(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 27 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Bài 27 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 10 Bài 27 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CTST Xem thử Giáo án Địa 10 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 10 CD




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 10 Bài 27 (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

2. Về kĩ năng

- Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

3. Về thái độ

- Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở địa phương.

4. Năng lực hình thành

4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

4.2. Năng lực chuyên biệt: : Rèn luyện các năng lực: sử dụng tranh ảnh, sơ đồ.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp.

- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.

- Bảng chuẩn kiến thức về sự ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT-XH

2. Chuẩn bị của học sinh

- Bảng phụ, bút viết.

- Át lát địa lí Việt nam.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Các hoạt động học tập

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Tạo hứng thú học tập giúp học sinh nắm được nội dung bài học thông qua một số hình ảnh, liên hệ thực tế đến nông nghiệp ở địa phương và ở Việt Nam.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối bài mới.

2. Phương pháp / kỹ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/cả lớp.

3. Phương tiện: Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp

4. Tiến trình hoạt động

- GV : Chiếu một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

CH: Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống và sản xuất?

- HS: quan sát trả lời

- GV chốt kiến thức và đi vào bài mới

Hằng ngày chúng ta vẫn sống dựa vào các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp cũng rất quen thuộc với chúng ta. Vậy sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? sự phân bố của nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhân tố nào? Đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời được trong bài học ngày hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP

1. Mục tiêu

 + Trình bày được vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp..

 + Trình bày được đặc điểm đất là tư liệu sản xuất ; đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi ; tính mùa vụ, phụ thuộc vào tự nhiên.

- Kĩ năng: Biết so sánh sự khác nhau về vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp đối với các ngành kinh tế khác

- Thái độ: Nhận thức được vai trò ý nghĩa của sản xuất nông nghiêp để có ý thức đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước

2. Phương thức :

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.

- Kỹ thuật phỏng vấn nhanh, kỹ thuật khai thác kiến thức qua các phương tiện trực quan....

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1:Hình thức cá nhân

- GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và sử dung kỹ thuật phỏng vấn nhanh, yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức:

- Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm những ngành nào?

- Nông nghiệp xuất hiện từ khi nào?

- Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất?

=> GV nhận xét, chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm: tất cả các nền văn minh cổ đại đều là nền văn minh nông nghiệp (Ấn - Hằng, Lưỡng Hà, Ai Cập, Sông Hồng)

- GV: Đặt câu hỏi: tại sao đối với các nước đang phát triển, đông dân thì đẩy mạnh SXNN là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? liên hệ Việt Nam?

=> GV: chuẩn kiến thức: Ở các nước đang phát triển, hoạt động NN liên quan đến việc làm, thu nhập, đời sống của đa số dân cư, gắn với phần lớn lãnh thổ quốc gia.

- Việt Nam: 58% lao động trong ngành NN và chiếm 22% trong GDP(2004)

Bước 2: Hình thức cá nhân/cặp

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trình bày đặc điểm của SXNN, lấy ví dụ chứng minh cho từng đặc điểm.

=> GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm:

+ Đặc điểm 1: GV giới thiệu: Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt SXNN với CN. Quy mô, phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh, TCLTNN phụ thuộc nhiều vào đất đai.

- GV đặt câu hỏi: để sử dụng đất đai tốt hơn cần làm gì?

=> GV: Bổ sung thêm: trong lịch sử phát triển NN có hai hình thức sử dụng đất là quảng canh và thâm canh.

+ Đặc điểm 2: GV giới thiệu thêm: Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên do đó phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên

+ Đặc điểm 3: Đây là đặc điểm điển hình, nhất là đối với trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Trong quá trình sán xuất cần phải nghiên cứu và xác định đúng cơ cấu mùa vụ.

+ Đặc điểm 4: GV giới thiệu: vì đối tượng của SXNN là cây trồng, vật nuôi (cơ thể sống) vì vậy phải đảm bảo 5 yếu tố: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng

+ Đặc điểm 5: GV đặt câu hỏi: Biểu hiện của xu thế này là gì? Liên hệ Việt Nam?

=> GV chuẩn kiến thức, giới thiệu thêm: hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá NN và đẩy mạnh chế biến nông sản.

 + Ở VN có các vùng NN với hướng chuyên môn hoá khác nhau…

I- Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp

1- Vai trò

- Là một ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Nguyên liệu cho công nghiệp.

- Nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.

- Hiện nay 40% thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.

2. Đặc điểm:

a/ Đất trồng là tư liệu sản xuất và không thể thay thế

b/ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.

c/ Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.

d/ SXNN phụ thuộc vào điều kiện TN

e/ Trong nền kinh tế hiện đại, NN trở thành ngành sản xuất hàng hóa

Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.

1. Mục tiêu :

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp như:

 + Tự nhiên : đất, nước, khí hậu, sinh vật

 + Kinh tế - xã hội : dân cư và nguồn lao động, quan hệ sở hữu ruộng đất, tiến bộ khoa học, kĩ thuật, thị trường

- Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp

- Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương

2. Phương thức:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

- Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ …

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1 : Hình thức nhóm

- Trước khi HS hoạt động, GV hỏi: Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố NN? Mỗi nhóm có những nhân tố nào?

HS: Nghiên cứu SGK trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

- GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về nhóm nhân tố tự nhiên (gồm những nhân tố nào? phạm vi ảnh hưởng của chúng đến phát triển và phân bố NN?)

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về nhóm nhân tố KT-XH (gồm những nhân tố nào? phạm vi ảnh hưởng của chúng đến phát triển và phân bố NN?)

- HS: Nghiên cứu SGK, thực hiện yêu cầu của GV

- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV đưa bảng chuẩn kiến thức để đối chiếu và đặt một số câu hỏi nhỏ.

- Đất đai: GV hỏi: Địa phương em có những loại đất nào? Trên đó trồng những cây gì và chăn nuôi con gì?Quỹ đất nhiều hay ít ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu và nguồn nước

GV hỏi: Cơ cấu cây trồng của nền nông nghiệp nước ta như thế nào? gồm những loại cây trồng chủ yếu nào…?Tại sao ?

- Sinh vật

GV hỏi: Nước ta có các loại cây trồng và vật nuôi nào có giá trị

- Dân cư - nguồn lao động

GV: hỏi: em hãy nêu một vài đặc điểm về dân cư- nguồn lao động của Việt Nam?Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đối với ngành nông nghiệp.

Năm 2005, dân số Việt Nam là hơn 83 triệu người, trong đó LLLĐ là 42,7 triệu người (có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất NN, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh tiến bộ KH-KT) rõ ràng đây là LLSX trực tiếp và là nguồn tiêu thụ nông sản lớn.

+ Tập quán ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ

=> GV mở rộng thêm: các nước Nam Á và Trung Đông, chăn nuôi lợn không phát triển do các quốc gia Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn.

- Tiến bộ Khoa học- Kĩ thuật

GV: đặt câu hỏi: em có thể lấy vài ví dụ về tiến bộ KH-KT trong NN ở nước ta? Ý nghĩa?

GV: Tạo ra các giống mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn..

VD: giống ngô lai F1 đưa năng suất bình quân từ 2,2 tấn/ha lên 8 tấn/ha, có nơi từ 14-22 tấn/ha.

GV nhấn mạnh: Thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng CMHNN, xung quanh các TTCN, các thành phố lớn đều hình thành các vành đai sản xuất rau, quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Các nhân tố tự nhiên

a. Đất đai: Quỹ đất , tính chất đất và độ phì.

b. Khí hậu và nguồn nước: Chế độ nhiệt ẩm, các điều kiện thời tiết, nước trên mặt và nước ngầm.

c. Sinh vật

2. Các nhân tố kinh tế-xã hội

a. Dân cư và nguồn lao động

b. Quan hệ sở hữu ruộng đất

c. Tiến bộ Khoa học-Kĩ thuật

d. Thị trường

Hoạt động 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Biết được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trang trại, vùng nông nghiệp

- Kĩ năng: Phân biệt được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở địa phương

2. Phương thức:

- Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.

- Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ SGK.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Các kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật chia nhóm nhỏ, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não…

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hình thức: Nhóm

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Vai trò của các hình thức TCLT NN?

+ Có những hình thức TCLTNN nào?

- HS trả lời => GV chuẩn kiến thức.

- GV chia lớp thành các nhóm lớn và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK tìm hiểu về vị trí, vai trò, đặc điểm của các hình thức TCLTNN:

+ Nhóm 1(1/2 lớp): Tìm hiểu về hình thức Trang trại

+ Nhóm 2(1/2 lớp): Tìm hiểu về hình thức Vùng NN

- HS các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV. đại diện các nhóm trình bày kết quả.

=> GV chuẩn kiến thức và lấy ví dụ.

III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trang trại: Hình thành trong thời kỳ công nghiệp hoá , Mục đích là sản xuất hàng hoá dựa trên thâm canh và chuyên môn hoá

Vùng nông nghiệp: là lãnh thổ nông nghiệp đồng nhất về điều kiện sản xuất để phân bố cây trồng vật nuôi và hình thành vùng chuyên môn hoá nông nghiệp

C. LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động:

- Cho HS lên bảng vẽ lại sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Trả lời các câu hỏi

Câu 1. Tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp là

  A. Máy móc.

  B. Vật nuôi.

  C. Cây trồng.

  D. Đất đai.

Câu 2. Trong sản xuất nông nghiệp cây trồng vật nuôi được coi là

  A. Tư liệu sản xuất.

  B. Cơ sở vật chất kĩ thuật.

  C. Đối tượng lao động.

  D. Công cụ lao động.

D. VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam.

2. Nội dung: - Liên hệ về đất trồng địa phương.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

Phiếu học tập

Giáo án Địa Lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Địa Lí 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên