(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khí quyển

Chuyên đề Khí quyển trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Khí quyển

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

III. KHÍ QUYỂN

1. Khái niệm

     - Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

     - Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cac- bo-nic và các khí khác (1%).

     - Cấu tạo khí quyển gồm một số tầng: tầng đối lưu (chứa đến 80% khối lượng không khí

của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật), tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng.

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

2.1. Theo vĩ độ địa lí

     - Nhiệt lượng bức xạ mặt trời ngoài một phần trực tiếp đốt nóng không khí, còn phần lớn là do bề mặt đất hấp thụ sau đó phản hồi vào không khí, tạo nên nhiệt độ không khí.

Quảng cáo

     - Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức mặt trời. Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ:

     + Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về đến cực.

     + Biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạo về đến cực.

     Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là hình thành các vòng đai nhiệt: Vòng đai nóng, vòng đai ôn hòa, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.

2.2. Theo lục địa và đại dương

     - Do sự hấp thu và tỏa nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độ không khí cũng có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương.

     - Mặc dù ở cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm không giống nhau giữa lục địa và đại dương.

     - Càng vào sâu trong lục địa, biên độ nhiệt độ càng tăng do ảnh hưởng của biển giảm.

     - Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi giữa bờ tây và bờ đông của lục địa do ảnh hưởng của các dòng biển.

Quảng cáo

2.3. Theo địa hình

     - Độ cao, độ dốc, hướng sườn núi và hình thái địa hình đều có tác động đến sự thay đổi của nhiệt độ.

     - Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nên nhiệt độ càng giảm. Lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C.

     - Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng.

     - Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn so với địa hình thấp trũng, khuất gió.

3. Khí áp

     - Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt đất.

     - Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đại khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao cận nhiệt đới và đai khí áp thấp xích đạo.

     - Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

Quảng cáo

3.1. Sự hình thành các đai khí áp trên trái đất

     - Sự hình thành các đại áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

     - Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đai khí áp thấp xích đạo.

     - Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai khí áp cao cận nhiệt đới.

     - Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai khí áp cao cực.

     - Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai khí áp thấp ôn đới.

     - Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

3.2. Nguyên nhân sự thay đổi khí áp

     - Sự thay đổi khí áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

     - Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

     - Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.

     - Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.

4. Gió

4.1. Các loại gió chính trên Trái Đất

Loại gió

Đặc điểm

 

 

Gió Mậu dịch

 - Là loại gió thổi gần như quanh năm từ hai khu vực áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp xích đạo.

 - Gió thổi đều đặn và hướng ít thay đổi.

 - Gió rất khô, đặc biệt là ở trên lục địa; gió này chỉ tạo điều kiện cho mưa khi vượt qua một chặng đường dài trên đại dương và gặp địa hình chắn.

 

 

Gió Tây ôn đới

 - Là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về phía khu áp thấp ôn đới ở hai bán cầu.

 - Gió thổi quanh năm và thường đem theo mưa, độ ẩm cao.

 - Ở bán cầu Bắc, gió thổi theo hướng tây nam; ở bán cầu Nam, gió thổi theo hướng tây bắc nên thường gây mưa nhiều cho khu vực bờ tây của các lục địa ôn đới.

 

 

 

Gió mùa

 - Là loại gió thổi theo mùa, hướng ngược nhau giữa lục địa và đại dương.

 - Nguyên nhân chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

 - Về mùa đông, lục địa bị mất nhiệt nhanh hình thành các áp cao, gió thổi từ lục địa ra đại dương, có tính chất khô.

 - Đến mùa hạ, lục địa bị đốt nóng nhiều hơn hình thành nên áp thấp, gió từ đại dương thổi vào lục địa, có tính chất ẩm.

 - Trên Trái Đất, gió mùa chỉ có ở một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình. Tại những nơi này, hoạt động của gió mùa có sự khác nhau. Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có hoạt động của gió mùa điển hình.

4.2 Gió địa phương

     a) Gió đất, gió biển: Là loại gió hình thành ở vùng ven biển, có hướng thay đổi theo ngày và đêm.

     b) Gió phơn: Là loại gió vượt qua núi và thổi xuống, nóng và khô.

     c) Gió núi - thung lũng: Là loại gió hoạt động theo ngày và đêm ở khu vực miền núi.

     - Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng.

     - Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn núi xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.

5. Mưa

5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Nhân tố

Ảnh hưởng

 

Khí áp

- Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa ⇨Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.

- Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa Ở cực và chí tuyến đều là nơi có áp cao nên mưa ít

Gió

 - Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.

- Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

 

 

 

Frông

- Frông là mặt tiếp xúc của khai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loại và sinh ra mưa.

- Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.

- Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều sơ với mưa frông.

 

Dòng biển

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.

- Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có ít mưa vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.

 

 

Địa hình

- Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao.

- Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều nên ở các sườn núi cao hoặc đỉnh núi thường ít mưa.

- Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

5.2. Sự phân bố mưa trên

a) Phân bố mưa theo vĩ độ

     - Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ:

     + Mưa nhiều ở vùng xích đạo (Khí áp thấp, nhiệt độ cao, diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn, hơi nước bốc hơi mạnh).

     + Mưa ít ở chí tuyến (Khí áp cao, diện tích lục địa lớn, có gió mậu dịch hoạt động).

     + Mưa khá lớn ở khu vực ôn đới (Khí áp thấp, gió Tây ôn đới thổi từ biển vào).

     + Mưa rất ít tại khu vực cực (Khí áp cao, nhiệt độ thấp, hơi nước không bốc hơi lên được.

     - Từ xích đạo đến vòng cực: nửa cầu Nam mưa nhiều hơn vì có diện tích đại dương lớn hơn lục địa, bán cầu Bắc mưa ít hơn do có diện tích lục địa lớn.

     - Từ vòng cực đến cực, bán cầu Nam là lục địa Nam cực nên mưa ít hơn; bán cầu bắc là Bắc Băng Dương nên mưa nhiều hơn.

b) Phân bố mưa trên lục địa

     - Lượng mưa trên lục địa không giống nhau giữa các khu vực và giữa hai bán cầu.

     - Nguyên nhân chủ yếu: do ảnh hưởng của biển và đại dương, dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Ở những nơi gần biển hoặc có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều hơn, những nơi sâu trong lục địa hoặc chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh thường mưa ít.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Nhiều Ni, Fe.

B. Vật chất lỏng.

C. Áp suất rất lớn.

D. Nhiệt độ rất cao.

Câu 2. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.

B. tầng đối lưu.

C. khí quyển.

D. tầng badan.

Câu 3. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 4. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân trong của Trái Đất.

B. phần dưới của lớp Manti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Câu 5. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

Câu 6. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. trầm tích, granit, badan.

C. trầm tích, badan, granit.

D. granit, badan, trầm tích.

Câu 7. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

A. bề mặt Trái Đất hấp thụ.

B. phản hồi vào không gian.

C. các tầng khí quyển hấp thụ.

D. phản hồi của băng tuyết.

Câu 8. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. bức xạ mặt trời.

B. lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp man ti trên.

D. bức xạ mặt đất.

Câu 9. Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do

A. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn.

B. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn.

C. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn.

D. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

B. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.

D. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Thời gian chiếu sáng.

B. Tính chất mặt đệm.

C. Độ che phủ thực vật.

D. Độ lớn góc nhập xạ.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?

A. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình.

B. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí.

C. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng.

D. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Câu 13. Từ xích đạo về cực có

A. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.

B. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.

C. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.

D. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.

Câu 14. Phía dưới tầng nước ngầm là

A. tầng đất, đá không thấm nước.

B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.

C. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

D. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.

Câu 15. Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

A. giữ sạch nguồn nước.

B. sử dụng nước tiết kiệm.

C. trồng rừng đầu nguồn.

D. xả hóa chất ra sông lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học