(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Liên bang Nga
Chuyên đề Khu vực Liên bang Nga trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Liên bang Nga
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
VII. LIÊN BANG NGA
1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Diện tích: 17,1 triệu km lớn nhất thế giới.
- Trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á, dài trên 11 múi giờ.
- Giáp: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển Đen, biển Caxpi và 14 nước.
→ Đánh giá
- Thuận lợi:
+ Giao lưu thuận lợi với nhiều nước.
+ Thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Khó khăn:
+ Khí hậu lạnh giá.
+ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
+ Đặt ra vấn đề phát triển KT - XH giữa các vùng, các khu vực.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1. Địa hình, đất đai
- Sông I-ê-nít-xây chia lãnh thổ liên bang Nga thành 2 phần: phần phía Tây và phần phía Đông.
- Phía Tây:
+ Đồng bằng Đông Âu vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng và đồi thấp.
+ Đồng bằng Tây Xi-bia: Phía bắc là đầm lầy, phía Nam địa hình cao hơn.
+ Dãy U-ran: dãy núi già cao khoảng 500 - 1200m.
- Phía Đông:
+ Cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên.
+ Đồng bằng Đông Âu: vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng và đồi thấp.
→ Đánh giá:
- Đất đai màu mỡ, thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi
- Phía Đông: Phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng.
- Phía Bắc nhiều đầm lầy và ngập lụt lớn.
- Đất đài nguyên, Pốt-dôn nghèo dinh dưỡng.
- Phía Đông: địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.
2.2. Khí hậu
- Phần lớn khí hậu ôn đới
- Phần Tây: khí hậu ôn hoà; phía Bắc: khí hậu cận cực và cực
- Phía Nam gần biển Đen: khí hậu cận nhiệt
→ Đánh giá:
- Thuận lợi phát triển kinh tế đa dạng, sản phẩm nông nghiệp phong phú.
- Nhiều nơi khô hạn và lạnh giá: khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
2.3. Sông, hồ
- Nhiều sông lớn: S. Vôn-ga, S. Ôbi, S. Lê-Na, S. I-ê-nit-xây và hàng nghìn sông nhỏ khác.
- Hướng sông: Hướng Nam - Bắc, đổ ra Bắc Băng Dương.
- Các hồ lớn: Ca-xpi, Bai-can.
- Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
→ Đánh giá:
- Thuận lợi: thuỷ điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thuỷ sản, du lịch.
- Khó khăn: Sông ngòi bị đóng băng vào mùa đông.
2.4. Biển
- Đường bờ biển dài trên 37.000 km.
- Vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.
- Nhiều tài nguyên.
→ Đánh giá:
- Thuận lợi: xây dựng cảng biển, sinh vật phong phú, giàu tài nguyên dầu khí, du lịch...
- Khó khăn: vùng biển phía Bắc bị đóng băng về mùa đông gây khó khăn cho khai thác.
2.5. Sinh vật.
- Diện tích rừng: đứng đầu thế giới. Năm chiếm 20% diện tích rừng thế giới.
- Phân bố: vùng Xi-bia, vùng phía Bắc thuộc châu Âu.
- Chủ yếu là rừng lá kim, chiếm 60% diện tích rừng cả nước.
→ Đánh giá:
- Thuận lợi: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, phát triển du lịch.
- Khó khăn: Rừng phân bố ở vùng có địa hình hiểm trở và nhiều đầm lầy nên khó khăn cho công tác khai thác.
2.6. Khoáng sản
- Khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí đốt, than đá...
→ Đánh giá:
- Thuận lợi: Phát triển công nghiệp.
- Khó khăn: khoáng sản phân bố ở các vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác. 3. Dân cư, xã hội
3.1. Dân cư
- Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp.
→ Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn: về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.
- Cơ cấu dân số già: Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020).
- Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km’, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt.
→ Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc: sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.
- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.
- Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%.
→ Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau: tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Xã hội
- Nền văn hoá đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa, âm nhạc...
- Trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 99,4 % (2020).
- Chỉ số HDI cao, đạt 0,839 năm 2020.
4. Kinh tế
4.1. Tình hình phát triển kinh tế chung
- Quy mô GDP khá lớn.
- Tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, các ngành hàm lượng kỹ thuật cao.
4.2. Các ngành kinh tế
4.2.1. Nông nghiệp
- Là một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
- Hình thức sản xuất: trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.
- Cây trồng chính: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, ngô, lúa mạch...
- Vật nuôi chính: bò, cừu, lợn, tuần lộc.
4.2.2. Lâm nghiệp
- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ
- Hướng phát triển: Hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, kiểm soát việc khai thác, phòng chống cháy rừng và tăng cường trồng rừng.
4.2.3. Thủy sản
- Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ngày càng tăng.
- Đánh bắt cá phát triển mạnh, nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
- Sản phẩm: cá kình, các trích, cá tuyết, cá hồi...
- Phân bố: Tập trung ở ngư trường Viễn Đông.
4.2.4. Công nghiệp
- Vai trò: Giữ vai trò quan trọng, chiếm 30,0% tổng GDP (2020)
- Cơ cấu ngành: Đa dạng
+ Công nghiệp truyền thống: khai thác dầu khí, luyện kim...
+ Công nghiệp hiện đại: điện tử - tin học, hàng không vũ trụ...
- Định hướng phát triển:
+ Sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, có tính cạnh tranh
+ Sản phẩm có giá trị cao, hướng đến xuất khẩu
- Phân bố:
+ Miền Đông: Công nghiệp khai thác, sơ chế...
+ Miền Tây: Công nghiệp công nghệ cao
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, ven Thái Bình Dương.,
- Các ngành công nghiệp quan trọng:
+ Công nghiệp năng lượng (khai thác dầu mỏ - lớn thứ 2 Thế giới, khai thác than - thứ 5 thế giới về sản lượng, sản xuất điện)
+ Công nghiệp chế tạo: động lực phát triển kinh tế.
+ Công nghiệp luyện kim: lịch sử lâu đời, sản xuất thép là quan trọng nhất.
+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: cường quốc.
+ Công nghiệp đóng tàu: ngành truyền thống.
+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh.
4.2.5. Dịch vụ
a) Thương mại
- Là nước có nội thương phát triển với hàng hóa đa dạng, thị trường rộng lớn.
- Là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới:
- Luôn xuất siêu.
- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
+ Xuất khẩu: dầu thô khí đốt, kim loại quý, đá quý, gỗ, lúa mì...
+ Nhập khẩu: máy móc, dược phẩm, sản phẩm điện, chất dẻo...
- Bạn hàng: Trung Quốc, Ấn Độ....
b) Giao thông vận tải
- Mat-xcơ-va là đầu mối giao thông lớn nhất.
- Phát triển mạnh, đầy đủ các loại hình giao thông.
c) Bưu chính viễn thông
- Bưu chính:
+ Đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu phẩm.
+ Hoạt động rộng khắp cả nước, Mát-xcơ-va là trung tâm lớn nhất.
- Viễn thông:
+ Năm 2020, đứng thứ 3 thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian.
+ Trung tâm viễn thông lớn là Mát-xcơ-va và Xanh-pê-téc-bua...
d) Du lịch
- Đóng vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ.
- Phát triển mạnh.
e) Tài chính ngân hàng
- Phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như chứng khoán, tín dụng,.
- Trung tâm tài chính lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua.
5. Các vùng kinh tế
Vùng kinh tế |
Đặc điểm nổi bật |
Vùng trung ương |
Giàu tài nguyên: than, gỗ. Là vùng hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiếm 40% diện tích và 6% dân số. Tiếp giáp với vùng Đông Xi-bia. Các ngành kinh tế quan trọng: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí,… Có nhiều cảng biển lớn. |
Vùng trung tâm đất |
Chiếm 1% diện tích, 5% dân số. Phát triển nông nghiệp. Thuộc lãnh thổ Nga phần châu Âu Trung tâm công nghiệp lớn là Vô-rô-nhe-giơ. Chú trọng công nghiệp bổ trợ nông nghiệp và luyện kim đen. |
Vùng U-ran |
Kinh tế phát triển nhất. Nằm ở trung tâm lãnh thổ thuộc châu Âu. Phát triển chế tạo máy, hóa chất và dệt may. Trung tâm công nghiệp lớn: Mat-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt. |
Vùng Viễn Đông |
Tài nguyên giàu có. Chiếm 5% diện tích, 13% dân số. Chủ yếu phát triển ở phía Trung và Nam. Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất,... Nông nghiệp hạn chế |
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do
A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.
B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.
C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.
D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.
C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.
D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.
Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Có đường chí tuyến chạy qua.
B. Giáp với nhiều biển và đại dương.
C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?
A. Von-ga.
B. Ô-bi.
C. Ê-nit-xây.
D. Lê-na.
Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do
A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.
B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.
C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.
D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.
Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản
A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.
B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.
D. thường có nhiều núi lửa, động đất.
Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.
B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.
C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.
D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.
Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.
B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.
C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. diện tích rừng rộng lớn.
B. giàu có về khoáng sản.
C. vùng biển nhiều thủy sản.
D. có nền kinh tế phát triển.
Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là
A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.
B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.
C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.
D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.
B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.
D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.
Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho
A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.
B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.
D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?
A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.
B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.
C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.
D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.
................................
................................
................................
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều