(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 11 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Bài 11 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 11 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 10 Bài 11 (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Biết được khái niệm khí quyển.

- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo.

- Biết khái niệm front và các front, hiểu và trình bày dược sự di chuyển của các khối khí, front và ảnh hưởng của chúng đến khí hậu thời tiết.

- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

2. Về kĩ năng

Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

3. Về thái độ

- Có ý thức hơn trong việc bảo vệ tầng khí quyển và chống sự biến đổi khí hậu.

- Nhận thức về vai trò quan trọng của khí quyển đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.

4. Năng lực hình thành

4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

4.2. Năng lực chuyên biệt:

Biết quan sát hình, nhận xét và giải thích về sự phân bố nhiệt độ.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Các bản đồ về nhiệt độ, gió và khí hậu thế giới

- Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc tự nhiên châu Á.

- Bảng thống kê các khối khí

2. Chuẩn bị của học sinh

chuẩn bị những nội dung đã được phân công.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Các hoạt động học tập

3. Hoạt động khởi động: 5 phút

a. Mục tiêu:

- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.

- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.

- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.

b. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

c. Phương tiện: Trình chiếu hình ảnh liên quan đến bầu khí quyển, hình ảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

d. Tiến trình hoạt động:

GV: Qua hình ảnh vừa rồi em hãy nêu những tác động của con người đến không khí Trái đất.

HS: quan sát và lấy giấy nháp, trả lời.

GV: Sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào bào mới.

Các em ạ, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của con người đã làm thải không ít chất độc hại đến bầu không khí của chúng ta, từ đó gây nên các hiện tượng biến đổi khí. Vậy với thế hệ trẻ chúng ta phải làm gì để duy trì môi trường không khí trong lành. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm về khí quyển. sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khí quyển, nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí

1. Mục tiêu

- Kiến thức:

 + Biết được khái niệm khí quyển.

 + Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo.

 + Biết khái niệm front và các front gồm có front địa cực, front ôn đới…

 + Hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, front: Các khối khí và front không đứng yên một chỗ mà luôn di chuyển, mỗi khi di chuyển đến đâu thì làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.

- Kĩ năng: Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp thảo luận.

Kĩ thuật đọc văn bản

3. Thời gian: 10 phút

4. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. GV cho HS nhắc lại khái niệm về khí quyển và vai trò của khí quyển.

HS trả lời GV chốt kiến thức.

Bước 2. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK mục 2 và thảo luận cặp đôi để hoàn thành bảng thống kê 1. (phần phụ lục)

Bước 3. Gọi 4 em lên bảng điền các thông tin vào bảng GV đã chuẩn bị sẵn. HS thực hiện báo cáo kết hợp với chỉ trên bản đồ vị trí tương đối của các khối khí. HS khác bổ sung, GV chốt kiến thức thông qua thông tin phản hồi

Bước 4. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các nội dung sau:

(1) Thế nào là frông

(2) Các frông trên Trái Đất

(3) Thế nào là dải hội tụ nhiệt đới

I. Khí quyển:

1. Khái niệm.

- Là lớp không khí bao quanh trái đất luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời.

- Vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của sinh vật và con người và bảo vệ lớp vỏ Trái Đất.

2. Các khối khí:

- Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: Khối khí bắc cực và nam cực (rất lạnh), khối khí ôn đới (lạnh),khối khí chí tuyến (rất nóng) khối khí xích đạo (nóng ẩm).

- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn di chuyển và biến tính.

(thông tin phản hồi)

3. Frông (F)

- Là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nhiệt độ và hướng gió khác biệt

- Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản

 + Frông địa cực (FA).

 + Frông ôn đới (FP).

- Giữa khối khí xích đạo và chỉ tuyến không tồn tại frông

- Ở khu vực xích đạo các khối khí đều có tính chất nóng ẩm chỉ có hướng gió khác nhau do đó hình thành dải hội tụ nhiệt đới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

- Kĩ năng: Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Đàm thoại gợi mở; Nêu vấn đề.

Kĩ thuật đọc văn bản và khai thác tranh ảnh

3. Thời gian: 15 phút

4. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV cho HS cả lớp nghiên cứu hình 11.2 nhận xét quá trình bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất.

- Ý nghĩa của bức xạ mặt trời đối với nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu.

- Nhiệt lượng do mặt trời mang đến trái đất có thay đổi không ? Thay đổi như thế nào?

HS thực hiện

Bước 2. GV gọi HS trả lời từng vấn đề 1

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên trái đất:

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:

- Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới trái đất: Mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển 19%.

- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho trái đất là bức xạ mặt trời, nhiệt của không khí ở tầng đối lưu do nhiệt độ bề mặt đất được mặt trời đốt nóng cung cấp.

- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.

Hoạt động 2: Cặp/ nhóm

Bước 1: GV cho HS đọc một lượt mục 2 và cho biết sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo các nội dung nào?

HS trả lời. GV chốt: theo vĩ độ địa lí, lục địa-đại dương, địa hình.

Bước 2. Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, dựa vào nội dung SGK thảo luận theo nội dung: biểu hiện của nhiệt độ phân bố theo vĩ độ địa lí, lục địa-đại dương, địa hình. Tùy theo trình độ HS, GV có thể yêu cầu HS giải thích nguyên nhân.

Nhóm 1, 2 : Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt đô theo vĩ độ.

Nhóm 3, 4 : Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt đô theo lục địa, đại dương.

Nhóm 5, 6 : Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ theo địa hình.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên trái đất.

a. Phân bố theo vĩ độ địa lý

- Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo đến cực Bắc (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của mặt trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng)

b. Phân bố theo lục địa, đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Ví dụ: Cao nhất 30°C (hoang mạc Sahara), thấp nhất - 30,2°C (đảo Grơnlen).

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

c. Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6°C.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi: sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn; hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng mặt trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.

Hoạt động 3: Luyện tập và củng cố bài

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho các em học sau khi kết thúc bài học.

2. Phương pháp thực hiện:

- Cả lớp, cá nhân.

3. Phương tiện: Máy chiếu.

4. Thời gian: 8 Phút

GV đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời câu hỏi.

HS trả lờ

GV chuẩn lại kiến thức cho các em.

Câu 1. Khí quyển là

A. khoảng không bao quanh Trái Đất.

B. quyển chứa tồn bộ chất khí trên Trái Đất.

C. lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 500km.

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời.

Câu 2. Khối khí ôn đới lạnh được kí hiệu như thế nào?

A. P.    B. A.    C. E.    D. T.

Câu 3. Nhiệt lượng do Mặt trời mang đến bề mặt Trái đất thay đổi theo

A. góc chiếu của tia bức xạ Mặt trời.

B. thời điểm trong năm.

C. vị trí của mặt trời trên quỹ đạo.

D. độ dài của đường đi.

Câu 4. Miền có Frông, thường có thời tiết như thế nào?

A. Mưa nhỏ.

B. Không mưa, trời nắng.

C. Trời âm u, nhiều mây.

D. Mưa nhiều, nhiễu loạn nhất là khu vực xích đạo.

Câu 5. Vì sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20°C lớn hơn ở xích đạo?

A. Không khí ở vĩ độ 20°C trong hơn không khí ở xích đạo.

B. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20°C lớn hơn ở xích đạo.

C. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20°C mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.

D. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20°C trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.

Câu 6. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì

A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa tiếp nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

PHỤ LỤC

Bảng thống kê 1

(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 11 (mới, chuẩn nhất)

Từng khối khí lại phân biệt thành hải dương ẩm, kí hiệu là m và lục địa khô, kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em.

Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoạt động xã hội Việt Nam.

2. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở.

3. Nội dung: Nêu những biểu hiện của con người Việt Nam tác động đến khí quyển?

4. Đánh giá: Giaó viên khuyến khích và nhận xét những ý kiến của các em.

5. Thời gian: 4 phút.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên