Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 24: Cường độ dòng điện
Bài 24.1 trang 56 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 1:05 : Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
a. 0,35A = ... mA b. 425mA = ... A
c. 1,28A = ... mA d. 32mA = ... A
Lời giải:
a. 0,35A = 350mA b. 425mA = 0,425A
c. 1,28A = 1280mA d. 32mA = 0,032A
Bài 24.2 trang 56 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 3:18 : Hình 24.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:
a. Giới hạn của ampe kế.
b. Độ chia nhỏ nhất .
c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1).
d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2).
Lời giải:
a. GHĐ là số đo lớn nhất trên ampe kế: 1,6A
b. ĐCNN là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch trên ampe kế: 0,1A
c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1) là: I1 = 0,4 A
d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2) là: I2 = 1,3A
Bài 24.3 trang 56 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 5:46 : Có bốn ampe kế với các giới hạn đo lần lượt là:
1. 50mA 2. 1,5A 3. 0,5A 4. 1A
Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây:
a. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
b. Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA.
c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.
d. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.
Lời giải:
a. Dùng ampe kế số 3 có giới hạn đo là 0,5 A để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
b. Dùng ampe kế số 1 có giới hạn đo là 50mA để đo dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA
c. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A hoặc số 4 có giới hạn đo 1A để đo dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.
d. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A để đo dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.
Bài 24.4 trang 56 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 8:24 : Cho các sơ đồ mạch điện như hình 24.2
a. Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng.
b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng.
Lời giải:
a. Dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ dưới:
b. Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt (+) và đi khỏi chốt (-) của mỗi ampe kế.
Bài 24.5 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 12:47 : Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.
B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch.
C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.
D. Để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
Lời giải:
Đáp án: D
Ampe kế là dụng cụ dùng để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.
Bài 24.6 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 13:14 : Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
Lời giải:
Đáp án: B
Trên ampe kế không có sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
Bài 24.7 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 14:27 : Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
A. niutơn (N) B.ampe(A)
C.đêxiben(dB) D.héc(Hz)
Lời giải:
Đáp án: B
Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe(A).
Bài 24.8 trang 57 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 14:46 : Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai, khi sử dụng ampe kế:
1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0;
2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất;
3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện;
4. Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc;
5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo;
6. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
7. Ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được;
Khi sử dụng ampe kế để tiến hành một phép đo thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?
A.1 → 2 → 3 → 4 → 7 B.2 → 6 → 1 → 4 → 7
C.5 → 6 → 1 → 4 → 7 D.3 → 1 → 2 → 4 → 7
Lời giải:
Đáp án: C
Đầu tiên chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.
Sau đó mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
Tiếp theo điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.
Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc
Cuối cùng ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được.
Bài 24.9 trang 58 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 16:32 : Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?
A. 0,3A
B. 1,0A
C. 250mA
D. 0,5A
Lời giải:
Đáp án: D
Vì chỉ cần chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.
Bài 24.10 trang 58 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 17:18 : Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A.
Lời giải:
Đáp án: B
Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA.
Bài 24.11 trang 58 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 17:48 : Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây mắc đúng?
Lời giải:
Đáp án: C
Vì cực (+) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (+) của ampe kế và cực (–) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (-) của ampe kế.
Bài 24.12 trang 59 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 20:04 : Trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây, các công tắc K ở chế độ được biểu diễn như hình 24.4. Hỏi ampe kế mắc trong sơ đồ nào có chỉ số khác 0?
Lời giải:
Đáp án: A
Vì khi đóng công tắc K mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch chạy qua bóng đèn nên ampe có số chỉ khác 0.
Bài 24.13 trang 59 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 24:13 : Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.5 được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
Lời giải:
Đáp án: A
Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ta cần:
+ Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn trong mạch
+ Mắc cực (+) của nguồn điện với cực (+) của ampe kế và cực (-) của nguồn điện với cực (-) của ampe kế.
+ Cần phải đóng công tắc K để mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 25: Hiệu điện thế
- Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Video Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Vật Lí 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều