(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Cộng hòa Nam Phi

Chuyên đề Khu vực Cộng hòa Nam Phi trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Cộng hòa Nam Phi

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

XI. CỘNG HÒA NAM PHI

1. Vị trí địa lý

     - Diện tích: 1,2 triệu km2.

     - Nằm ở phía nam châu Phi

     - Giáp với nhiều quốc gia (6 nước) và 2 đại dương lớn (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương)

     - Nằm án ngữ tuyến đường biển quan trọng giữa hai đại dương trên qua mũi Hảo Vọng.

→ Đánh giá: Nam Phi thuận lợi để giao lưu, hợp tác phát triển, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Phần lớn địa hình là núi, cao nguyên và đồi. Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ.

Quảng cáo

     - Cao nguyên trung tâm nằm ở nội địa, rộng lớn, cao trên 2000 m

     + Dãy Đrê-ken-béc: ở phía đông nam, dài khoảng 1000 km, có đỉnh Na-giê-xút (3408 m).

     + Dãy núi Kếp: ở tận cùng phía nam, với nhiều dãy núi thấp chạy song song.

     - Đồng bằng ven biển nằm ở tây nam, đông nam, nhỏ hẹp, chạy dài theo bờ của hai đại dương.

     - Quần đảo Prin Ét-uốt ở phía đông nam của cực Nam với nhiều tiềm năng về du lịch, cơ

sở cho đánh bắt cá biển xa bờ.

2.2. Khí hậu

     - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới.

     - Có sự phân hóa rõ rệt:

     + Phía tây: nhiệt đới lục địa khô.

Quảng cáo

     + Phía đông: nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.

     + Phía nam và tây nam: cận nhiệt địa trung hải.

→ Tạo điều kiện cho Cộng hòa Nam Phi có cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Nhưng Nam Phi phải đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi nhằm cung cấp nước.

2.3. Sông, hồ

     - Có nhiều sông nhưng sông thường ngắn, dốc.

     - Các công thường bắt nguồn từ vùng cao nguyên nội địa và dãy Đrê-ken-béc, chảy ra Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

     - Hồ: Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là hồ nhân tạo phục vụ mục đích tưới tiêu, thuỷ điện. 2.4. Biển

     - Vùng biển rộng lớn.

     - Tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

Quảng cáo

     - Nhiều ngư trường lớn.

     - Đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp.

     - Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

2.5. Sinh vật

     - Diện tích rừng nhỏ, chủ yếu là đồng cỏ thảo nguyên.

     - Là quốc gia giàu đa dạng sinh học.

     - Có 290 khu bảo tồn thiên nhiên.

2.6. Khoáng sản

     - Đa dạng như vàng, kim cương,

→ Nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguyên liệu cho công nghiệp.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Đông dân (59,3 triệu người năm 2020) >> Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

     - Mật độ dân số: 49 người/ km (2020) nhưng phân bố không đều → gây ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động.

     - Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh (năm 2000: 56,9%; năm 2020; 67,4%).

     - Đô thị hóa gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng.

     → Hình thành đô thị từ việc lao động ở các khu mỏ (các đô thị lớn như: Kếp-tao; Đuốc- ban,...).

     - Đa chủng tộc, chủ yếu là người da đen (khoảng 80,9%).

     - Đã từng tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất (A-pác-thai). Đến với nay, sự nỗ lực của Chính phủ, việc chống nạn phân biệt chủng tộc đã mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.2. Xã hội

     - Là quốc gia đa văn hóa với nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau.

     - Còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tình trạng bất bình đẳng xã hội, nghèo đói nặng nề, tỉ lệ thất nghiệp cao,...

     → Ảnh hưởng:

     - Tạo điều kiện để phát triển du lịch.

     - Nhưng các vấn đề hạn chế còn tồn đọng trong xã hội góp phần gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước này.

4. Kinh tế

4.1. Khái quát chung

     - Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020).

     - Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

     - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

4.2. Công nghiệp

     - Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25% lao động cả nước (năm 2020).

     - Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng, các ngành chủ yếu là: khai khoáng, điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp thực phẩm,...

     Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp-tao, Giô-han-ne-bua, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban...

     - Một số ngành công nghiệp quan trọng:

     + Công nghiệp khai khoáng khoáng sản.

     + Công nghiệp hoá chất.

     + Công nghiệp chế tạo máy.

     + Công nghiệp luyện kim.

     + Công nghiệp thực phẩm.

4.3. Nông nghiệp

     - Phát triển mạnh, là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp như ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả,..

     - Hình thức tổ chức chủ yếu: trang trại.

4.4. Lâm nghiệp

     - Tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

     - Xuất khẩu bột gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ hầm mỏ.

4.5. Thủy sản

     - Được chú trọng phát triển.

     - 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.

     - Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang tăng.

4.6. Dịch vụ

     - Là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nam Phi, chiếm 64,6% GDP và sử dụng 72,4% lực lượng lao động (năm 2020).

     - Các ngành dịch vụ nổi bật là: ngoại thương, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Có đường chí tuyến chạy qua.

B. Giáp với nhiều biển và đại dương.

C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?

A. Von-ga.

B. Ô-bi.

C. Ê-nit-xây.

D. Lê-na.

Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do

A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.

B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.

C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.

D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản

A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.

B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.

D. thường có nhiều núi lửa, động đất.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.

B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.

D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.

B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.

D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học