Giáo án Hóa học 11 Cánh diều Bài 16: Alcohol

Giáo án Hóa học 11 Cánh diều Bài 16: Alcohol

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 11 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về alcohol; đặc điểm liên kết và hình thành dạng phân tử của methanol, ethanol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế của một số alcohol đơn giản (C1 – C5) tên thông thường của một vài alcohol thường gặp.

- Trình bày được: Tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng biến đổi về nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của alcohol.

- Trình bày được:Tính chất hóa học của alcohol; phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH ( phản ứng chung riêng của R – OH, phản ứng riêng của polyacohol); phản ứng tạo thành aldehyde hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc một, bậc hai thành aldehyde, keton bằng CuO; phản ứng đốt cháy.

- Thực hiện được thí nghiệm đốt ethanol, glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alcohol.

- Trình bày được: Ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Trình bày được: Phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hóa ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene.

Quảng cáo

2. Năng lực:

* Năng lực chung: 

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về trạng thái, xu hướng biến đổi về nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của alcohol.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các hạt cấu tạo nên nguyên tử, thành phần của nguyên tử, khối lượng nguyên tử. 

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao khối lượng nguyên tử được coi gần đúng là khối lượng của hạt nhân nguyên tử?

* Năng lực hóa học: 

a. Nhận thức hoá học:

Trình bày được: 

Tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng biến đổi về nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của alcohol.

Tính chất hóa học của alcohol; phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH (phản ứng chung riêng của R – OH, phản ứng riêng của polyacohol); phản ứng tạo thành aldehyde hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc một, bậc hai thành aldehyde, keton bằng CuO; phản ứng đốt cháy.

Ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hóa ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene.

Quảng cáo

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm đốt ethanol, glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alcohol.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Phẩm chất: 

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về khái niệm, tính chất vật lí, tính hóa học của alcohol.

- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, video về giới thiệu về alcohol.

Video: https://youtu.be/tPa7krDbtWI.

- Phiếu bài tập số 1, số 2....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 

Kiểm tra bài cũ: Không 

1. Hoạt động 1: Khởi động 

a) Mục tiêu:

Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

Quảng cáo

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS xem video liên quan đến alcohol.Từ video đó, hãy cho biết những hiểu biết của mình về ancol?

- Link video: https://youtu.be/tPa7krDbtWI.

c) Sản phẩm: Alcohol làm dung dịch sát khuẩn trong đời sống.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tổ chức hoạt động cá nhân.

GV chiếu video bài nhảy phòng chống Covid, yêu cầu HS quan sát, từ video cho biết sử dụng dung dịch gì để sát khuẩn, rửa tay?

Link video: https://youtu.be/tPa7krDbtWI.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hoàn thành câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trả lời câu hỏi: Sử dụng dung dịch cồn y tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kiến thức chính xác.

GV giới thiệu vào bài mới: Như chúng ta đã biết bệnh covid rất nguy hiểm để vệ sinh và sát khuẩn tay là điều quan trọng. Dung dịch cồn trong hóa học kí hiệu là C2H5OH thuộc hợp chất hữu cơ “Alcohol”. Vậy Alcohol là gì? Ta cùng vào bài mới hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 

2.1. Khái niệm

a) Mục tiêu: HS biết được khái niệm, phân loại của alcohol.

b) Nội dung:

Hoạt động cá nhân nghiên cứu bài học.

c) Sản phẩm: Khái niệm, phân loại alcohol.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK khái niệm của alcohol.

GV: Đưa ra công thức tổng quát một alcohol, phân tích và đưa ra một số chú ý về công thức của alcohol.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận từ khái niệm và công thức tổng quát alcohol l lấy các ví dụ về alcohol.

GV: Phân tích, nhận xét các ví dụ HS lấy, từ đó yêu cầu HS có sự phân loại alcohol.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc SGK, phân tích khái niệm của alcohol

+ Alcohol là hợp chất hữu cơ mà nguyên tử có chứa nhóm OH

+ Nhóm OH phải được liên kết trực tiếp với nguyên tử C no

HS: Từ khái niệm alcohol, xác định các hợp chất là alcohol: VD: (1); (2); (4); (6); (7)

HS: Phân tích rút ra sự phân loại alcohol theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV: Gọi một số HS trả lời

HS: HS đưa ra câu trả lời

HS khác nhận xét, bổ xung hoàn thiện câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kiến thức chính xác

GV Đưa ra công thức tổng quát của một số alcohol hay gặp.

I. Định nghĩa và danh pháp

1. Khái niệm

- Khái niệm: Alcohol là hợp chất hữu cơ mà nguyên tử có nhóm OH (hidroxy) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon(C) no.

CTTQ: R(OH)m (m ≥ 1)

R: gốc hiđrocacbon

-OH nhóm hiđroxyl (nhóm chức)

 - Phân loại:

+ Theo gốc hidrocarbon:

 - Alcohol no

 - Alcohol không no

 - Alcohol thơm

+ Theo số nhóm chức

 - Alcohol đơn chức

 - Alcohol đa chức

+ Theo bậc alcohol:

 - Alcohol bậc I

 - Alcohol bậc II

 - Alcohol bậc III

Bậc Alcohol tính bằng bậc của nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nhóm OH

* Alcohol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH hay CnH2n+2O (n ≥ 1)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên