. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của Asean

4.1. Về kinh tế

     - Đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

     - Biểu hiện:

     + Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

     + Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

     + Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)

     + Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

     + Các nước tiến hành khu kinh tế đặc biệt (SEZ)

     + Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

     + Hiệp định Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

     + Ngoài ra, tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng trong nhiều lĩnh vực...

4.2. Về xã hội

     - Ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa.

     - Biểu hiện:

     + Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), 10/2009

     + Đại hội thể thao ĐNA (SEA Games), lần 1 năm 1959 (Thái Lan).

     + Chương trình Tàu Thanh niên ĐNA và Nhật Bản (SSEAYP), 1974.

     + Ngoài ra, có các Hội nghị Bộ trưởng Thể thao (AMMS)....

5. Thành tựu và thách thức của Asean

Lĩnh vực

Thành tựu

Thách thức

Kinh tế

- Xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, ngoài khối.

- Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.

- GDP tăng

- Chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước..

- Quy mô nền kinh tế của từng nước vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

Xã hội

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. HDI ở mức rất cao, như Xingapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan,...

- Các vấn đề giáo dục, y tế cũng được cải thiện.

- Vấn đề việc làm từng bước được giải quyết.

- Có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.

Tài nguyên, môi trường

- Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí;

- Tình trạng ô nhiễm môi trường.

An ninh quốc phòng

- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

- Các nước cũng đã đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).

- Việc giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn tồn tại.

6. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong Asean

Hợp tác

- Chủ động tham gia hợp tác có hiệu quả.

- Các lĩnh vực hợp tác: đa dạng.

- Biểu hiện: Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, các diễn đàn, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa, thể thao,...

Vai trò

- Vai trò trong việc mở rộng Asean.

- Vai trò trong thường trực Asean.

- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của Asean.

- Vai trò trong việc xây dựng thể chế.

- Các vai trò khác

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Tây Nam Á

V. KHU VỰC TÂY NAM Á

1. Vị trí địa lý

     - Diện tích: 7 triệu km, 20 nước.

     - Bao gồm các bộ phận: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-rập, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á.

     - Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á; là cầu nối của ba châu lục Á, Âu và Phi;

     - Tiếp giáp: Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, biển Đỏ, biển Ả-rập, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man. vịnh A-den.

     - Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

     - Nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

Thuận lợi: mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, các ngành công nghiệp dầu khí.

Khó khăn: khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, những xung đột, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình

     - Chủ yếu là núi , sơn nguyên, nhiều hoang mạc khô cằn

     - Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ

2.2. Khí hậu

     - Nhiệt đới lục địa và cận nhiệt. Nóng và khô hạn bậc nhất Thế giới, phân hóa Bắc - Nam.

2.3.Sông, hồ

     - Sông ngắn, ít nước, nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng tuyết tan; một số hồ có giá trị du lịch.

2.4. Biển

     - Thuộc nhiều biển lớn như biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi → thuận lợi giao lưu với nhiều nước châu Âu, châu Á, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

2.5. Sinh vật

     - Nghèo nàn. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc là nét điển hình của khu vực này.

2.6. Khoáng sản

     - Đa dạng, chiếm 1% trữ lượng dầu mỏ, 40% trữ lượng khí tự nhiên thế giới.

Chú ý: Nguồn nước cho sinh hoạt của khu vực lấy từ ba nguồn chính: một phần từ hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát, một phần từ nước ngầm và một phần từ lọc nước biển.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Ít dân.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong khu vực khá cao khoảng gần 1,6% (năm 2020).

     → Thị trường tiêu thụ nhỏ, một số nước có tình trạng thiếu lao động.

     - Phần lớn dân cư khu vực là người Ả-rập → Văn hóa đa dạng → Phát triển du lịch tuy nhiên xảy ra tình trạng xung đột sắc tộc

     - Cơ cấu dân số trẻ nhiều nước đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng → Nguồn lao động trẻ...

     - Mật độ dân số khá thấp.

     - Dân cư phân bố không đều:

     + Tập trung: các đô thị lớn, vùng ven Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà.

     + Thưa thớt: khu vực núi cao, hoang mạc.

     - Tỉ lệ dân thành thị của khu vực cao → Có nhiều đô thị, là các trung tâm kinh tế phát triển thu hút dân cư và lao động.

3.2. Văn hóa, xã hội

     - Nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo >> Nền văn minh cổ đại, nhiều lễ hội, phong tục đặc sắc - là nền tảng phát triển du lịch. Có nguy cơ bất ổn xã hội do xung đột giữa các tôn giáo.

     - HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các quốc gia >> Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hoá giữa các nước.

     - Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... chịu sự can thiệp của bên ngoài >> Ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

4. Kinh tế

     - Công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát triển kinh tế.

     - Giá trị GDP, tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau Do sự biến động giá xăng dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

     - Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Công nghiệp có tỉ trọng khá cao. Nông nghiệp có tỉ trọng đóng góp thấp.

     - Xu hướng phát triển: Đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, đổi mới chính sách để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài,... nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

     - Các ngành kinh tế chủ yếu:

     + Nông nghiệp:

✔ Trồng cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê, oliu) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Irac, A-rập Xê-út,...

✔ Chăn nuôi kém phát triển. Chủ yếu là hình thức chăn thả tận dụng diện tích đồng cỏ lớn,

✔ Khai thác, nuôi trồng thủy sản: Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, Ô-man.

     + Công nghiệp:

✔ Ngành then chốt: khai thác và chế biến dầu khí.

✔ Ngành dệt may khá phát triển do có nguyên liệu từ bông của Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, I-ran, I-rắc.

✔ Công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng: kém phát triển.

     + Dịch vụ: giao thông vận tải, du lịch, ngoại thương.

✔ Các mặt hàng xuất khẩu: nhiên liệu, dầu nhờn,... với các đối tác ở châu Á, EU, Hoa Kỳ.

✔ Các mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu thô, nông sản.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

VI. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

1. Vị trí địa lý

1.1. Lãnh thổ: gồm 3 bộ phận

     - Lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ từ khoảng 25°B đền 49°B, 124°T đến 67T

     - Bán đảo A-la-xca : ở phía tây bắc của Bắc Mĩ.

     - Quần đảo Ha-oai giữa Thái Bình Dương.

     - Hình dạng lãnh thổ: Phần trung tâm cân đối, rộng hơn 8 triệu km?, Đ - T: 4500 km, B-N: 2500 km.

1.2. Vị trí địa lí

a) Đặc điểm

     - Nằm ở bán cầu Tây, nằm giữa hai đại dương lớn Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

     - Tiếp giáp với Ca-na-đa ở phía bắc và Mĩ La tinh ở phía nam.

b) Ý nghĩa

     - Thiên nhiên phân hóa đa dạng

     - Thuận lợi: Tránh ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới; dễ dàng giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường.

     - Khó khăn: nơi xảy ra nhiều thiên tai như bão, động đất....

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Phần lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ

     - Địa hình phân hóa thành 3 miền:

     + Phía tây: núi trẻ, có nhiều cao nguyên, thung lũng cao.

     + Phía Đông: núi già A-pa-lát.

     + Ở giữa: Vùng đồng bằng gồm đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và ven Đại Tây Dương.

     - Đất: đất đỏ vàng, đất nâu xám ở vùng núi, đất phù sa, đất đen ở đồng bằng.

     - Khí hậu: ôn đới, phân hóa đa dạng theo chiều Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam.

     - Nhiều sông, hồ lớn.

     - Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, hải sản, dầu khí phong phú.

     - Sinh vật đa dạng, nhiều kiểu rừng.

     - Khoáng sản giàu có như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng,...

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi:

     + Đất, địa hình, sinh vật, khí hậu giúp phát triển rừng, phát triển nông nghiệp đa dạng.

     + Sông, hồ, biển có giá trị lớn về thủy lợi, thủy sản, thủy điện, giao thông, du lịch, hàng hải.

     + Khoáng sản giúp phát triển nhiều ngành công nghiệp.

     - Khó khăn:

     + Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh.

     + Vùng phía Bắc khí hậu lạnh giá,vùng nội địa khí hậu khô hạn.

2.2. Bán đảo Alaxca

     - Địa hình chủ yếu là núi, có băng hà bao phủ.

     - Khí hậu cực - cận cực và ôn đới hải dương. Nhiều khoáng sản, diện tích rừng lớn.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.

     - Khó khăn: mùa đông lạnh giá.

2.3. Quần đảo Ha-oai

     - Gồm chuỗi các đảo san hô, có nhiều núi lửa.

     - Khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

     → Thuận lợi khai thác hải sản, du lịch.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Dân số đông, đứng thứ ba thế giới. Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, có xu hướng giảm.

     - Cơ cấu dân số già.

→ Ảnh hưởng:

     + Lao động và thị trường tiêu thụ lớn.

     + Gây áp lực tới việc làm, tăng chi phí y tế, phúc lợi xã hội.

     + Mật độ dân số thấp.

     -  Dân cư phân bố không đều:

     + Tập trung: khu vực Đông Bắc, ven biển.

     + Thưa thớt: vùng nội địa, phía tây.

     - Nhưng đang có xu hướng chuyển dịch về phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương phù hợp với sự phát triển kinh tế.

     - Mức độ đô thị hóa cao, tỷ lệ dân thành thị lớn. Dân cư không tập trung quá đông ở các đô thị trung tâm mà sống chủ yếu ở các đô thị vệ tinh và vùng phụ cận.

3.2. Nhập cư và chủng tộc

     - Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư.

     - Hoa Kỳ có thành phần chủng tộc đa dạng.

     → Đánh giá:

     + Nhiều chủng tộc và dân tộc hình thành nền văn hoá đa dạng.

     + Người nhập cư đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lao động trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

4. Kinh tế

4.1. Là nền kinh tế hàng đầu

     - Quy mô GDP lớn nhất.

     - GDP bình quân đầu người đứng hàng đầu.

     - Trình độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu thế giới.

     - Cơ cấu kinh tế đa dạng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Sự chuyển dịch đã chạm ngưỡng.

     - Nền kinh tế của Hoa Kỳ ảnh hưởng lớn tới các nước trên thế giới.

     - Nguyên nhân:

     + Vị trí địa lí thuận lợi

     + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật, năng suất lao động cao.

     + Chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển R&D.

     + Chú trọng sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

     + Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

4.2. Các ngành kinh tế

4.2.1. Nông nghiệp

     - Đứng hàng đầu thế giới: ngô, đậu tương, thịt bò, thịt gia cầm.

     - Xu hướng: tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

     - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: trang trại.

     - Cây trồng chủ yếu: lúa mì, ngô, đậu tương,..

     - Vật nuôi chủ yếu: gà, bò, lợn,...

     - Phân bố: phía nam Ngũ Hồ, ven vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng trung tâm,...

4.2.2. Lâm nghiệp

     - Dẫn đầu về sản xuất gỗ tròn, xuất khẩu gỗ.

     - Trồng rừng được chú trọng.

4.2.3. Thủy sản

     - Phát triển mạnh, tỉ trọng ngành nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang tăng.

4.2.3. Công nghiệp

     - Khai thác dầu mỏ:

     + Đứng đầu thế giới

     + Sản lượng khai thác hơn 4,1 tỷ thùng dầu thô.

     + Phân bố: bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-lát-xca.

     - Sản xuất điện nguyên tử:

     + Đứng hàng đầu thế giới.

     + Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, đặc biệt là năng lượng Mặt Trời.

     + Phân bố: Vùng Nam, Đông Bắc.

     - Công nghiệp điện tử - tin học:

     + Phát triển mạnh.

     + Cơ cấu đa dạng với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.

     + Phân bố: các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương, nổi tiếng nhất là Thung lũng Silicon. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

     + Đứng đầu thế giới.

     + Phân bố rộng rãi.

     - Công nghiệp hàng không vũ trụ:

     + Đứng đầu thế giới với các lĩnh vực như tên lửa, vệ tinh,...

     + Các trung tâm hàng không vũ trụ là Xit-tơn, Hiu-xtơn,...

     - Công nghiệp thực phẩm:

     + Sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.

     + Tập trung ở các bang như Ca-li-phóoc-ni-a,...

4.2.3. Dịch vụ

     - Đóng vai trò quan trọng nhất.

     - Cơ cấu đa dạng.

     - Giao thông vận tải:

     + Hiện đại bậc nhất thế giới.

     + Trải rộng khắp trên lãnh thổ với đầy đủ các loại hình.

     + Đường ô tô: đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển đường bộ.

     + Đường sắt: chuyên chở >30% lượng hàng hóa trong nước, hệ thống đường sắt rất hiện đại, tự động hóa cao và phân bố khắp đất nước.

     + Đường sông, hồ: chủ yếu ở hệ thống sông Mi-xi-xi-pi (chiếm tỉ trọng lớn trong vận chuyển hàng hỏa), Ngũ Hồ và hệ thống sông ven biển.

     + Đường biển: Có vai trò quan trọng đặc biệt trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Đội tàu biển lớn, công suất lớn hàng đầu thế giới. Nhiều cảng biển lớn như Niu Osooc-lin, Hiu-xton,...

     + Đường hàng không: vận chuyển hành khách rất lớn, có số lượng sân bay lớn nhất thế giới với hơn 19 nghìn sân bay. Một số sân bay lớn như At-lan-ta. Đa-lát,...

     - Ngành bưu chính viễn thông:

     + Phát triển mạnh.

     + Đứng hàng đầu thế giới, phát triển với tốc độ nhanh chóng.

     + Có nhiều vệ tinh nhất thế giới, đã thiết lập được hệ thống định vị toàn cầu cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước.

     + Tập trung ở các trung tâm công nghiệp ven Thái Bình Dương.

     - Ngành du lịch: Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

     - Thương mại

     *Ngành ngoại thương: là cường quốc trên thế giới trong ngành này.

     + Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu.

     + Mặt hàng xuất khẩu: đậu tương, ngô, hoa quả, hóa chất, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng....

     + Mặt hàng nhập khẩu: thủy sản, hoa quả, thiết bị công nghiệp, dầu thô,...

     + Các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,..

     *Ngành nội thương: phát triển mạnh.

     + Thị trường nội địa lớn hàng đầu thế giới cả về hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ... hàng hóa phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trong cả nước với nhiều thương hiệu lớn.

     + Thương mại điện tử góp phần to lớn vào việc đẩy mạnh hoạt động ngành nội thương Hoa Kỳ.

     - Tài chính ngân hàng: Thị trường tài chính của Hoa Kỳ thuộc hàng lớn nhất và có sức ảnh hưởng đến toàn cầu. Niu Y-oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ.

     - Đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới (hơn 232 tỉ USD, năm 2020).

4.3. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế

4.3.1. Vùng Đông Bắc

     - Khu vực kinh tế Đông Bắc:

     + Gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ.

     + Là vùng có kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu.

     + Phát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.

     + Các trung tâm kinh tế lớn: Niu Y-oóc, Bô-xtơn, Pít-xbớc,...

4.3.2. Vùng Trung Tây

     - Khu vực kinh tế Trung tây

     - Gồm các bang ở phía bắc trung tâm Hoa Kỳ.

     - Nông nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa. Đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì,...

     - Công nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hổ là các bang trọng điểm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoáng.

     - Các trung tâm kinh tế lớn: Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Mi-nê-a-pô-lít,...

4.3.3. Vùng Nam

     - Gồm các bang ở hạ lưu sông Mi-xi-xi-pi và ven vịnh Mê-hi-cô.

     - Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử.

     - Nông nghiệp: nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới (lúa gạo, đậu tương, bông, mía,...)

     - Các trung tâm kinh tế lớn: Hiu-xton, Niu Ooc-lin, Đa-lát, Át-lan-ta,

4.3.4. Vùng Tây

     - Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e. Vùng này gồm cả bang A-lát-xca và bang Ha-oai.

     - Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hoá chất, khai khoáng, thuỷ điện, điện hạt nhân. “Thung lũng Si-li-côn” dẫn đầu trong ngành điện tử và internet của thế giới.

     - Nông nghiệp: Phát triển mạnh trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. Đây là vùng lâm nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ.

     - Các trung tâm kinh tế lớn: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn,

     - Bang A-lát-xca có hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ, nuôi tuần lộc. Bang Ha-oai có ngành kinh tế chính là du lịch, ngoài ra còn có trồng mía.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Liên bang Nga

VII. LIÊN BANG NGA

1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

     - Diện tích: 17,1 triệu km lớn nhất thế giới.

     - Trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á, dài trên 11 múi giờ.

     - Giáp: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển Đen, biển Caxpi và 14 nước.

→ Đánh giá

     - Thuận lợi:

     + Giao lưu thuận lợi với nhiều nước.

     + Thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.

     + Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

     - Khó khăn:

     + Khí hậu lạnh giá.

     + Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

     + Đặt ra vấn đề phát triển KT - XH giữa các vùng, các khu vực.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Sông I-ê-nít-xây chia lãnh thổ liên bang Nga thành 2 phần: phần phía Tây và phần phía Đông.

     - Phía Tây:

     + Đồng bằng Đông Âu vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng và đồi thấp.

     + Đồng bằng Tây Xi-bia: Phía bắc là đầm lầy, phía Nam địa hình cao hơn.

     + Dãy U-ran: dãy núi già cao khoảng 500 - 1200m.

     - Phía Đông:

     + Cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên.

     + Đồng bằng Đông Âu: vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng và đồi thấp.

→ Đánh giá:

     - Đất đai màu mỡ, thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi

     - Phía Đông: Phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng.

     - Phía Bắc nhiều đầm lầy và ngập lụt lớn.

     - Đất đài nguyên, Pốt-dôn nghèo dinh dưỡng.

     - Phía Đông: địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.

2.2. Khí hậu

     - Phần lớn khí hậu ôn đới

     - Phần Tây: khí hậu ôn hoà; phía Bắc: khí hậu cận cực và cực

     - Phía Nam gần biển Đen: khí hậu cận nhiệt

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi phát triển kinh tế đa dạng, sản phẩm nông nghiệp phong phú.

     - Nhiều nơi khô hạn và lạnh giá: khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

2.3. Sông, hồ

     - Nhiều sông lớn: S. Vôn-ga, S. Ôbi, S. Lê-Na, S. I-ê-nit-xây và hàng nghìn sông nhỏ khác.

     - Hướng sông: Hướng Nam - Bắc, đổ ra Bắc Băng Dương.

     - Các hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can.

     - Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: thuỷ điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thuỷ sản, du lịch.

     - Khó khăn: Sông ngòi bị đóng băng vào mùa đông.

2.4. Biển

     - Đường bờ biển dài trên 37.000 km.

     - Vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.

     - Nhiều tài nguyên.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: xây dựng cảng biển, sinh vật phong phú, giàu tài nguyên dầu khí, du lịch...

     - Khó khăn: vùng biển phía Bắc bị đóng băng về mùa đông gây khó khăn cho khai thác.

2.5. Sinh vật.

     - Diện tích rừng: đứng đầu thế giới. Năm chiếm 20% diện tích rừng thế giới.

     - Phân bố: vùng Xi-bia, vùng phía Bắc thuộc châu Âu.

     - Chủ yếu là rừng lá kim, chiếm 60% diện tích rừng cả nước.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, phát triển du lịch.

     - Khó khăn: Rừng phân bố ở vùng có địa hình hiểm trở và nhiều đầm lầy nên khó khăn cho công tác khai thác.

2.6. Khoáng sản

     - Khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí đốt, than đá...

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: Phát triển công nghiệp.

     - Khó khăn: khoáng sản phân bố ở các vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác. 3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.

→ Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn: về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.

     - Cơ cấu dân số già: Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020).

     - Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km’, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt.

→ Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc: sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.

     - Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.

     - Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%.

Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau: tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Xã hội

     - Nền văn hoá đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa, âm nhạc...

     - Trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 99,4 % (2020).

     - Chỉ số HDI cao, đạt 0,839 năm 2020.

4. Kinh tế

4.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

     - Quy mô GDP khá lớn.

     - Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.

     - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, các ngành hàm lượng kỹ thuật cao.

4.2. Các ngành kinh tế

4.2.1. Nông nghiệp

     - Là một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

     - Hình thức sản xuất: trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.

     - Cây trồng chính: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, ngô, lúa mạch...

     - Vật nuôi chính: bò, cừu, lợn, tuần lộc.

4.2.2. Lâm nghiệp

     - Đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ

     - Hướng phát triển: Hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, kiểm soát việc khai thác, phòng chống cháy rừng và tăng cường trồng rừng.

4.2.3. Thủy sản

     - Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ngày càng tăng.

     - Đánh bắt cá phát triển mạnh, nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

     - Sản phẩm: cá kình, các trích, cá tuyết, cá hồi...

     - Phân bố: Tập trung ở ngư trường Viễn Đông.

4.2.4. Công nghiệp

     - Vai trò: Giữ vai trò quan trọng, chiếm 30,0% tổng GDP (2020)

     - Cơ cấu ngành: Đa dạng

     + Công nghiệp truyền thống: khai thác dầu khí, luyện kim...

     + Công nghiệp hiện đại: điện tử - tin học, hàng không vũ trụ...

     - Định hướng phát triển:

     + Sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, có tính cạnh tranh

     + Sản phẩm có giá trị cao, hướng đến xuất khẩu

     - Phân bố:

     + Miền Đông: Công nghiệp khai thác, sơ chế...

     + Miền Tây: Công nghiệp công nghệ cao

     - Các trung tâm công nghiệp tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, ven Thái Bình Dương.,

     - Các ngành công nghiệp quan trọng:

     + Công nghiệp năng lượng (khai thác dầu mỏ - lớn thứ 2 Thế giới, khai thác than - thứ 5 thế giới về sản lượng, sản xuất điện)

     + Công nghiệp chế tạo: động lực phát triển kinh tế.

     + Công nghiệp luyện kim: lịch sử lâu đời, sản xuất thép là quan trọng nhất.

     + Công nghiệp hàng không vũ trụ: cường quốc.

     + Công nghiệp đóng tàu: ngành truyền thống.

     + Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh.

4.2.5. Dịch vụ

a) Thương mại

     - Là nước có nội thương phát triển với hàng hóa đa dạng, thị trường rộng lớn.

     - Là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới:

     - Luôn xuất siêu.

     - Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:

     + Xuất khẩu: dầu thô khí đốt, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì...

     + Nhập khẩu: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo...

     - Bạn hàng: Trung Quốc, Ấn Độ....

b) Giao thông vận tải

     - Mat-xcơ-va là đầu mối giao thông lớn nhất.

     - Phát triển mạnh, đầy đủ các loại hình giao thông.

c) Bưu chính viễn thông

     - Bưu chính:

     + Đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu phẩm.

     + Hoạt động rộng khắp cả nước, Mát-xcơ-va là trung tâm lớn nhất.

     - Viễn thông:

     + Năm 2020, đứng thứ 3 thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian.

     + Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va và Xanh-pê-téc-bua...

d) Du lịch

     - Đóng vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ.

     - Phát triển mạnh.

e) Tài chính ngân hàng

     - Phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như chứng khoán, tín dụng,.

     - Trung tâm tài chính lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua.

5. Các vùng kinh tế

Vùng kinh tế

Đặc điểm nổi bật

 

 

 

Vùng trung ương

Giàu tài nguyên: than, gỗ.

Là vùng hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chiếm 40% diện tích và 6% dân số.

Tiếp giáp với vùng Đông Xi-bia.

Các ngành kinh tế quan trọng: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí,…

Có nhiều cảng biển lớn.

 

 

Vùng trung tâm đất

Chiếm 1% diện tích, 5% dân số.

Phát triển nông nghiệp.

Thuộc lãnh thổ Nga phần châu Âu

Trung tâm công nghiệp lớn là Vô-rô-nhe-giơ.

Chú trọng công nghiệp bổ trợ nông nghiệp và luyện kim đen.

 

Vùng U-ran

Kinh tế phát triển nhất.

Nằm ở trung tâm lãnh thổ thuộc châu Âu.

Phát triển chế tạo máy, hóa chất và dệt may.

Trung tâm công nghiệp lớn: Mat-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

 

 

Vùng Viễn Đông

Tài nguyên giàu có.

Chiếm 5% diện tích, 13% dân số.

Chủ yếu phát triển ở phía Trung và Nam.

Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất,...

Nông nghiệp hạn chế

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Nhật Bản

VIII. NHẬT BẢN

1. Vị trí địa lý

     - Nằm ở phía đông của châu Á

     - Tiếp giáp:

     + Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương

     + Phía tây giáp biển Nhật Bản

     + Phía bắc giáp biển Ô-khốt.

→ Đánh giá:

     - Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần với Liên bang Nga và Trung Quốc, là những nền kinh tế lớn trên thế giới.

     - Thuận lợi giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

     - Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa và sóng thần.... gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống người dân.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% diện tích lãnh thổ).

     - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển lớn nhất là đồng bằng Kan-to ở đảo Hôn-su.

     - Đất pốt dôn, đất nâu...

     - Thuận lợi:

     + Đất pốt dôn, đất nâu tích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi.

     + Địa hình tạo cảnh quan đẹp, thu hút du lịch (núi Phú Sĩ).

     - Khó khăn,

     + Địa hình bị cắt xẻ phức tạp

     + Động đất, núi lửa gây thiệt hại về người và tài sản.

     + Thiếu đất trồng trọt,

2.2. Khí hậu

     - Khí hậu ôn đới gió mùa, lượng mưa đạt 1000mm/năm.

     - Khí hậu phân hóa rõ rệt: từ Bắc xuống Nam:

     + Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài,lạnh và có nhiều tuyết

     + Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

     - Phân hóa đông - tây: Phía đông đảo Hôn-su ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo mùa đông lạnh, nhiều tuyết.

     - Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

     → Thuận lợi: tạo nên cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.

     Khó khăn: Thiên tai: bão, lũ lụt, mùa đông giá lạnh.

2.3. Sông, hồ

     - Nhiều sông phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc.

     - Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa; các hồ núi lửa...

     - Thuận lợi:

     + Sông ngòi có nhiều giá trị về mặt thủy điện.

     + Các hồ là cảnh quan đẹp, có thể khai thác du lịch.

     - Khó khăn: Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

2.4. Sinh vật

     - Phong phú: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim.

     - Thành phần loài đa dạng.

→ Đánh giá: Phát triển lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.

2.5. Khoáng sản

- Nghèo tài nguyên khoáng sản; chủ yếu là than đá và đồng.

- Vàng, chì, kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên có trữ lượng không đáng kể.

Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

2.6. Biển

     - Đường bờ biển dài, vùng biển rộng 2900km.

     - Biển không bị đóng băng, nhiều vũng, vịnh,

     - Nằm ở nơi gặp gỡ giữa các dòng biển nóng và lạnh nên giàu tài nguyên sinh vật Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác thủy sản, cảng biển.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Là nước đông dân.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

     - Cơ cấu dân số già.

     - Dân cư phân bố không đều. Tập trung ở các thành phố, đồng bằng ven biển.

     - Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh.

     - Nhiều dân tộc nhưng dân tộc Nhật chiếu khoảng 98% dân số.

     - Có hai tôn giáo chính: Thần đạo, đạo Phật.

3.2. Xã hội

     - Phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc.

     - Người lao động cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm cao.

     - Ý chí vươn lên của NB đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn và duy trì được sự thịnh vượng của mình.

- Chỉ số HDI thuộc nhóm rất cao.

4. Kinh tế

4.1. Tình hình phát triển kinh tế

     - Chia thành nhiều giai đoạn:

     + 1955-1972: công cuộc tái thiết và phát triển thành công. Từ 1968, là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

     + 1973-1992: kinh tế trì trệ do khủng hoảng năng lượng và thời kỳ “bong bóng kinh tế”.

     + 1992 đến nền kinh tế thứ 3 thế giới.

     - Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP.

     - Trình độ phát triển cao.

     - Đang đối mặt với nhiều thách thức: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài,....

     - Định hướng phát triển: kinh tế số.

4.2. Các ngành kinh tế

4.2.1. Công nghiệp

     - Chiếm khoảng 29% GDP (2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

     - Nhiều lĩnh vực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.

     - Một số ngành quan trọng:

     + Công nghiệp chế tạo.

     + Công nghiệp luyện kim.

     + Công nghiệp điện tử - tin học: dẫn đầu thế giới.

     + Công nghiệp hóa chất.

     + Công nghiệp thực phẩm.

4.2.2. Dịch vụ

a) Ngành giao thông vận tải

     - Là ngành hiện đại. có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Đường biển: Có vị trí đặc biệt. Cảng biển lớn và hiện đại là: To-ky-o, Ô-xa-ca.

     - Đường hàng không: Phát triển mạnh với 176 sân bay cùng các hệ thống sân bay như Ha-nê-đa, Na-ri-đa.

b) Thương mại

     - Phát triển thương mại điện tử.

     - Ngoại thương:

     + Các mặt hàng xuất khẩu: máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị y tế,....

     + Các mặt hàng nhập khẩu: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp,...

     + Các đối tác: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á,...

c) Bưu chính viễn thông

     - Phát triển mạnh.

     - Đứng thứ 5 thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020).

d) Du lịch

     - Phát triển mạnh.

e) Tài chính ngân hàng

     - Đứng hàng đầu thế giới.

     - Là một trong những nước có tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

4.2.3. Nông nghiệp

     - Nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

     - Hình thức sản xuất là trang trại quy mô vừa và nhỏ.

     - Trồng trọt:

     + Chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

     + Các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, rau, hoa quả.

     + Phân bố: Đảo Hộ-cai-đô tỉnh Ca-ga-oa, tỉnh A-ki-ta,...

     - Chăn nuôi:

     + Tương đối phát triển.

     + Các vật nuôi chính: bò, lợn, gia cầm.

     + Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh.

     + Phân bố: Chủ yếu tập trung ở Hộ-cai-đô.

4.2.4. Lâm nghiệp

     - Diện tích rừng lớn chiếm khoảng 66% diện tích lãnh thổ.

     - Nhật Bản quan tâm đến việc bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng.

4.2.5. Thủy sản

     - Đánh bắt thủy sản được hiện đại và áp dụng kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo.

     - Sản lượng đánh bắt hằng năm cao chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua...

     - Nuôi trồng thủy sản phát triển phân bố rộng rãi với vật nuôi chủ yếu là tôm, rong biển, sò...

5. Các vùng kinh tế

5.1. Vùng Hô-cai-đô

     - Chiếm khoảng 22% diện tích cả nước.

     - Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

     - Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.

     - Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

5.2. Vùng Hôn-su

     - Chiếm khoảng 61,2 % diện tích cả nước.

     - Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

     - Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.

     - Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,..

     - Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can- sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

     + Vùng Can-tô nằm ở phía đông đảo Hôn-su, gồm: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki và 6 tỉnh; là trung tâm tài chính, thương mại, chính trị, văn hóa của Nhật Bản.

     + Vùng Can-sai nằm ở phía nam đảo Hôn-su, gồm: Ô-xa-ca, Ky-ô-tô, Cô-bê và 5 tỉnh; nổi bật với sản xuất năng lượng.

5.3. Vùng Xi-cô-cư

     - Chiếm khoảng 5 % diện tích cả nước. Núi chiếm diện tích lớn.

     - Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

     - Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.

5.4. Vùng Kiu-xiu

     - Chiếm khoảng 11,7 % diện tích cả nước, có đồng bằng khá rộng.

     - Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, ngành công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng và được mệnh danh là "Đảo si-li-côn" Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về sản xuất lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.

     - Trung tâm công nghiệp lớn: Phụ-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

IX. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRUNG HOA

1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

     - Nằm ở Đông Á, lãnh thổ trải dài theo chiều vĩ tuyến kéo dài từ khoảng 20°B đến 53B, và theo chiều kinh tuyến từ 73Đ đến 135Đ.

     - Có diện tích lớn thứ tư thế giới. (sau Liên bang Nga, Ca-na-da, Hoa Kỳ).

     - Tiếp giáp 14 quốc gia ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam còn phía Đông giáp các biển thuộc Thái Bình Dương.

     - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương.

→ Đánh giá:

     - Phần lớn đường biên giới trên đất liền có địa hình núi cao, hiểm trở → khó khăn cho việc giao thương các nước.

     - Phía Đông giáp biển thuận lợi phát triển kinh tế biển.

     - Tài nguyên phong phú, lãnh thổ rộng lớn khiến cho thiên nhiên phân hóa đa dạng, tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Địa hình rất đa dạng trong đó núi. Sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ.

     - Miền Đông có địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, đồi núi thấp chủ yếu là đất Feralit.

→ Miền Đông địa hình và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực ở các đồng bằng, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt ở các vùng đồi núi thấp.

2.2. Khí hậu

     - Phần lớn thuộc ôn đới, phía nam cận nhiệt.

     - Có sự phân hóa đa dạng theo đông - tây, bắc - nam và theo độ cao.

     + Miền Đông: khí hậu gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô; nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tăng dần về phía nam.

     + Miền Tây: khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày, đêm, các mùa khá lớn. + Vùng núi và cao nguyên cao có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Miền Đông ôn hòa hơn thuận lợi sinh hoạt, sản xuất hơn.

     - Khó khăn: khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn gây khó khăn cho sản xuất và cư trú.

2.3. Sông, hồ

     - Có hàng nghìn sông lớn nhỏ (Trường Giang, Hoàng Hà,...), phần lớn hướng tây - đông. - Có nhiều hồ lớn (Động Đình, Thái Hồ,...).

→ Đánh giá

     - Thuận lợi:

     + Miền tây: sông có nhiều giá trị lớn về thủy điện; miền đông sông có giá trị về thủy lợi, giao thông, nuôi trồng và đánh bắt, du lịch.

     + Các hồ có giá trị thủy lợi, du lịch.

     - Khó khăn: Thượng nguồn dòng chảy mạnh→ sạt lở, lũ quét

2.4. Sinh vật

     - Hệ thực vật đa dạng, phong phú; phân hóa theo bắc-nam, đông-tây.

     + Miền Đông: rừng tự nhiên tập trung phần lớn.

     + Miền Tây: chủ yếu hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên.

     + Phía nam Tây Tạng: rừng lá kim.

     - Hệ động vật phong phú, nhiều loài quý, có giá trị.

→ Đánh giá:

     - Thuận lợi: cung cấp gỗ, dược liệu quý, tiềm năng phát triển du lịch

     - Thảo nguyên lớn để chăn nuôi gia súc.

2.5. Biển

     - Vùng biển rộng, nhiều vùng vịnh sâu, nhiều ngư trường lớn.

2.6. Khoáng sản

     - Có khoảng 150 loại, nhiều loại có giá trị → Là cơ sở phát triển nhiều ngành công nghiệp, công nghệ cao.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Đông nhất thế giới: 1421,2 triệu người (năm 2018 ).

     - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số người tăng mỗi năm vẫn cao.

     - Có trên 50 dân tộc → Đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

     - Chính sách dân số: mỗi gia đình chỉ có 1 con. (từ năm 2015 Trung Quốc cho phép vợ chồng sinh con thứ 2. Gần đây, khuyến khích các gia đình sinh con thứ 3).

     - Phân bố dân cư: Không đều. Tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.

     - Tỉ lệ dân thành thị đang tăng nhanh.

     → Khó khăn trong sử dụng lao động, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3.2. Xã hội

     - Giáo dục: chú trọng phát triển.

     - Tỉ lệ người biết chữ (trên 15 tuổi) cao, 93,36% (2017)

     - Chất lượng nguồn lao động: được nâng cao.

     - Truyền thống người lao động: cần cù, sáng tạo.

     - Tứ đại phát minh: La bàn, giấy, thuốc súng, kĩ thuật in.

     - Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, sân Vận Động Tổ Chim, Tháp Thượng Hải...

4. Kinh tế

4.1. Thành tựu và vị thế

     - Quy mô GDP tăng nhanh liên tục.

     - Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.

     - Tốc độ tăng trưởng GDP có biến động nhưng vẫn ở mức cao.

     - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

     - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

     - Là một trong những quốc gia nhận được đầu tư từ nước ngoài lớn nhất.

     - Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới và ảnh hưởng đến thương mại nhiều quốc gia.

4.2. Nguyên nhân

     - Tiến hành cải cách trong nông nghiệp, nông thôn.

     - Trong công nghiệp tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị.

     - Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

     - Phát triển khoa học- công nghệ, thu hút vốn, kinh nghiệm từ nước ngoài.

     - Coi trọng thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế.

4.3. Các ngành kinh tế

4.3.1. Công nghiệp

     - Đóng vai trò quan trọng, tạo nên sức mạnh của nền kinh tế.

     - Cơ cấu đa dạng, chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.

     - Nhiều ngành có sản lượng lớn và tốc độ tăng nhanh.

     - Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông.

     - Các ngành CN quan trọng, đặc điểm nổi bật từng ngành:

     + Công nghiệp khai thác than: Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm >50% sản lượng than thế giới.

     + Công nghiệp sản xuất điện: đứng thứ hai thế giới.

     + Công nghiệp luyện kim: là ngành phát triển.

     + Công nghiệp dệt - may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng sớm được phát triển.

     + Công nghiệp chế tạo phát triển nhanh và ngày càng hiện đại.

4.3.2. Nông nghiệp

     - Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

     - Phát triển nhanh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

     - Chú trọng phát triển nông nghiệp kĩ thuật số và nông nghiệp thông minh.

     - Các phân ngành nông nghiệp, đặc điểm, phân bố.

     + Trồng trọt: chiếm khoảng 60% giá trị nông nghiệp, đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực. Phân bố ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Phát triển kém ở miền Tây.

     + Chăn nuôi: cung cấp thịt, trứng, sữa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vật nuôi chính là: bò, lợn, gà. Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía Đông và vùng đông bắc, Hoa Bắc.

4.3.3. Lâm nghiệp

     - Được chú trọng phát triển, sản lượng gỗ tròn khai thác đứng thứ ba thế giới.

4.3.4. Thủy sản

     - Là nước sản xuất thủy sản lớn tổng sản lượng thủy sản đứng hàng đầu thế giới nuôi trồng thủy sản nước ngọt nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với thủy sản đánh bắt

4.3.5. Dịch vụ

     - Đóng vai trò quan trọng, đóng góp 54,5% GDP (năm 2020).

     - Cơ cấu ngành rất đa dạng.

     + Ngành giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa.

     + Bưu chính viễn thông: ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp. Viễn thông phát triển mạnh. Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về vệ tinh ngoài không gian.

     + Du lịch: phát triển nhanh và ngày càng quan trọng, tạo nhiều việc làm.

     + Thương mại: Ngoại thương phát triển mạnh, đứng đầu thế giới về tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu. Nội thương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

     + Tài chính ngân hàng phát triển nhanh, quy mô lớn, hoạt động rộng.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Ô-xtrây-li-a

X. Ô-XTRÂY-LI-A

1. Khái quát chung

     - Tên gọi Ô-xtrây-li-a bắt nguồn từ một từ tiếng Latin “Australis” - nghĩa là thuộc về phương Nam. Từ này lần đầu tiên được sử dụng trong một cuốn tiểu thuyết của Pháp để chỉ toàn bộ khu vực Nam Thái Bình Dương. Năm 1814 từ “Australia” bắt đầu được sử dụng rộng rãi và đến năm 1824 thì được chấp nhận là tên gọi chính thức của đất nước này. Ô-xtrây-li-a còn có tên gọi khác là Úc.

     - Là đất nước rộng lớn, nằm ở bán cầu Nam, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dân cư đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa, Ô-xtrây-li-a ngày nay là một nước phát triển đầy năng động và ngày càng gắn bó nhiều hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

2. Kinh tế

2.1. Khái quát

     - Có nền kinh tế phát triển

     - Năm 2020:

     + Đứng thứ 13 thế giới về GDP (1327,8 tỉ USD) + Đứng thứ 25 về xuất khẩu hàng hoá.

     + Đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hoá.

     - Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm.

     - Cơ cấu GDP của Ô-xtrây-li-a: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

2.2. Công nghiệp

     - Nền công nghiệp Úc chiếm 28% GDP (2006).

     - Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.

     - Úc có rất nhiều nguyên liệu khoáng sản và năng lượng thô, tạo ra doanh thu đáng kể với hàng công nghiệp xuất khẩu.

2.3. Nông nghiệp

     - Trồng trọt: Lúa mì, nho và cây ăn quả được phân bố nhiều ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông và Tây Nam.

     - Chăn nuôi: Bò và cừu được chăn nuôi nhiều ở vùng đồng cỏ nội địa phía đông.

     - Đánh bắt hải sản: Tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông, một số ít ở vùng biển Tây Bắc.

2.4. Dịch vụ

     - Vị trí chủ đạo, chiếm tới 66,3 % vào GDP và sử dụng 77,7 % lực lượng lao động.

     - Cơ cấu đa dạng.

     Ví dụ: du lịch, tài chính chăm sóc sức khỏe,...

     - Gia tăng liên tục đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ tài chính và kinh doanh .

     - Việt Nam và Ôx-xtrây-li-a đối tác chiến lược toàn diện.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Số dân và quá trình phát triển dân số.

     - Số dân: 26, 6 triệu người (2024).

     - Quá trình phát triển dân số.

     - Gia tăng dân số chủ yếu dựa vào nhập cư.

     - Thành phần dân nhập cư:

     + Trước 1973: người da trắng là chủ yếu.

     + Sau 1973: thêm người châu Á (Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á.

     + Gần đây: 40% dân nhập cư là người châu Á.

3.2. Sự phân bố dân cư

     - Phân bố theo không gian lãnh thổ: rất không đều.

     + Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam.

     + Đại bộ phận lãnh thổ có dân cư thưa thớt.

     - Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư.

     + Phía Đông, Đông Nam, Tây Nam là nơi tập trung của dân nhập cư.

     - Về cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:

     + Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (chiếm 95%) người bản địa chỉ chiếm 1%.

     + Tôn giáo đa dạng, nhưng chủ yếu là theo đạo Thiên Chúa (26%) giáo phái Anh (26%), Cơ Đốc giáo (24%), ngoài ra còn Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo.

     - Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế:

     + Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ lệ cao nhất: khoảng 70%.

     + Khu vực II chiếm vị trí thứ 2.

     + Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm tỉ lệ thấp nhất: khoảng 3%.

→ Tỉ trọng lao động trong các khu vực đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II.

3.3. Chất lượng dân cư

     - Trình độ học vấn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học đứng hàng đầu thế giới.

Các chuyên gia công nghệ thông tin và tài chính có chất lượng cao.

     - Là 1 trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao.

     - Nhiều nhà khoa học.

→ Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Ô-xtrây-li-a.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Cộng hòa Nam Phi

XI. CỘNG HÒA NAM PHI

1. Vị trí địa lý

     - Diện tích: 1,2 triệu km2.

     - Nằm ở phía nam châu Phi

     - Giáp với nhiều quốc gia (6 nước) và 2 đại dương lớn (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương)

     - Nằm án ngữ tuyến đường biển quan trọng giữa hai đại dương trên qua mũi Hảo Vọng.

→ Đánh giá: Nam Phi thuận lợi để giao lưu, hợp tác phát triển, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Phần lớn địa hình là núi, cao nguyên và đồi. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ.

     - Cao nguyên trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, cao trên 2000 m

     + Dãy Đrê-ken-béc: ở phía đông nam, dài khoảng 1000 km, có đỉnh Na-giê-xút (3408 m).

     + Dãy núi Kếp: ở tận cùng phía nam, với nhiều dãy núi thấp chạy song song.

     - Đồng bằng ven biển nằm ở tây nam, đông nam, nhỏ hẹp, chạy dài theo bờ của hai đại dương.

     - Quần đảo Prin Ét-uốt ở phía đông nam của cực Nam với nhiều tiềm năng về du lịch, cơ

sở cho đánh bắt cá biển xa bờ.

2.2. Khí hậu

     - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới.

     - Có sự phân hóa rõ rệt:

     + Phía tây: nhiệt đới lục địa khô.

     + Phía đông: nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.

     + Phía nam và tây nam: cận nhiệt địa trung hải.

→ Tạo điều kiện cho Cộng hòa Nam Phi có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Nhưng Nam Phi phải đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi nhằm cung cấp nước.

2.3. Sông, hồ

     - Có nhiều sông nhưng sông thường ngắn, dốc.

     - Các công thường bắt nguồn từ vùng cao nguyên nội địa và dãy Đrê-ken-béc, chảy ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

     - Hồ: Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là hồ nhân tạo phục vụ mục đích tưới tiêu, thuỷ điện. 2.4. Biển

     - Vùng biển rộng lớn.

     - Tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

     - Nhiều ngư trường lớn.

     - Đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp.

     - Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

2.5. Sinh vật

     - Diện tích rừng nhỏ, chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên.

     - Là quốc gia giàu đa dạng sinh học.

     - Có 290 khu bảo tồn thiên nhiên.

2.6. Khoáng sản

     - Đa dạng như vàng, kim cương,

→ Nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguyên liệu cho công nghiệp.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Đông dân (59,3 triệu người năm 2020) >> Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

     - Mật độ dân số: 49 người/ km (2020) nhưng phân bố không đều → gây ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động.

     - Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh (năm 2000: 56,9%; năm 2020; 67,4%).

     - Đô thị hóa gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng.

     → Hình thành đô thị từ việc lao động ở các khu mỏ (các đô thị lớn như: Kếp-tao; Đuốc- ban,...).

     - Đa chủng tộc, chủ yếu là người da đen (khoảng 80,9%).

     - Đã từng tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất (A-pác-thai). Đến với nay, sự nỗ lực của Chính phủ, việc chống nạn phân biệt chủng tộc đã mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.2. Xã hội

     - Là quốc gia đa văn hóa với nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau.

     - Còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tình trạng bất bình đẳng xã hội, nghèo đói nặng nề, tỉ lệ thất nghiệp cao,...

     → Ảnh hưởng:

     - Tạo điều kiện để phát triển du lịch.

     - Nhưng các vấn đề hạn chế còn tồn đọng trong xã hội góp phần gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước này.

4. Kinh tế

4.1. Khái quát chung

     - Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020).

     - Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

     - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

4.2. Công nghiệp

     - Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25% lao động cả nước (năm 2020).

     - Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, các ngành chủ yếu là: khai khoáng, điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp thực phẩm,...

     Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp-tao, Giô-han-ne-bua, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban...

     - Một số ngành công nghiệp quan trọng:

     + Công nghiệp khai khoáng khoáng sản.

     + Công nghiệp hoá chất.

     + Công nghiệp chế tạo máy.

     + Công nghiệp luyện kim.

     + Công nghiệp thực phẩm.

4.3. Nông nghiệp

     - Phát triển mạnh, là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp như ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả,..

     - Hình thức tổ chức chủ yếu: trang trại.

4.4. Lâm nghiệp

     - Tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

     - Xuất khẩu bột gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ hầm mỏ.

4.5. Thủy sản

     - Được chú trọng phát triển.

     - 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.

     - Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang tăng.

4.6. Dịch vụ

     - Là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

     - Các ngành dịch vụ nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Có đường chí tuyến chạy qua.

B. Giáp với nhiều biển và đại dương.

C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?

A. Von-ga.

B. Ô-bi.

C. Ê-nit-xây.

D. Lê-na.

Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do

A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.

B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.

C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.

D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản

A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.

B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.

D. thường có nhiều núi lửa, động đất.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.

B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.

D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.

B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.

D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học