Bài 23: Bài luyện tập 4 VBT Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy | Giải Vở bài tập Hóa học 8

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

Với lời giải VBT Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập trong Vở bài tập Hóa học 8.

Học theo Sách giáo khoa

Quảng cáo

I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

1. Thí nghiệm

a) Thí nghiệm đun nóng KMnO4:

Hiện tượng: KMnO4 phân hủy sinh ra luồng khí làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa.

Giải thích: Vì KMnO4 phân hủy sinh ra khí oxi, oxi làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy.

b) Thí nghiệm đun nóng kali clorat KClO3

Hiện tượng: đun nóng KClO3 thấy khí oxi thoát ra

Khi thêm bột MnO2: phản ứng xảy ra nhanh hơn

Phương trình phản ứng: 2KClO3 MnO2to 2KCl + 3O2

Hai cách thu khí oxi:

+) Đẩy không khí

+) Đẩy nước

Quảng cáo

2. Kết luận

Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách: đun nóng những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp

Nguyên liệu: không khí hoặc nước

1. Sản xuất khí oxi từ không khí

Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Ở -196oC thu được khí nitơ, sau đó ở -183oC thu được oxi.

2. Sản xuất khí oxi từ nước

Điện phân nước trong bình điện phân sẽ thu được hai khí riêng biệt là oxi và hiđro.

III. Phản ứng phân hủy

Phản ứng hóa học

Số chất phản ứng

Số chất sản phẩm

2KClO3 →2KCl + 3O2 ↑

1

2

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

1

3

CaCO3 → CaO + CO2

1

3

Quảng cáo

2. Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Bài tập

Bài 1 trang 99 VBT Hóa học 8 : Những chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

a) Fe3O4 ;              b) KClO3 ;              c) KMnO4 ;

d) CaCO3 ;            e) Không khí;         g) H2O.

Lời giải

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: b) KClO3 ; c) KMnO4.

2KClO3 MnO2to 2KCl + 3O2

2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy | Giải Vở bài tập Hóa học 8

Bài 2 trang 99 VBT Hóa học 8: Sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Quảng cáo

Lời giải

Điều chế oxi

Phòng thí nghiệm

Công nghiệp

Nguyên liệu

KMnO4, KClO3

Không khí, nước

Sản lượng

Đủ để làm thí nghiệm

Sản lượng lớn

Giá thành

Cao

Thấp

Bài 3 trang 99 VBT Hóa học 8: Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp ? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Lời giải

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp:

- Phản ứng hóa hợp: chất tham gia gồm hai hay nhiều chất; sản phẩm chỉ là một chất.

- Phản ứng phân hủy: chất tham gia chỉ có 1 chất; sản phẩm sinh ra là hai hay nhiều chất.

Thí dụ:

Phản ứng hóa hợp: S + O2 to SO2

Phản ứng phân hủy: CaCO3 to CaO + CO2

Bài 4 trang 99 VBT Hóa học 8: Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48 g khí oxi ;

b) 44,8 lít khí oxi (đktc).

Lời giải

a) Phương trình phản ứng: 2KClO3 MnO2to 2KCl + 3O2

Số mol khí oxi cần điều chế: nO2=4832 = 1,5 mol

Theo phương trình phản ứng, cứ 3 mol O2 cần 2 mol KClO3.

Số mol KClO3nKClO3=1,5.23 = 1 mol

Số gam KClO3mKClO3 = 1.122,5 = 122,5 gam

b) Số mol khí oxi cần điều chế: nO2=44,822,4 = 2 mol

Theo phương trình phản ứng, cứ 3 mol O2 cần 2 mol KClO3

Số mol KClO3nKClO3=2.23=431,33  mol;

Số gam KClO3mKClO3 = 1,33.122,5 = 162,925 gam

Bài 5 trang 100 VBT Hóa học 8: Nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào ? Vì sao ?

Lời giải

a) Phương trình hóa học: CaCO3 to CaO + CO2

b) Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất (vôi sống và khí cacbonic).

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy | Giải Vở bài tập Hóa học 8

Bài 6 trang 100 VBT Hóa học 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ.

b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.

Lời giải

Phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 to Fe3O4

a) Số mol Fe3O4nFe3O4=2,32232=0,01mol

Theo phương trình hóa học, để điều chế 1 mol Fe3O4 cần 3 mol Fe và 2 mol O2.

Số mol sắt: nFe0,01.31 = 0,03 mol; Số gam sắt: mFe = 0,03.56 = 1,68 gam

Số mol oxi: nO2=0,01.21 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2= 32.0,02 = 0,64 gam

b) 1 mol O2 cần 2 mol KMnO4.

0,02 mol O2 cần x mol KMnO4.

→ x = 0,04 mol

Số gam KMnO4 cần dùng là: 0,04.158 = 6,32 gam

Bài tập trong sách bài tập

Bài 27.2 trang 100 VBT Hóa học 8 : Trong bài thực hành thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí, có 4 học sinh A, B, C, D đã lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như dưới đây. Hãy cho biết học sinh nào đã lắp ráp đúng? Lắp ráp không đúng? Giải thích. Xác định công thức các chất 1, 2, 3 có trong hình vẽ của các thí nghiệm.

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27.2 trang 100,101 chi tiết

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27.2 trang 100,101 chi tiết

Lời giải

Chất 1 có thể là: KMnO4, KClO3, KNO3 …; chất 2: khí oxi; chất 3: nước.

Học sinh A lắp ráp đúng ; học sinh B lắp ráp không đúng vì ống dẫn khí không đi vào ống nghiệm đựng nước do đó oxi bị mất một phần.

Học sinh C đã lắp ráp đúng; học sinh D đã lắp ráp không đúng vì ống dẫn khí oxi không đi vào ống nghiệm, dẫn đến sự mất mát khí oxi.

Bài 27.3 trang 101 VBT Hóa học 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có pha axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:

2H2O dp 2H2↑ + O2

Điền những số liệu thích hợp vào những chỗ trống trong bảng dưới đây:

 

H2O đã dùng

H2 tạo thành

O2 tạo thành

a)

2 mol

…..mol

…..mol

b)

…..mol

…...g

16 g

c)

…..mol

10 g

…...g

d)

45 g

…...g

…...g

e)

…...g

8,96 lít (đktc)

……lít (đktc)

f)

66,6 ml

…...g

……lít (đktc)

Lời giải

 

H2O đã dùng

H2 tạo thành

O2 tạo thành

a)

2 mol

2 mol

1 mol

b)

1 mol

2 g

16 g

c)

5 mol

10 g

80 g

d)

45 g

5 g

40 g

e)

7,2 g

8,96 lít (đktc)

4,48 lít (đktc)

f)

66,6 ml

0,006 g

0,0336 lít (đktc)

Bài 27.9 trang 101 VBT Hóa học 8: Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi (CaCO3). Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn (T) đá vôi có chứa 10% tạp chất là

A. 0,252 T.            B. 0,378 T.             C. 0,504 T.            D. 0,606 T.

(Biết hiệu suất phản ứng là 100%).

Lời giải

Chọn C

Khối lượng CaCO3 trong 1 tấn đá vôi là 1.90100 = 0,9 (tấn)

Phương trình nhiệt phân:

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy | Giải Vở bài tập Hóa học 8

-> x = 0,9.56100 = 0,504 tấn

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy | Giải Vở bài tập Hóa học 8

Xem thêm các bài Giải Vở bài tập Hóa học 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Hóa học 8 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa học lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên