(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 12 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Bài 12 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 12 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 10 Bài 12 (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

2. Về kĩ năng

- Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, khu áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.

- Có khả năng phân tích , sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức kiến thức.

3. Về thái độ

- Nhận thức được ảnh hưởng của gió đến môi trường sống.

4. Năng lực hình thành

4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

4.1. Năng lực chuyên biệt:

Biết quan sát hình và giải thích về sự hình thành các loại gió và phân bố khí áp.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Phóng to hình 12.1, 12.2, 12.3 trong SGK

- Bản đồ khí áp thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, những nội dung GV đã phân công ở bài trước.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Các hoạt động học tập

A. Khởi động: (5 phút)

* Mục tiêu:

- Nhằm liên kết những nội dung liên quan đến bài học mới.

- Tạo hứng thú cho các em khi bước vào bài mới.

- Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết một phần vấn đề để vào bài mới.

* Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

* Phương tiện: Trình chiếu về hình ảnh mùa thu Hà Nội

* Tiến trình hoạt động:

GV đọc bài thơ: Mời các em cùng lắng nghe đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

GV: qua hình ảnh và nội dung đoạn thơ vừa rồi, các em cho biết cảnh quan mùa nào của Hà Nội. Nêu ra các nhân tố ngoại lực.

HS: Quan sát và lấy giấy nháp viết nội dung trả lời.

GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào bào mới.

Qua đoạn thơ và hình ảnh vừa rồi, chúng ta đã điểm qua những hình ảnh mùa thu của Hà nội, sự thay đổi cảnh quan về sự giao mùa, dưới sự tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, sông làm cho cảnh quan ở đây thật đẹp và sinh động hơn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự phân bố khí áp, và một số loại gió chính.

B. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố khí áp.

1. Mục tiêu

- Kiến thức :

 + Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió: không khí luôn di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp.

 + Các nguyên nhân làm thay đổi khí áp: độ cao, nhiệt độ và độ ẩm.

- Kĩ năng : Có khả năng phân tích, sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức kiến thức.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Phương tiện trực quan, tranh ảnh

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

3. Thời gian: 7 phút.

4. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và kết hợp sử dụng hình 12.1 thảo luận và trả lời các câu hỏi:

(1) Khí áp là gì?

(1) Nhận xét sự phân bố khí áp.Các đai áp cao, áp thấp từ xích đạo đến cực có liên tục không? Vì sao?

Bước 2. HS trả lời GV có thể phát vấn gợi mở thêm về các vấn đề sau: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt đất.

? Theo em sức nén này có thay đổi không? có mạnh lên hoặc yếu đi không?Và xảy ra trong trường hợp nào?

? Nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp?

- Khi tỷ trọng không khí tăng sức nén tăng thì khí áp tăng.

- Khi không khí chứa nhiều hơi nước,khí áp giảm và cùng một khí áp và nhiệt độ như nhau thì 1lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Do vậy, khi nhiệt độ cao hơi nước bốc hơi lên chiếm chỗ của không khí khô làm khí áp giảm. Điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo do hơi nước bốc hơi nhiều.

Bước 3. GV chốt kiến thức

I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP:

- Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt trái đất.

- Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỷ trọng không khí khác nhau - khí áp khác nhau.

1. Phân bố các đai khí áp trên trái đất:

Các đai áp cao, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp:

a. Khí áp thay đổi theo độ cao.

b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.

c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại gió chính

1. Mục tiêu

- Kiến thức:

 + Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất gồm gió mậu dịch, gió tây ôn đới.., Hiểu được nguyên nhân hình thành gió mùa là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đề giữa lục địa và đại dương.

 + Nguyên nhân hình thành một số loại gió địa phương như gió biển, gió đất, gió phơn

- Kĩ năng: Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, khu áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. Có khả năng phân tích, sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức kiến thức.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Đàm thoại gợi mở, thảo luận.

- Kĩ thuật phòng tranh

3. Thời gian: 19 phút.

4. Các bước hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận theo yêu cầu

Nhóm 1. Gió tây;

Nhóm 2. Gió Mậu dịch;

Nhóm 3. Gió mùa;

Nhóm 4. Gió đất, gió biển; Nhóm 5. Gió phơn. - Loại gió; Phạm vi hoạt động của gió; Thời gian hoạt động.

- Hướng gió thổi; Tính chất của gió.

Bước 2: Các nhóm thực hiện trong khoảng 5 phút. GV gọi các nhóm treo kết quả. Các nhóm quan sát kết quả của nhau phát vấn thêm câu hỏi nếu thấy chưa rõ kết quả của nhóm bạn.

Bước 3: GV chốt kiến thức.

II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH:

1. Gió tây ôn đới.

- Thổi từ áp cao cận chí chuyến về áp thấp ôn đới ở vĩ độ khoảng 60°.

- Thời gian hoạt động: Quanh năm.

- Hướng :Hướng tây là chủ yếu. BCB có hướng tây nam,BCN có hướng tây bắc.

- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều.

2. Gió mậu dịch.

- Phạm vi hoạt động của gió: Thổi từ 2 áp cao cận chí tuyến về khu vực hạ áp xích đạo

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Hướng gió thổi: đông bắc ở BCB,và đông nam ở BCN

- Tính chất của gió: khô, ít mưa.

3. Gió mùa.

- Gió mùa là gió thổi theo 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.Gió này không có tính chất vành đai.

- Thời gian hoạt động theo mùa

- Phạm vi hoạt động: Thường hoạt động ở những phạm vi đới nóng

4. Gió địa phương

a. Gió đất, gió biển

- Hình thành ở vùng bờ biển.

- Thay đổi hướng theo ngày đêm: ngày gió biển, đêm gió đất

- Thời gian hoạt động trong một ngày đêm.

- Tính chất: ôn hòa.

b. Gió phơn

- Phạm vi hoạt động vùng phía sau núi cao có gió thổi vượt qua.

- Hướng thay đổi theo từng khu vực

- Thời gian hoạt động không liên tục theo từng đợt.

- Tính chất khô nóng.

C. Hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố bài và hoàn thành kiến thức cho HS sau khi kết thúc tiết học.

2. Phương pháp: cá nhân/ cả lớp.

3 Phương tiện: Máy chiếu, câu hỏi.

4. Thời gian: 7 phút

Câu 1. Gió Tây ôn đới là loại gió

A. thổi đều đặn theo mùa.

B. hướng chủ yếu là hướng Tây.

C. thổi từ phía Tây Đại tây dương đến.

D. thổi từ phía Tây Thái bình dương đến.

Câu 2. Gió mậu dịch thổi theo hướng.

A. thổi thường xuyên từ áp cao cận cực về áp thấp ôn đới.

B. thổi thường xuyên từ áp cao cực về khu vực chí tuyến.

C. thổi thường xuyên từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

D. thổi thường xuyên từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

Câu 3. Gió mùa là loại gió

A. thổi không đều trong năm, mùa đông gió thổi mạnh.

B. thổi đều đặn theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau.

C thổi theo mùa, hướng hai mùa gió trái ngược nhau.

D. mùa đông từ biển thổi vào; mùa hè từ lục địa thổi ra.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

A.sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

C. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

D. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

Câu 5. Gió đất và gió biển hình thành là do

A.trời nắng gay gắt, không có mây nhiều.

B. không có sự chênh lệch lớn về khí áp.

C. ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.

D. sự chênh lệch khí áp giữa đất và biển.

Câu 6. Gió phơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng là

A. tây nam.

B. đông nam.

C. tây bắc.

D. đông bắc.

D. VẬN DỤNG.

1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn có liên quan đến tự nhiên Việt Nam.

2. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở.

3. Nội dung: Gió mùa mùa đông hoạt động vào nước ta từ tháng nào và hướng cúa gió?

4. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích và nhận xét những ý kiến của các em.

5. Thời gian: 4 phút.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên