Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng



Sách bài tập Vật Lí 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Bài 3.1 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 1:25 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

   A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng.

   B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

   C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

   D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng.

Lời giải:

   Đáp án: B

Vì Nhật Thực xảy ra vào ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là Nhật Thực toàn phần.

Bài 3.2 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 1:56 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực?

   A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

   B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

   C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

   D. khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Lời giải:

   Đáp án: B

Vì Nguyệt Thực xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Bài 3.3 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 2:25 : Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?

Lời giải:

Vì đêm rằm Âm lịch, mặt trời , mặt trăng, trái đất mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, trái đất mới có thể chắn ánh sáng Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.

Bài 3.4 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 4:48 : Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng mặt trời đều song song.

Lời giải:

+ Dùng thước vẽ các cọc AB dài 1cm.

+ Vẽ cái bóng AO của cọc AB trên mặt đất: AO = 0,8cm.

+ Nối BO đó là đường truyền ánh sáng Mặt Trời. Lấy CO dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.

+ Vẽ cột đèn CĐ cắt đường BO kéo dài tại Đ.

+ Đo chiều cao CĐ chính là chiều cao cột đèn, CĐ = 6,25cm

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 3.5 trang 9 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 12:26 : Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

   A. mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

   B. mặt trời bỗng nhiên biến mất

   C. mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

   D. người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng

Lời giải:

   Đáp án: C

Hiện tượng Nhật Thực do Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

Bài 3.6 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 13:16 : Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực?

    A. Mặt trăng bị gấu trời ăn

    B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng

    C. Mặt trăng bỗng dưng ngừng phát sáng

    D. Trái đất chắn không cho ánh sán mặt trời chiếu tới Mặt trăng

Lời giải:

   Đáp án: D

Nguyệt Thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được mặt Trời chiếu sáng.

Bài 3.7 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 13:43 : Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

   A. trời bỗng sáng bừng lên

   B. xung quanh mặt trăng xuất hiện cầu vồng

   C. phần sáng của mặt trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn

   D. trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất

Lời giải:

   Đáp án: D

Khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng ta quan sát thấy trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Bài 3.8 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 14:17 : Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất?

    A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất

    B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn

    C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường

    D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối

Lời giải:

Chọn B

Đêm rằm, khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất ta thấy phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

Bài 3.9 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 15:00 : Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

    A.tăng lên

    B.Giảm đi

    C. không thay đổi

    D. lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Lời giải:

   Đáp án: D

Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối lúc đầu tăng lên, sau giảm đi.

Bài 3.10 trang 10 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 16:10 : Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

   A. ngọn nến sáng yếu hơn

   B. ngọn nến sáng mạnh hơn

   C. không có gì khác

   D. chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Lời giải:

   Đáp án: D

Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Bài 3.11 trang 11 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 16:55 : Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình mặt trăng khi có nguyệt thực một phần (hình 3.1)?

Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 hay nhất, chi tiết

Lời giải:

   Đáp án: C

Vì Mặt Trăng ban đầu có hình tròn, khi có Nguyệt Thực một phần Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất nên sẽ có hình dạng như trong hình A, B,D. Còn hình C không bị Trái Đất che khuất nên là hình không đúng.

Bài 3.12 trang 11 Sách bài tập Vật Lí 7 - Video giải tại 17:52 : Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?

Lời giải:

   - Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó. Vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi vậy ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.

   - Đèn ống là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở phía sau bàn tay hẳn như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh nên bóng bàn tay bị nhòe.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải sách bài tập Vật Lí lớp 7 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Sách bài tập Vật Lí 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên