Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

Hiểu rõ ảnh hưởng của từng nhân tố môi trường đối với sự sống và sự phân bố của sinh vật

2. Về kĩ năng

 + Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS (kĩ năng phân tích, so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường)

 + Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng hoạt động theo nhóm…

 + Quan sát, tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

3. Về thái độ

Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại đọng vật, thực vật.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, đọc hiểu, tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng bảng số liệu.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

+ Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.(sử dụng hình ảnh của bài 19 SGK)

+ Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố sinh vật (phá rừng, trồng rừng…)

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa Địa lí 10.

III. Hoạt động dạy và học

A. Hoạt động khởi động: Dự kiến tổng thời gian 3 phút.

1. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức về Hệ Mặt Trời và sự sống trong Hệ Mặt Trời HS đã học.

- Tạo hứng thú học tập thông qua các câu hỏi phát vấn về chủ đề sự sống trên Trái Đất.

- Liên kết với bài mới

2. Phương pháp – kĩ thuật: Vấn đáp - Cá nhân.

3. Các bước hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ:

- HS bằng kiến thức đã học ở chương II, địa lí 10 trả lời các câu hỏi sau:

 + Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh?

 + Chúng ta đã tìm thấy sự sống (sinh vật sinh sống) ở bao nhiêu hành tinh?

 + Vì sao lại có sự sống ở hành tinh đó?

 + Thời gian thực hiện: 2 phút.

- HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân thời gian 2 phút sau đó báo cáo. (GV theo dõi thái độ làm việc của HS)

(Dự kiến sản phẩm: HS có thể trả lời được các hành tinh, sự sống chỉ có ở Trái Đất, nguyên nhân đơn giãn do vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời…).

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV nhóm các ý trả lời. Sau đó dẫn dắt vào bài mới: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có các sinh vật sinh sống. Vậy có phải nơi nào trên Trái Đất cũng có đầy đủ các sinh vật cư trú? Nếu không phải như vậy thì SV sẽ phân bố như thế nào? Và có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố của chúng?- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp những vấn đề đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiều khái niệm và phạm vi của sinh quyển.

Tổng thời gian: 7 phút.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Hiểu được sinh quyển là gì, giới hạn sống của sinh vật trên Trái Đất.

- Kĩ năng: HS hiểu được vì sao sinh vật chỉ sống ở giới hạn nhất định trong khí quyển.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm nhỏ (2 HS gần nhau).

3. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiều khái niệm và phạm vi của sinh quyển

- Chuyển giao nhiệm vụ:

 + GV: yêu cầu HS dựa vào hình 25.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:

- Sinh quyển là gì?

- SV có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển hay không? Vì sao?

- HS nhận nhiệm vụ:

 + HS làm việc cá nhân, dựa vào SGK và hình 25.1 trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

 + Thời gian: 2 phút.

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV chuẩn kiến thức.

I. Sinh quyển

- Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (gồm thực vật, động vật, vi sinh vật)

- Phạm vi của sinh quyển: tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố sinh vật. Dự kiến tổng thời gian 30 phút.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Hiểu được có những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển và phân bố sinh vật trên T.Đ

 + Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đối với phát triển và phân bố SV.

- Kĩ năng: HS khai thác kiến thức từ SGK theo yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế về mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành nên sự sống.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Hoạt động nhóm lớn (3 nhóm cho 5 nhân tố)

3. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Giao nhiệm vụ:

 + GV chia lớp ra làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: tìm hiểu nhân tố khí hậu

- Nhóm 2: tìm hiểu nhân tố đất, địa hình

- Nhóm 3: tìm hiểu nhân tố sinh vật, con người

Nội dung:

Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật (mới, chuẩn nhất)

- Trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi nhân tố.

- GV yêu cầu nhóm trưởng phân việc cụ thể cho từng nhóm thành viên.

 + Nhóm tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng.

 + Nhóm lấy ví dụ chứng minh.

HS nhận nhiệm vụ: HS trả lời

 + HS làm việc cá nhân về nhân tố của nhóm mình trong 2 phút sau đó mới thảo luận nhóm để rút ra kết luận thảo luận chung của nhóm.

 + HS: thảo luận trong vòng 4 phút, sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Đánh giá và chốt kiến thức: GV đặt một số câu hỏi để chuẩn kiến thức.

GV cho HS xem một số hình ảnh về chặt phá rừng cũng như trồng rừng để HS thấy được ảnh hưởng to lớn của con người đến SV, từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ TNTN cho HS.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

1. Khí hậu

Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.

- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

- Nước và độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ

- Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật

2. Đất

Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố sinh vật do khác nhau về đặc tính lí, hoá, độ ẩm.

3. Địa hình

- Độ cao, hướng sườn, độ dốc ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.

- Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.

- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.

4. Sinh vật

- Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật.

- Mối quan hệ giữa thực vật và động vật rất chặt chẽ vì: thực vật là nơi cư trú của động vật, thực vật còn là thức ăn của động vật.

5. Con người

- Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật

- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật

- Việt Nam: diện tích rừng bị suy giảm.

C. Hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng qua bài học, góp phần hình thành năng lực tự học.

2. Phương pháp/kĩ thuật: Hoạt động cá nhân – Phát vấn.

3. Tổ chức hoạt động: Thời gian khoảng 4 phút

- Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức mới học để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí

Nhân tố (A)

Vai trò (B)

1. Sinh vật

a. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,ánh sáng.

2. Khí hậu

b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật

3. Con người

c. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quang hợp của thực vật

4. Địa hình

d. Quyết định hoạt động, sự sống, phát triển và phân bố của thực vật

5. Đất

e. Hình thành vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao

Câu 2: Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của trái đất được gọi là:

a. Thạch quyển

b. Thổ nhưỡng quyển

c. Sinh quyển

d. Quyển thực vật

Câu 3: Hệ động, thực vật bị suy giảm chủ yếu do những hoạt động của con người như

a. khai thác khoáng sản.

b. mở đường giao thông.

c. thâm canh lúa nước.

d. khai thác rừng bừa bãi.

Câu 4:….5…

- HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc tại lớp.

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV mời HS trình bày kết quả, cho HS khác bổ sung và chuẩn kiến thức.

D. Hoạt động vận dụng – mở rộng: Thời gian 3 phút

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn ở địa phương. Hình thành năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Nội dung: GV cho HS xem bảng kiến thức và hình ảnh của bài 19 và cho HS thấy được MQH chặt chẽ giữa khí hậu, đất và sinh vật, từ đó hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

3. Tổ chức hoạt động

- Chuyển giao nhiệm vụ:

 + HS về nhà tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhân tố khí hậu, đất với sinh vật ở địa phương e (đặc điểm khí hậu địa phương? Loại đất chủ yếu ở địa phương? sinh vật phát triển như thế nào?) giờ sau báo cáo trước lớp.

Dự kiến sản phẩm: khí hậu nóng hay lạnh; loại đất là đất đồng bằng, trung du, miền núi; địa phương trồng chủ yếu cây gì, nuôi con gì…từ đó có MLH sơ bộ giữa các yếu tố. (Đây là nhiệm vụ để phân hóa và cũng là hoạt động khởi động cho bài 19 tiết sau)

+ Chuẩn bị bài học tiếp theo:

Làm bài tập cuối bài và đọc trước nội dung bài 19 SGK.

- HS nhận nhiệm vụ: Ghi chép nhiệm vụ về nhà tìm hiểu.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên