Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 2: Chất
Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 2: Chất
Với lời giải VBT Hóa 8 Bài 2: Chất hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập trong Vở bài tập Hóa học 8.
Học theo Sách giáo khoa
I. Chất có ở đâu?
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
- Vật thể tự nhiên: thân cây mía, khí quyển, nước biển, đá vôi...
- Vật thể nhân tạo: cốc thủy tinh, chậu nhựa, ấm đun nước....
II. Tính chất của chất
- Tính chất vật lí: là trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi hình thành chất khác, khả năng phân hủy, tính cháy....
- Làm thể nào để biết được tính chất của chất?
Dựa vào quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm
- Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp là các chất trộn lẫn với nhau
2. Chất tinh khiết
Nước cất là chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ v.v.... là hỗn hợp.
Chỉ có nước tinh khiết mới có: tonc = 0oC, tos = 100oC , D = 1g/cm3
Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí, ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
Thí dụ: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng được một chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất.
Bài tập
Bài 1. Trang 7 VBT Hóa học 8: a) Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
b) Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
Lời giải
a) Hai vật thể tự nhiên: núi đá, con sông.
Hai vật thể nhân tạo: cặp sách, cốc nhựa đựng nước.
b) Ta nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất, bởi vì: vật thể được cấu tạo từ một chất hay một số chất.
Bài 2. Trang 7 VBT Hóa học 8: Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:
a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
Lời giải
Ba vật thể được làm bằng
a) Nhôm: Ấm đun nước, móc treo quần áo, mâm nhôm.
b) Thủy tinh: cốc nước, kính cửa sổ, mắt kính.
c) Chất dẻo: Thau nhựa, thùng đựng rác, ống nước.
Bài 3. Trang 7 VBT Hóa học 8: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong các ý sau:
a) Cơ thể người có 63% ÷ 68% khối lượng là nước.
b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
d) Áo may bằng sợi bông (95% ÷ 98% là xenlulozơ) mặc thoáng hơn áo may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su.
Lời giải:
Vật thể: Cơ thể người, lõi bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
Bài 4. Trang 8 VBT Hóa học 8: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.
Lời giải:
Lập bảng so sánh tính chất của muối ăn, đường và than:
|
Màu |
Vị |
Tính tan trong nước |
Tính cháy |
Muối ăn |
Trắng |
Mặn |
Tan |
Không |
Đường |
Trắng |
Ngọt |
Tan |
Cháy |
Than |
Đen |
Không |
Không |
Cháy |
Bài 5. Trang 8 VBT Hóa học 8: Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)...
Lời giải:
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được tính chất bề ngoài của chất.
Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất.
Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm.
Bài 6. Trang 8 VBT Hóa học 8: Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.
Lời giải:
Để có thể nhận biết được khí cacbon đioxit có trong hơi thở của ta, ta có thể làm theo cách sau:
Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong và thổi hơi thở sục qua. Khi quan sát, ta thấy li nước vôi bị vẩn đục.
Vậy trong hơi thở của ta có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.
Thổi vào nước vôi trong
Bài 7. Trang 8 VBT Hóa học 8: a) Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
b) Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
Lời giải:
a) Giữa nước khoáng và nước cất có:
- Hai tính chất giống nhau: đều là chất lỏng ở điều kiện thường, không màu.
- Hai tính chất khác nhau: nước cất là nước tinh khiết còn nước khoáng chứa nhiều chất tan, nó là một hỗn hợp.
b) Nước khoáng uống tốt hơn nước cất.
Bài 8. Trang 8 VBT Hóa học 8: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí nitơ và oxi.
Lời giải:
Tách riêng khí oxi và khí nitơ từ không khí bằng cách:
Nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở - 183oC cho nên ta có thể tách riêng hai khí này bằng cách hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí.
Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng lên đến -196 oC, nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến - 183oC mới sôi, tách riêng được hai khí.
Bài tập trong sách bài tập
Bài 2.1. Trang 9 VBT Hóa học 8: Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:
“Các vật thể ...........đều gồm một số..........khác nhau.......được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là........ hay hỗn hợp một số............Nên ta nói được: Đâu có .......là có.......”
Lời giải:
“Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được: Đâu có vật thể là có chất.”
Bài 2.2. (Trang 9 VBT Hóa học 8): Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:
- Trong quả chanh có nước, axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.
- Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng, làm dây
Lời giải:
Vật thể tự nhiên : quả chanh, quặng apatit.
Vật thể nhân tạo : cốc, que diêm, bóng đèn điện.
Chất : nước, axit xitric, thuỷ tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfam
Bài 2.7. (Trang 9 VBT Hóa học 8) Câu sau đây có hai ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102°C".
A. Cả hai ý đều đúng.
B. Cả hai ý đều sai.
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng
Lời giải:
Chọn C (ý 2 sai vì nước cất sôi ở 100°C).
Bài 2.8. (Trang 9 VBT Hóa học 8) Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi t° = 78,3°C và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?
Lời giải:
Đun nóng hỗn hợp cồn và nước đến khoảng 80°C. Cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên 80°C một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.
Xem thêm các bài Giải Vở bài tập Hóa học 8 hay khác:
- VBT Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử
- VBT Hóa 8 Bài 5: Nguyên tố hóa h
- VBT Hóa 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
- VBT Hóa 8 Bài 8: Bài luyện tập 1
- VBT Hóa 8 Bài 9: Công thức hóa học
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 8
- Video Giải bài tập Hóa 8
- Giải sách bài tập Hóa 8
- Lý thuyết & 400 Bài tập Hóa học 8 (có đáp án)
- Top 70 Đề thi Hóa học 8 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải vở bài tập Hóa học 8 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa học lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều