(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Chuyên đề Khu vực Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.
(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
VI. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
1. Vị trí địa lý
1.1. Lãnh thổ: gồm 3 bộ phận
- Lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ từ khoảng 25°B đền 49°B, 124°T đến 67T
- Bán đảo A-la-xca : ở phía tây bắc của Bắc Mĩ.
- Quần đảo Ha-oai giữa Thái Bình Dương.
- Hình dạng lãnh thổ: Phần trung tâm cân đối, rộng hơn 8 triệu km?, Đ - T: 4500 km, B-N: 2500 km.
1.2. Vị trí địa lí
a) Đặc điểm
- Nằm ở bán cầu Tây, nằm giữa hai đại dương lớn Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
- Tiếp giáp với Ca-na-đa ở phía bắc và Mĩ La tinh ở phía nam.
b) Ý nghĩa
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Thuận lợi: Tránh ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới; dễ dàng giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường.
- Khó khăn: nơi xảy ra nhiều thiên tai như bão, động đất....
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1. Phần lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ
- Địa hình phân hóa thành 3 miền:
+ Phía tây: núi trẻ, có nhiều cao nguyên, thung lũng cao.
+ Phía Đông: núi già A-pa-lát.
+ Ở giữa: Vùng đồng bằng gồm đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và ven Đại Tây Dương.
- Đất: đất đỏ vàng, đất nâu xám ở vùng núi, đất phù sa, đất đen ở đồng bằng.
- Khí hậu: ôn đới, phân hóa đa dạng theo chiều Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam.
- Nhiều sông, hồ lớn.
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, hải sản, dầu khí phong phú.
- Sinh vật đa dạng, nhiều kiểu rừng.
- Khoáng sản giàu có như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng,...
→ Đánh giá:
- Thuận lợi:
+ Đất, địa hình, sinh vật, khí hậu giúp phát triển rừng, phát triển nông nghiệp đa dạng.
+ Sông, hồ, biển có giá trị lớn về thủy lợi, thủy sản, thủy điện, giao thông, du lịch, hàng hải.
+ Khoáng sản giúp phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Khó khăn:
+ Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh.
+ Vùng phía Bắc khí hậu lạnh giá,vùng nội địa khí hậu khô hạn.
2.2. Bán đảo Alaxca
- Địa hình chủ yếu là núi, có băng hà bao phủ.
- Khí hậu cực - cận cực và ôn đới hải dương. Nhiều khoáng sản, diện tích rừng lớn.
→ Đánh giá:
- Thuận lợi: Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.
- Khó khăn: mùa đông lạnh giá.
2.3. Quần đảo Ha-oai
- Gồm chuỗi các đảo san hô, có nhiều núi lửa.
- Khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
→ Thuận lợi khai thác hải sản, du lịch.
3. Dân cư, xã hội
3.1. Dân cư
- Dân số đông, đứng thứ ba thế giới. Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, có xu hướng giảm.
- Cơ cấu dân số già.
→ Ảnh hưởng:
+ Lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Gây áp lực tới việc làm, tăng chi phí y tế, phúc lợi xã hội.
+ Mật độ dân số thấp.
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung: khu vực Đông Bắc, ven biển.
+ Thưa thớt: vùng nội địa, phía tây.
- Nhưng đang có xu hướng chuyển dịch về phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương phù hợp với sự phát triển kinh tế.
- Mức độ đô thị hóa cao, tỷ lệ dân thành thị lớn. Dân cư không tập trung quá đông ở các đô thị trung tâm mà sống chủ yếu ở các đô thị vệ tinh và vùng phụ cận.
3.2. Nhập cư và chủng tộc
- Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư.
- Hoa Kỳ có thành phần chủng tộc đa dạng.
→ Đánh giá:
+ Nhiều chủng tộc và dân tộc hình thành nền văn hoá đa dạng.
+ Người nhập cư đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lao động trình độ cao và giàu kinh nghiệm.
4. Kinh tế
4.1. Là nền kinh tế hàng đầu
- Quy mô GDP lớn nhất.
- GDP bình quân đầu người đứng hàng đầu.
- Trình độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu thế giới.
- Cơ cấu kinh tế đa dạng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Sự chuyển dịch đã chạm ngưỡng.
- Nền kinh tế của Hoa Kỳ ảnh hưởng lớn tới các nước trên thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Vị trí địa lí thuận lợi
+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật, năng suất lao động cao.
+ Chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển R&D.
+ Chú trọng sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
+ Có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
4.2. Các ngành kinh tế
4.2.1. Nông nghiệp
- Đứng hàng đầu thế giới: ngô, đậu tương, thịt bò, thịt gia cầm.
- Xu hướng: tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: trang trại.
- Cây trồng chủ yếu: lúa mì, ngô, đậu tương,..
- Vật nuôi chủ yếu: gà, bò, lợn,...
- Phân bố: phía nam Ngũ Hồ, ven vịnh Mê-hi-cô, đồng bằng trung tâm,...
4.2.2. Lâm nghiệp
- Dẫn đầu về sản xuất gỗ tròn, xuất khẩu gỗ.
- Trồng rừng được chú trọng.
4.2.3. Thủy sản
- Phát triển mạnh, tỉ trọng ngành nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang tăng.
4.2.3. Công nghiệp
- Khai thác dầu mỏ:
+ Đứng đầu thế giới
+ Sản lượng khai thác hơn 4,1 tỷ thùng dầu thô.
+ Phân bố: bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-lát-xca.
- Sản xuất điện nguyên tử:
+ Đứng hàng đầu thế giới.
+ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, đặc biệt là năng lượng Mặt Trời.
+ Phân bố: Vùng Nam, Đông Bắc.
- Công nghiệp điện tử - tin học:
+ Phát triển mạnh.
+ Cơ cấu đa dạng với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.
+ Phân bố: các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương, nổi tiếng nhất là Thung lũng Silicon. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
+ Đứng đầu thế giới.
+ Phân bố rộng rãi.
- Công nghiệp hàng không vũ trụ:
+ Đứng đầu thế giới với các lĩnh vực như tên lửa, vệ tinh,...
+ Các trung tâm hàng không vũ trụ là Xit-tơn, Hiu-xtơn,...
- Công nghiệp thực phẩm:
+ Sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.
+ Tập trung ở các bang như Ca-li-phóoc-ni-a,...
4.2.3. Dịch vụ
- Đóng vai trò quan trọng nhất.
- Cơ cấu đa dạng.
- Giao thông vận tải:
+ Hiện đại bậc nhất thế giới.
+ Trải rộng khắp trên lãnh thổ với đầy đủ các loại hình.
+ Đường ô tô: đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển đường bộ.
+ Đường sắt: chuyên chở >30% lượng hàng hóa trong nước, hệ thống đường sắt rất hiện đại, tự động hóa cao và phân bố khắp đất nước.
+ Đường sông, hồ: chủ yếu ở hệ thống sông Mi-xi-xi-pi (chiếm tỉ trọng lớn trong vận chuyển hàng hỏa), Ngũ Hồ và hệ thống sông ven biển.
+ Đường biển: Có vai trò quan trọng đặc biệt trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Đội tàu biển lớn, công suất lớn hàng đầu thế giới. Nhiều cảng biển lớn như Niu Osooc-lin, Hiu-xton,...
+ Đường hàng không: vận chuyển hành khách rất lớn, có số lượng sân bay lớn nhất thế giới với hơn 19 nghìn sân bay. Một số sân bay lớn như At-lan-ta. Đa-lát,...
- Ngành bưu chính viễn thông:
+ Phát triển mạnh.
+ Đứng hàng đầu thế giới, phát triển với tốc độ nhanh chóng.
