Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Trình bày được:

- Nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ.

- Khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng.

- Chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ.

Giải thích được: Hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ.

Viết được công thức cấu tạo của 1 số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về các loại công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ để tìm hiểu về nội dung của thuyết cấu tạo hóa học trong hóa hữu cơ.

Quảng cáo

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các các loại công thức cấu tạo, hiện tượng đồng đẳng, đồng phân của các hợp chất hữu cơ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ.

* Năng lực hoá học:

a. Nhận thức hoá học: Trình bày được:

- Các nội dung của thuyết cấu tạo hóa học trong hóa hữu cơ.

- Khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng.

- Chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh về các loại công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ để tìm hiểu về nội dung của thuyết cấu tạo hóa học trong hóa hữu cơ.

Quảng cáo

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa hữu cơ.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về thuyết cấu tạo hóa học, đồng đẳng, đồng phân.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh về các loại công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

- Phiếu bài tập số 1, số 2....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Kiểm tra bài cũ: Không

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Thông qua câu chuyện giúp HS hiểu về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ bằng cách trả lời câu hỏi được đặt ra?

b) Nội dung:

Quảng cáo

- Ngay từ khi hóa học hữu cơ mới ra đời, các nhà hóa học đã nổ lực nghiên cứu vấn đề thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử, người ta gọi đó là cấu tạo hóa học.

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

- Vậy cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ được biểu diễn như thế nào? Và có điều gì ta cần lưu ý khi viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ?

c) Sản phẩm: HS dựa trên câu chuyện, đưa ra dự đoán của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC

Mục tiêu: HS trình bày được các nội dung của thuyết cấu tạo hóa học.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, trình chiếu các bảng ví dụ trong sgk và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập sau:


PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

1. So sánh cấu tạo hóa học của ethanol và dimethyl ether. Nhận xét về 1 số tính chất cơ bản của 2 hợp chất này dựa vào dữ liệu đã cung cấp trong ví dụ ở sgk.

2. Hãy cho biết dạng mạch Cacbon tương ứng với các chất có trong ví dụ ở sgk.

3. Quan sát bảng ví dụ ở sgk, cho biết nguyên nhân gây ra sự khác nhau về tính chất/ứng dụng của các cặp chất sau :

- CH4 và CH3OH

- C3H8 và C20H42

- CH3-CH=CH2Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

- Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơGiáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận về những luận điểm chính của thuyết cấu tạo hóa học.

I. Thuyết cấu tạo hóa học:

1. Tìm hiểu thuyết cấu tạo hoá học

- Trong phân tử HCHC, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và thứ tự liên kết được gọi là cấu tạo hóa học.

- Trong phân tử HCHC, C có hóa trị IV và các nguyên tử C có thể liên kết với nguyên tử nguyên tố khác hoặc liên kết với nhau để tạo thành những dạng mạch C khác nhau.

- Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

Hoạt động 2: CÔNG THỨC CẤU TẠO

Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm của CTCT và biểu diễn được cấu tạo phân tử của HCHC.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập sau:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

1. Trình bày khái niệm công thức cấu tạo?

2. Hãy cho biết công thức cấu tạo được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?

3. Công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn khác nhau điểm nào?

4. Viết công thức cấu tạo thu gọn (2 dạng) của HCHC sau :

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

5. Viết công thức cấu tạo đầy đủ của các HCHC sau : CH3-CH2-OH, CH2=CH-CH3.

6. Viết công thức cấu tạo thu gọn có thể có của các HCHC ứng với CTPT C4H10O.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận về các cách biểu diễn cấu tạo phân tử HCHC.

I. Thuyết cấu tạo hóa học:

2. Công thức cấu tạo

- Khái niệm

Công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử được gọi là công thức cấu tạo.

- Cách biểu diễn cấu tạo phân tợp chất hữu cơ

Cấu tạo của HCHC có thể biễu diễn dưới 2 dạng : công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn

Hoạt động 3: ĐỒNG ĐẲNG

Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của các chất trong cùng 1 dãy đồng đẳng

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập sau:

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4

Cho bảng sau :

CTPT

CTCT

t0sôi

Phản ứng đặc trưng

C2H4

CH2=CH2

-103,7

Làm mất màu dung dịch Br2

C3H6

CH3-CH=CH2

-47,6

C4H8

CH3-CH2-CH=CH2

-6,5

1. So sánh thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của 3 hợp chất trên.

2. Theo em, tại sao các hợp chất trên đều có tính chất hóa học đặc trưng là làm mất màu dung dịch Br2?

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu bài tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận về hiện tượng đồng đẳng của các HCHC.

II. Đồng đẳng, đồng phân

1. Đồng đẳng

Các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nháu 1 hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất đồng đẳng của nhau, chúng hợp thành 1 dãy đồng đẳng.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên