(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Ô-xtrây-li-a

Chuyên đề Khu vực Ô-xtrây-li-a trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Ô-xtrây-li-a

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

X. Ô-XTRÂY-LI-A

1. Khái quát chung

     - Tên gọi Ô-xtrây-li-a bắt nguồn từ một từ tiếng Latin “Australis” - nghĩa là thuộc về phương Nam. Từ này lần đầu tiên được sử dụng trong một cuốn tiểu thuyết của Pháp để chỉ toàn bộ khu vực Nam Thái Bình Dương. Năm 1814 từ “Australia” bắt đầu được sử dụng rộng rãi và đến năm 1824 thì được chấp nhận là tên gọi chính thức của đất nước này. Ô-xtrây-li-a còn có tên gọi khác là Úc.

     - Là đất nước rộng lớn, nằm ở bán cầu Nam, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dân cư đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa, Ô-xtrây-li-a ngày nay là một nước phát triển đầy năng động và ngày càng gắn bó nhiều hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

2. Kinh tế

2.1. Khái quát

     - Có nền kinh tế phát triển

     - Năm 2020:

     + Đứng thứ 13 thế giới về GDP (1327,8 tỉ USD) + Đứng thứ 25 về xuất khẩu hàng hoá.

Quảng cáo

     + Đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hoá.

     - Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm.

     - Cơ cấu GDP của Ô-xtrây-li-a: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

2.2. Công nghiệp

     - Nền công nghiệp Úc chiếm 28% GDP (2006).

     - Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.

     - Úc có rất nhiều nguyên liệu khoáng sản và năng lượng thô, tạo ra doanh thu đáng kể với hàng công nghiệp xuất khẩu.

2.3. Nông nghiệp

     - Trồng trọt: Lúa mì, nho và cây ăn quả được phân bố nhiều ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông và Tây Nam.

     - Chăn nuôi: Bò và cừu được chăn nuôi nhiều ở vùng đồng cỏ nội địa phía đông.

Quảng cáo

     - Đánh bắt hải sản: Tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông, một số ít ở vùng biển Tây Bắc.

2.4. Dịch vụ

     - Vị trí chủ đạo, chiếm tới 66,3 % vào GDP và sử dụng 77,7 % lực lượng lao động.

     - Cơ cấu đa dạng.

     Ví dụ: du lịch, tài chính chăm sóc sức khỏe,...

     - Gia tăng liên tục đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ tài chính và kinh doanh .

     - Việt Nam và Ôx-xtrây-li-a đối tác chiến lược toàn diện.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Số dân và quá trình phát triển dân số.

     - Số dân: 26, 6 triệu người (2024).

Quảng cáo

     - Quá trình phát triển dân số.

     - Gia tăng dân số chủ yếu dựa vào nhập cư.

     - Thành phần dân nhập cư:

     + Trước 1973: người da trắng là chủ yếu.

     + Sau 1973: thêm người châu Á (Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á.

     + Gần đây: 40% dân nhập cư là người châu Á.

3.2. Sự phân bố dân cư

     - Phân bố theo không gian lãnh thổ: rất không đều.

     + Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam.

     + Đại bộ phận lãnh thổ có dân cư thưa thớt.

     - Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư.

     + Phía Đông, Đông Nam, Tây Nam là nơi tập trung của dân nhập cư.

     - Về cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:

     + Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (chiếm 95%) người bản địa chỉ chiếm 1%.

     + Tôn giáo đa dạng, nhưng chủ yếu là theo đạo Thiên Chúa (26%) giáo phái Anh (26%), Cơ Đốc giáo (24%), ngoài ra còn Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo.

     - Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế:

     + Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ lệ cao nhất: khoảng 70%.

     + Khu vực II chiếm vị trí thứ 2.

     + Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm tỉ lệ thấp nhất: khoảng 3%.

→ Tỉ trọng lao động trong các khu vực đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II.

3.3. Chất lượng dân cư

     - Trình độ học vấn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học đứng hàng đầu thế giới.

Các chuyên gia công nghệ thông tin và tài chính có chất lượng cao.

     - Là 1 trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao.

     - Nhiều nhà khoa học.

→ Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Ô-xtrây-li-a.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Có đường chí tuyến chạy qua.

B. Giáp với nhiều biển và đại dương.

C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?

A. Von-ga.

B. Ô-bi.

C. Ê-nit-xây.

D. Lê-na.

Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do

A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.

B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.

C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.

D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản

A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.

B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.

D. thường có nhiều núi lửa, động đất.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.

B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.

D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.

B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.

D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học