+ Có nhiều vệ tinh nhất thế giới, đã thiết lập được hệ thống định vị toàn cầu cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước.
+ Tập trung ở các trung tâm công nghiệp ven Thái Bình Dương.
- Ngành du lịch: Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
- Thương mại
*Ngành ngoại thương: là cường quốc trên thế giới trong ngành này.
+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu.
+ Mặt hàng xuất khẩu: đậu tương, ngô, hoa quả, hóa chất, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng....
+ Mặt hàng nhập khẩu: thủy sản, hoa quả, thiết bị công nghiệp, dầu thô,...
+ Các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,..
*Ngành nội thương: phát triển mạnh.
+ Thị trường nội địa lớn hàng đầu thế giới cả về hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ... hàng hóa phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trong cả nước với nhiều thương hiệu lớn.
+ Thương mại điện tử góp phần to lớn vào việc đẩy mạnh hoạt động ngành nội thương Hoa Kỳ.
- Tài chính ngân hàng: Thị trường tài chính của Hoa Kỳ thuộc hàng lớn nhất và có sức ảnh hưởng đến toàn cầu. Niu Y-oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ.
- Đầu tư ra nước ngoài luôn đứng hàng đầu thế giới (hơn 232 tỉ USD, năm 2020).
4.3. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế
4.3.1. Vùng Đông Bắc
- Khu vực kinh tế Đông Bắc:
+ Gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ.
+ Là vùng có kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu.
+ Phát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.
+ Các trung tâm kinh tế lớn: Niu Y-oóc, Bô-xtơn, Pít-xbớc,...
4.3.2. Vùng Trung Tây
- Khu vực kinh tế Trung tây
- Gồm các bang ở phía bắc trung tâm Hoa Kỳ.
- Nông nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa. Đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì,...
- Công nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hổ là các bang trọng điểm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoáng.
- Các trung tâm kinh tế lớn: Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Mi-nê-a-pô-lít,...
4.3.3. Vùng Nam
- Gồm các bang ở hạ lưu sông Mi-xi-xi-pi và ven vịnh Mê-hi-cô.
- Công nghiệp: khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử.
- Nông nghiệp: nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới (lúa gạo, đậu tương, bông, mía,...)
- Các trung tâm kinh tế lớn: Hiu-xton, Niu Ooc-lin, Đa-lát, Át-lan-ta,
4.3.4. Vùng Tây
- Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e. Vùng này gồm cả bang A-lát-xca và bang Ha-oai.
- Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hoá chất, khai khoáng, thuỷ điện, điện hạt nhân. “Thung lũng Si-li-côn” dẫn đầu trong ngành điện tử và internet của thế giới.
- Nông nghiệp: Phát triển mạnh trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. Đây là vùng lâm nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ.
- Các trung tâm kinh tế lớn: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn,
- Bang A-lát-xca có hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ, nuôi tuần lộc. Bang Ha-oai có ngành kinh tế chính là du lịch, ngoài ra còn có trồng mía.
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do
A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.
B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.
C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.
D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.
B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.
C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.
D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.
Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Có đường chí tuyến chạy qua.
B. Giáp với nhiều biển và đại dương.
C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.
D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.
Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?
A. Von-ga.
B. Ô-bi.
C. Ê-nit-xây.
D. Lê-na.
Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do
A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.
B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.
C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.
D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.
Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản
A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.
B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.
D. thường có nhiều núi lửa, động đất.
Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.
B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.
C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.
D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.
Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?
A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.
B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.
C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?
A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do
A. diện tích rừng rộng lớn.
B. giàu có về khoáng sản.
C. vùng biển nhiều thủy sản.
D. có nền kinh tế phát triển.
Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là
A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.
B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.
C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.
D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.
B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.
D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.
Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho
A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.
B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.
D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?
A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.
B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.
C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.
D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.
................................
................................
................................
Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT
Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều