(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

Chuyên đề Khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean)

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

IV. HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

1. Thông tin chung

     - Thời gian thành lập: 8/8/1967 tại Băng Cốc.

     - Các quốc gia sáng lập: Thái Lan, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

     - Trụ sở: Gia-cac-ta, In-đô-nê-xi-a.

2. Mục tiêu của Asean

     - Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

     - Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

     - Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực.

Quảng cáo

     - Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

     - Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định lâu dài, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

3. Cơ chế hoạt động

     - Tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

     - Các cơ quan đầu não: Cấp cao ASEAN, Hội đồng Điều phối ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.

4. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của Asean

4.1. Về kinh tế

     - Đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

     - Biểu hiện:

     + Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

     + Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

     + Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)

Quảng cáo

     + Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

     + Các nước tiến hành khu kinh tế đặc biệt (SEZ)

     + Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

     + Hiệp định Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

     + Ngoài ra, tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng trong nhiều lĩnh vực...

4.2. Về xã hội

     - Ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa.

     - Biểu hiện:

     + Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), 10/2009

     + Đại hội thể thao ĐNA (SEA Games), lần 1 năm 1959 (Thái Lan).

     + Chương trình Tàu Thanh niên ĐNA và Nhật Bản (SSEAYP), 1974.

     + Ngoài ra, có các Hội nghị Bộ trưởng Thể thao (AMMS)....

Quảng cáo

5. Thành tựu và thách thức của Asean

Lĩnh vực

Thành tựu

Thách thức

Kinh tế

- Xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, ngoài khối.

- Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.

- GDP tăng

- Chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước..

- Quy mô nền kinh tế của từng nước vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới.

Xã hội

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. HDI ở mức rất cao, như Xingapo, Brunây, Malaixia, Thái Lan,...

- Các vấn đề giáo dục, y tế cũng được cải thiện.

- Vấn đề việc làm từng bước được giải quyết.

- Có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.

Tài nguyên, môi trường

- Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí;

- Tình trạng ô nhiễm môi trường.

An ninh quốc phòng

- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

- Các nước cũng đã đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).

- Việc giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn tồn tại.

6. Sự hợp tác và vai trò của Việt Nam trong Asean

Hợp tác

- Chủ động tham gia hợp tác có hiệu quả.

- Các lĩnh vực hợp tác: đa dạng.

- Biểu hiện: Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, các diễn đàn, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa, thể thao,...

Vai trò

- Vai trò trong việc mở rộng Asean.

- Vai trò trong thường trực Asean.

- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của Asean.

- Vai trò trong việc xây dựng thể chế.

- Các vai trò khác

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Có đường chí tuyến chạy qua.

B. Giáp với nhiều biển và đại dương.

C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?

A. Von-ga.

B. Ô-bi.

C. Ê-nit-xây.

D. Lê-na.

Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do

A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.

B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.

C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.

D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản

A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.

B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.

D. thường có nhiều núi lửa, động đất.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.

B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.

D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.

B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.

D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học