(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Nhật Bản

Chuyên đề Khu vực Nhật Bản trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lý các khu vực và quốc gia đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khu vực Nhật Bản

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 2: ĐỊA LÝ CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

VIII. NHẬT BẢN

1. Vị trí địa lý

     - Nằm ở phía đông của châu Á

     - Tiếp giáp:

     + Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương

     + Phía tây giáp biển Nhật Bản

     + Phía bắc giáp biển Ô-khốt.

→ Đánh giá:

     - Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần với Liên bang Nga và Trung Quốc, là những nền kinh tế lớn trên thế giới.

Quảng cáo

     - Thuận lợi giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.

     - Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa và sóng thần.... gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống người dân.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1. Địa hình, đất đai

     - Chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% diện tích lãnh thổ).

     - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển lớn nhất là đồng bằng Kan-to ở đảo Hôn-su.

     - Đất pốt dôn, đất nâu...

     - Thuận lợi:

     + Đất pốt dôn, đất nâu tích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi.

Quảng cáo

     + Địa hình tạo cảnh quan đẹp, thu hút du lịch (núi Phú Sĩ).

     - Khó khăn,

     + Địa hình bị cắt xẻ phức tạp

     + Động đất, núi lửa gây thiệt hại về người và tài sản.

     + Thiếu đất trồng trọt,

2.2. Khí hậu

     - Khí hậu ôn đới gió mùa, lượng mưa đạt 1000mm/năm.

     - Khí hậu phân hóa rõ rệt: từ Bắc xuống Nam:

     + Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài,lạnh và có nhiều tuyết

     + Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

Quảng cáo

     - Phân hóa đông - tây: Phía đông đảo Hôn-su ấm, mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh khô ráo vào mùa đông; phía tây đảo mùa đông lạnh, nhiều tuyết.

     - Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

     → Thuận lợi: tạo nên cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.

     Khó khăn: Thiên tai: bão, lũ lụt, mùa đông giá lạnh.

2.3. Sông, hồ

     - Nhiều sông phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc.

     - Có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa; các hồ núi lửa...

     - Thuận lợi:

     + Sông ngòi có nhiều giá trị về mặt thủy điện.

     + Các hồ là cảnh quan đẹp, có thể khai thác du lịch.

     - Khó khăn: Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

2.4. Sinh vật

     - Phong phú: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim.

     - Thành phần loài đa dạng.

→ Đánh giá: Phát triển lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.

2.5. Khoáng sản

- Nghèo tài nguyên khoáng sản; chủ yếu là than đá và đồng.

- Vàng, chì, kẽm, dầu mỏ, khí tự nhiên có trữ lượng không đáng kể.

Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

2.6. Biển

     - Đường bờ biển dài, vùng biển rộng 2900km.

     - Biển không bị đóng băng, nhiều vũng, vịnh,

     - Nằm ở nơi gặp gỡ giữa các dòng biển nóng và lạnh nên giàu tài nguyên sinh vật Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác thủy sản, cảng biển.

3. Dân cư, xã hội

3.1. Dân cư

     - Là nước đông dân.

     - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

     - Cơ cấu dân số già.

     - Dân cư phân bố không đều. Tập trung ở các thành phố, đồng bằng ven biển.

     - Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh.

     - Nhiều dân tộc nhưng dân tộc Nhật chiếu khoảng 98% dân số.

     - Có hai tôn giáo chính: Thần đạo, đạo Phật.

3.2. Xã hội

     - Phong tục tập quán độc đáo và nền văn hóa đặc sắc.

     - Người lao động cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm cao.

     - Ý chí vươn lên của NB đã giúp quốc gia này khắc phục được những khó khăn và duy trì được sự thịnh vượng của mình.

- Chỉ số HDI thuộc nhóm rất cao.

4. Kinh tế

4.1. Tình hình phát triển kinh tế

     - Chia thành nhiều giai đoạn:

     + 1955-1972: công cuộc tái thiết và phát triển thành công. Từ 1968, là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

     + 1973-1992: kinh tế trì trệ do khủng hoảng năng lượng và thời kỳ “bong bóng kinh tế”.

     + 1992 đến nền kinh tế thứ 3 thế giới.

     - Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP.

     - Trình độ phát triển cao.

     - Đang đối mặt với nhiều thách thức: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài,....

     - Định hướng phát triển: kinh tế số.

4.2. Các ngành kinh tế

4.2.1. Công nghiệp

     - Chiếm khoảng 29% GDP (2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

     - Nhiều lĩnh vực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.

     - Một số ngành quan trọng:

     + Công nghiệp chế tạo.

     + Công nghiệp luyện kim.

     + Công nghiệp điện tử - tin học: dẫn đầu thế giới.

     + Công nghiệp hóa chất.

     + Công nghiệp thực phẩm.

4.2.2. Dịch vụ

a) Ngành giao thông vận tải

     - Là ngành hiện đại. có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Đường biển: Có vị trí đặc biệt. Cảng biển lớn và hiện đại là: To-ky-o, Ô-xa-ca.

     - Đường hàng không: Phát triển mạnh với 176 sân bay cùng các hệ thống sân bay như Ha-nê-đa, Na-ri-đa.

b) Thương mại

     - Phát triển thương mại điện tử.

     - Ngoại thương:

     + Các mặt hàng xuất khẩu: máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị y tế,....

     + Các mặt hàng nhập khẩu: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp,...

     + Các đối tác: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á,...

c) Bưu chính viễn thông

     - Phát triển mạnh.

     - Đứng thứ 5 thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (2020).

d) Du lịch

     - Phát triển mạnh.

e) Tài chính ngân hàng

     - Đứng hàng đầu thế giới.

     - Là một trong những nước có tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

4.2.3. Nông nghiệp

     - Nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

     - Hình thức sản xuất là trang trại quy mô vừa và nhỏ.

     - Trồng trọt:

     + Chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

     + Các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, rau, hoa quả.

     + Phân bố: Đảo Hộ-cai-đô tỉnh Ca-ga-oa, tỉnh A-ki-ta,...

     - Chăn nuôi:

     + Tương đối phát triển.

     + Các vật nuôi chính: bò, lợn, gia cầm.

     + Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh.

     + Phân bố: Chủ yếu tập trung ở Hộ-cai-đô.

4.2.4. Lâm nghiệp

     - Diện tích rừng lớn chiếm khoảng 66% diện tích lãnh thổ.

     - Nhật Bản quan tâm đến việc bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng.

4.2.5. Thủy sản

     - Đánh bắt thủy sản được hiện đại và áp dụng kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo.

     - Sản lượng đánh bắt hằng năm cao chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua...

     - Nuôi trồng thủy sản phát triển phân bố rộng rãi với vật nuôi chủ yếu là tôm, rong biển, sò...

5. Các vùng kinh tế

5.1. Vùng Hô-cai-đô

     - Chiếm khoảng 22% diện tích cả nước.

     - Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

     - Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.

     - Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

5.2. Vùng Hôn-su

     - Chiếm khoảng 61,2 % diện tích cả nước.

     - Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

     - Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.

     - Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,..

     - Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can- sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

     + Vùng Can-tô nằm ở phía đông đảo Hôn-su, gồm: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki và 6 tỉnh; là trung tâm tài chính, thương mại, chính trị, văn hóa của Nhật Bản.

     + Vùng Can-sai nằm ở phía nam đảo Hôn-su, gồm: Ô-xa-ca, Ky-ô-tô, Cô-bê và 5 tỉnh; nổi bật với sản xuất năng lượng.

5.3. Vùng Xi-cô-cư

     - Chiếm khoảng 5 % diện tích cả nước. Núi chiếm diện tích lớn.

     - Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

     - Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.

5.4. Vùng Kiu-xiu

     - Chiếm khoảng 11,7 % diện tích cả nước, có đồng bằng khá rộng.

     - Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, ngành công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng và được mệnh danh là "Đảo si-li-côn" Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về sản xuất lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.

     - Trung tâm công nghiệp lớn: Phụ-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?

A. Là trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.

B. Là trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới.

C. Là tổ chức phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

D. Là trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới.

Câu 3. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Có đường chí tuyến chạy qua.

B. Giáp với nhiều biển và đại dương.

C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Câu 4. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?

A. Von-ga.

B. Ô-bi.

C. Ê-nit-xây.

D. Lê-na.

Câu 5. Nhật Bản rút ngắn được khoảng cách về kinh tế và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế không phải do

A. ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ cao.

B. có nguồn vốn đầu tư nhận được từ Hoa Kỳ.

C. có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, giàu có.

D. có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao.

Câu 6. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên Nhật Bản

A. có tự nhiên phân hóa đa dạng.

B. thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

C. gặp khó khăn di chuyển giữa các vùng.

D. thường có nhiều núi lửa, động đất.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh, liên tục.

B. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, nhiều tỉ phú.

C. kinh tế tăng trưởng nhanh, không còn nghèo đói.

D. quốc gia có GDP/người cao nhất trên thế giới.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 9. Liên minh châu Âu được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Hàng hóa, vũ khí, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

B. Hàng hóa, dịch vụ, vũ khí và tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

C. Hàng hóa, dịch vụ, con người, vũ khí được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

D. Hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A. diện tích rừng rộng lớn.

B. giàu có về khoáng sản.

C. vùng biển nhiều thủy sản.

D. có nền kinh tế phát triển.

Câu 12. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.

B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.

C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.

D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

Câu 13. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm ở vĩ độ rất cao, hệ động thực vật phong phú.

B. Khí hậu khô hạn, giàu có dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. Khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên lâm sản và đất.

D. Khí hậu lạnh, giàu khoáng sản, nhiều đồng bằng.

Câu 14. Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho

A. phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. dễ dàng giao lưu kinh tế giữa các miền.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì?

A. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng nghèo nàn, diện tích rừng khá lớn.

B. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

C. Nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá ít.

D. Nhiều kim loại đen, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng khá lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học