Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được một trong những đặc điểm của tự nhiên: sự phân hoá của địa hình. khí hậu; sông, hồ; các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.

- Xác định được các đối tượng trên bản đồ tự nhiên, bản đồ các đới khí hậu, bản đồ các đới thiên nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,..)

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.

- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ỏ Bắc Mỹ.

- Một số hình ảnh, video về cảnh quan đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động xuất phát/ khởi động

a. Mục tiêu

- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.

b. Nội dung

- Thử tài hiểu biết một số kiến thức cơ bản về khu vực Bắc Mĩ.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời cá nhân của học sinh.

Quảng cáo

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ

THỬ TÀI HIỂU BIẾT

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3:Báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức, và kết nối vào bài học.

Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng, phức tạp từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Sự đa dạng đó được thể hiện cụ thể như thế

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu về đặc điểm địa hình khu vực Bắc Mĩ

a. Mục tiêu

- Trình bày được sự phân hoá của địa hình ở Bắc Mỹ.

- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình của Bắc Mỹ.

b. Nội dung

- Quan sát hình 1 (trang 140) và đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày sự phân hoá địa hình ở Bắc Mỹ.

c. Sản Phẩm

Địa hình Bắc Mỹ gồm ba khu vực rõ rệt:

- Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây, độ cao trung bình 3 000 - 4 000 m, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc - nam, gổm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Miền đồng bằng ở giữa bao gồm đổng bằng Ca-na-đa, đồng hằng Lớn, đổng bảng Trung Tâm và đổng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 - 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.

- Dãy núi A-pa-lát ở phía đông có hướng đông bắc - tây nam. Độ cao ở phầnbắcA-pa-láttừ 400 - 500 m. Phần nam A-pa-lát cao 1 000 - 1 500 m.

d. Cách thức tổ chức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: GV vêu cầu một HS kể tên và xác định vị trí một số đồng bằng, dãy núi cao trên lược đồ.

- Cho biết địa hình Bắc Mỹ được phân chia thành những khu vực nào?

Nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và tìm hiểu về đặc điểm địa hình của ba khu vực:

+ Nhóm 1,5: Tìm hiểu miền núi Coóc-đi-e ở phía tây.

+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu miền đổng bằng ở giữa.

+ Nhóm 3,6: Tìm hiểu dãy núi A-pa-lát.

Khu vực

Miền núi Coóc-đi-e

Miền đồng bằng

Dãy A-pa-lát

Vị trí

Độ cao

Hướng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ nhóm/cá nhân

Bước 3:Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung

- GV mở rộng: GV chuẩn lại kiến thức và nhấn mạnh địa hình Bắc Mỹ cao ở hai bên, thấp ở giữa tạo cho bế mặt địa hình Bắc Mỹ có dạng lòng máng.

- GV cho HS đọc phần “Em có biết” để mở rộng kiến thức về dạng địa hình ca-ny-on.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.

- Chuẩn kiến thức:

1. Địa hình

Khu vực

Miền núi Coóc-đi-e

Miền đồng bằng

Dãy A-pa-lát

Vị trí

Phía tây

Ở giữa

Phía đông

Độ cao

3 000 - 4 000 m,

200 - 500 m

Độ cao ở phần bắctừ 400 - 500 m. Phần nam cao 1000 - 1500 m.

Hướng

Kéo dài 9 000 km theo chiều bắc – nam.

Thấp dần từ bắc xuống nam

Hướng đông bắc - tây nam

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên