Giáo án Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
Giáo án Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui luật nhất định.
2. Về kĩ năng
Từ hình ảnh và bản đồ, tìm đến nội dung bài học
3. Về thái độ
Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên
4. Năng lực hình thành
4.1. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4.2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng lược đồ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bản đồ tự nhiên thế giới, bảng phụ....
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, vở ghi, đồ dùng,...
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5 phút) a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Theo chu kì Mặt trăng, thủy triều lớn nhất, nhỏ nhất vào thời gian nào trong tháng? Tại sao nằm ven Đại Tây dương, Xahara lại thành hoang mạc lớn nhất thế giới? b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm. d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học Hoạt động 2. Tìm hiểu sóng biển (5 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân sinh sóng biển, sóng thần. - Tác hại của sóng thần đối với cuộc sống 2. Phương thức - Phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm cặp đôi. 3. Tổ chức hoạt động |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1:Tìm hiểu sóng biển(HS làm việc cá nhân: 10) Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK và kiến thức đã học nêu khái niệm sóng biển, nguyên nhân, sóng thần là gì? Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ - Giáo viên mở rộng: Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu, sóng nhọn đầu. * Sóng thần là gì ? Khác với sóng thường như thế nào ? Hậu quả ? * Sóng lừng là sóng từ ngoài khơi tràn vào bờ; sóng nhọn đầu: sóng ngắn * Càng xuống sâu, sóng yếu, sâu 30m không có sóng |
I. SÓNG BIỂN - Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân: Chủ yếu do gió - Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng. - Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h; Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; Tác hại: có sức tàn phá khủng khiếp. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu thủy triều (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân sinh thủy triều - Hiểu rõ vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào. 2. Phương thức - Phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 3. Tổ chức hoạt động |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1 trang 59 và kiến thức cho biết khái niệm thủy triều, nguyên nhân, HS trả lời, GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu đặc điểm thủy triều Nhóm 1,2:Trả lời câu hỏi màu xanh hình 16.2 Nhóm 3,4: Trả lời câu hỏi màu xanh hình 16.3 Bước 2: Đại diện nhóm trình bày và chỉ hình vẽ, GV chuẩn kiến thức Ngày 1: TĐ → MTrăng → MTrời Ngày 15: MTrăng → TĐ → MTrời * Hiện nay việc sử dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết, đã được phát triển nhiều nước trên thế giới. |
II. THỦY TRIỀU 1/ Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. 2/ Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3/ Đặc điểm: * Trong một tháng - Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) → thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn). - Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) → thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết). * Trong một năm: thủy triều lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân. |
Hoạt động 4. Tìm hiểu dòng biển (15 phút) 1. Mục tiêu - Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui luật nhất định. - Tác động đối với khí hậu vùng ven bờ do các dòng biển chảy qua. 2. Phương thức - Phương pháp nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm cặp đôi. 3. Tổ chức hoạt động |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Tìm hiểu dòng biển(HS làm việc theo cặp: 15 phút) Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa, hình 16.4 nêu: + Dòng biển là gì ? + Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh. + Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. + Tên một số dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên thế giới mà em biết. Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức và chỉ bản đồ * Em lấy VD vùng gió mùa dòng biển đổi chiều: VD trong SGK trang 61 + Dòng biển nóng: Dòng biển Gônstream (Bắc Đại tây dương), dòng biển Ghinê. + Dòng biển lạnh: Dòng biển Caliphoocnia, dòng biển Tây Úc * Các dòng biển ảnh hưởng gì nơi chúng đi qua? + Nơi dòng biển nóng: mưa nhiều + Nơi dòng biển lạnh: mưa ít. + Nơi gặp gỡ 2 dòng biển nóng, lạnh: môi trường hải sản. |
III. Dòng biển - Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. - Phân loại: dòng nóng, lạnh - Phân bố: + Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực. + Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 40° gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo. + Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu BBC cùng chiều kim đồng hồ, NBC ngược chiều. + Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về XĐ + Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương. + Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa. |
Hoạt động 5. Luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lược đồ, tranh ảnh rút ra kiến thức, nội dung bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Trình bày vị trí Mặt trăng so với Trái đất và Mặt trời trong những ngày triều cường, triều kém.
- Trình bày quy luật phân bố các dòng biển lớn trên Trái đất.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn:
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Thuận lợi, khó khăn do thủy triều đối đời sống con người.
- Dòng biển ảnh hưởng đến việc hình thành các ngư trường trên biển, các vùng khí hậu ven đại dương.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)