(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Một số quy luật của vỏ địa lí

Chuyên đề Một số quy luật của vỏ địa lí trong tài liệu ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.HCM theo cấu trúc mới nhất đầy đủ lý thuyết trọng tâm, các dạng bài & bài tập đa dạng từ cơ bản đến nâng cao giúp Giáo viên & học sinh có thêm tài liệu ôn thi ĐGNL HSA, VACT Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương đạt kết quả cao.

(Ôn thi ĐGNL HSA, VACT) Một số quy luật của vỏ địa lí

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi & Tài liệu ôn thi ĐGNL năm 2025 của các trường theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

VI. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ

1. Vỏ địa lí

     - Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).

     - Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa; độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km. - Phân biệt vỏ địa lí và vỏ Trái Đất:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

 

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa)

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa).

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Quảng cáo

2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

2.1. Khái niệm

     - Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

     - Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

2.2. Biểu hiện của quy luật

     - Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại → thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.

2.3. Ý nghĩa thực tiễn

     - Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên, cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình => có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

3. Quy luật địa đới

Quảng cáo

3.1. Khái niệm

     - Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

     - Do Trái Đất hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác. Tính địa đới biểu hiện rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

3.2. Biểu hiện của quy luật

     - Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của lớp vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

     - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

Vòng đai

Vị trí

Nóng

Giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 20°C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

Ôn hòa

Giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt+10°C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

Lạnh

Giữa các đường đẳng nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

Băng tuyết vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

Quảng cáo

     - Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất: Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực. Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và circ.

     - Các đới khí hậu: Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Bức xạ Mặt Trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

     - Các nhóm đất và kiểu thực vật chính: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật → Sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

3.3. Ý nghĩa thực tiễn

     Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

4. Quy luật phi địa đới

4.1. Khái niệm

     - Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

     - Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ đông, bờ tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.

4.2. Biểu hiện của quy luật

     - Theo kinh độ (quy luật địa ô)

     + Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

     - Theo độ cao (quy luật đại cao)

     + Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao.

4.3. Ý nghĩa thực tiễn

     - Hiểu biết về sự phân hóa của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày.

B. CÂU HỎI VẬN DỤNG

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Nhiều Ni, Fe.

B. Vật chất lỏng.

C. Áp suất rất lớn.

D. Nhiệt độ rất cao.

Câu 2. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.

B. tầng đối lưu.

C. khí quyển.

D. tầng badan.

Câu 3. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 4. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân trong của Trái Đất.

B. phần dưới của lớp Manti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Câu 5. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

Câu 6. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. trầm tích, granit, badan.

C. trầm tích, badan, granit.

D. granit, badan, trầm tích.

Câu 7. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở

A. bề mặt Trái Đất hấp thụ.

B. phản hồi vào không gian.

C. các tầng khí quyển hấp thụ.

D. phản hồi của băng tuyết.

Câu 8. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. bức xạ mặt trời.

B. lớp vỏ Trái Đất.

C. lớp man ti trên.

D. bức xạ mặt đất.

Câu 9. Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do

A. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn.

B. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn.

C. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn.

D. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

B. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.

D. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Thời gian chiếu sáng.

B. Tính chất mặt đệm.

C. Độ che phủ thực vật.

D. Độ lớn góc nhập xạ.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?

A. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình.

B. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí.

C. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng.

D. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Câu 13. Từ xích đạo về cực có

A. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.

B. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.

C. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.

D. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.

Câu 14. Phía dưới tầng nước ngầm là

A. tầng đất, đá không thấm nước.

B. nhiều đất, hàm lượng khoáng.

C. các tầng đất, đá dễ thấm nước.

D. giàu chất khoáng, nhiều đá vôi.

Câu 15. Giải pháp chủ yếu hiện nay nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt không phải là

A. giữ sạch nguồn nước.

B. sử dụng nước tiết kiệm.

C. trồng rừng đầu nguồn.

D. xả hóa chất ra sông lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Tài liệu & Đề thi HSA Xem thử Tài liệu & Đề thi VACT Xem thử Tài liệu & Đề thi SPT

Xem thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội HSA, ĐHQG Tp.HCM VACT hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học