Vật Lí lớp 8 - Giải bài tập sgk Vật Lí lớp 8 hay nhất, chi tiết
"Một lần đọc là một lần nhớ". Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập sách giáo khoa môn Vật Lí lớp 8, loạt bài Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 hay nhất với lời giải được biên soạn công phu có kèm video giải chi tiết bám sát nội dung sgk Vật Lí 8. Hi vọng với các bài giải bài tập Vật Lí lớp 8 này, học sinh sẽ yêu thích và học tốt môn Vật Lí 8 hơn.
Mục lục Giải bài tập Vật Lí 8
Chương 1: Quang học
- Vật Lí lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
- Vật Lí lớp 8 Bài 2: Vận tốc
- Vật Lí lớp 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- Vật Lí lớp 8 Bài 4: Biểu diễn lực
- Vật Lí lớp 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
- Vật Lí lớp 8 Bài 6: Lực ma sát
- Vật Lí lớp 8 Bài 7: Áp suất
- Vật Lí lớp 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- Vật Lí lớp 8 Bài 9: Áp suất khí quyển
- Vật Lí lớp 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét
- Vật Lí lớp 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
- Vật Lí lớp 8 Bài 12: Sự nổi
- Vật Lí lớp 8 Bài 13: Công cơ học
- Vật Lí lớp 8 Bài 14: Định luật về công
- Vật Lí lớp 8 Bài 15: Công suất
- Vật Lí lớp 8 Bài 16: Cơ năng
- Vật Lí lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Vật Lí lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
Chương 2: Nhiệt học
- Vật Lí lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Vật Lí lớp 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Vật Lí lớp 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Vật Lí lớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Vật Lí lớp 8 Bài 23: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
- Vật Lí lớp 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Vật Lí lớp 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Vật Lí lớp 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Vật Lí lớp 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt
- Vật Lí lớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Vật Lí lớp 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
Hướng dẫn giải:
Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông) và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.
+ Ta nói chúng đứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.
+ Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay đổi so với vật làm mốc.
Hướng dẫn giải:
Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.
Hướng dẫn giải:
Ta nói vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
Chẳng hạn ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.
Hướng dẫn giải:
Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
Hướng dẫn giải:
Nếu so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.
Một vật có thể là chuyển động ………… nhưng lại là ………… đối với vật khác.
Hướng dẫn giải:
Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
Bài C7 trang 5 SGK Vật Lí 8 (Video giải tại 15:15): Hãy tìm thí dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Hướng dẫn giải:
- Trong câu C4 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.
- Tàu chở các kiện hàng chạy trên sông, các kiện hàng đứng yên so với con tàu nhưng lại là chuyển động so với cây cối bên bờ sông.
- Ô tô đang đỗ bên đường, ô tô đứng yên so với cây bên đường nhưng lại là chuyển động so với những người đang đi đường.
Hướng dẫn giải:
Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc.
- Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
- Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.
Hướng dẫn giải:
- Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống, chuyển động thẳng của một đoàn tàu chạy trên đường ray thẳng.
- Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống, chuyển động cong của quả cầu lông.
- Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay, chuyển động tròn của bánh xe đạp quay xung quanh trục của nó.
Hướng dẫn giải:
- Người lái xe chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.
- Người đứng bên lề đường chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.
- Ô tô chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.
- Cột điện chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.
Hướng dẫn giải:
Nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp.
Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.
Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 2: Vận tốc
Bảng 2.1
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Làm thế nào dể biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghì kết quả xếp hạng của từng học sinh vào cột thứ 4.
Hướng dẫn giải:
Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm cần căn cứ vào thời gian mà họ chạy hết 60m đó. Người nào có thời gian ít hơn thì người đó chạy nhanh hơn.
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | 3 | |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | 2 | |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | 5 | |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | 1 | |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | 4 |
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột thứ 5.
Hướng dẫn giải:
Kết quả được ghi ở cột thứ 5 trong bảng dưới đây:
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ... | 6,000 m/s |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ... | 6,316 m/s |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ... | 5,454 m/s |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ... | 6,667 m/s |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | ... | 5,714 m/s |
Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ......, (2) ...... của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) ...... trong một (4) ...... thời gian.
Hướng dẫn giải:
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Bảng 2.2
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | ... | ... | ... | ... |
Hướng dẫn giải:
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | m/ph | km/h | km/s | cm/s |
b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?
Hướng dẫn giải:
a) - Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.
- Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được l0.8km.
- Vận tốc cùa một xe lửa là l0m/s: trong một giây, xe lửa đi được l0m.
b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đối vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.
Vận tốc ô tô là:
v1 = 36 km/h = 36000/3600 = 10 m/s
Vận tốc của xe đạp là:
v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 = 3 m/s
Vận tốc của xe lửa là 10m/s.
Vậy chuyến động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.
Hướng dẫn giải:
Vận tốc của tàu tính ra km/h là:
Đổi s = 81 km = 81000 m, t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400 s
Vận tốc của tàu tính ra m/s:
Hướng dẫn giải:
Ta có:
Quãng đường người đó đi được là:
Đáp số: s = 8 km.
Hướng dẫn giải:
Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.
Quãng đường người đó phải đi là:
s = v.t = 4.0,5 = 2 km.
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Video Giải bài tập Vật Lí 8 hay, chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Văn mẫu lớp 8
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Giải bài tập Toán 8
- Giải sách bài tập Toán 8
- Đề kiểm tra Toán 8
- Giải bài tập Vật lý 8
- Giải sách bài tập Vật lí 8
- Giải bài tập Hóa học 8
- Giải sách bài tập Hóa 8
- Lý thuyết - Bài tập Hóa học 8 (có đáp án)
- Giải bài tập Sinh học 8
- Giải bài tập Sinh 8 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
- Giải bài tập Địa Lí 8
- Giải bài tập Địa Lí 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Địa Lí 8
- Giải Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 8
- Giải Vở bài tập Địa Lí 8
- Giải bài tập Tiếng anh 8
- Giải bài tập Tiếng anh 8 thí điểm
- Giải sách bài tập Tiếng Anh 8 mới
- Giải bài tập Lịch sử 8
- Giải bài tập Lịch sử 8 (ngắn nhất)
- Giải Vở bài tập Lịch sử 8
- Giải tập bản đồ Lịch sử 8
- Giải bài tập GDCD 8
- Giải bài tập GDCD 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập GDCD 8
- Giải bài tập tình huống GDCD 8
- Giải bài tập Tin học 8
- Giải bài tập Công nghệ 8
- Giải bài tập Công nghệ 8 (ngắn nhất)