Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất - Chân trời sáng tạo

Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

1. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

- Trình bày được ví dụ về biến đổi trạng thái của chất.

- Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hoá học.

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hoá học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy,...).

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để phát hiện ra một số đặc điểm, sự biến đổi của chất.

- Năng lực thực hành thí nghiệm về sự biến đổi hoá học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số trường hợp biến đổi trạng thái, biến đổi hoá học của chất trong đời sống.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: Vận dụng sự biến đổi của chất để sử dụng hiệu quả một số nguyên vật liệu.

- Trung thực trong tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự biến đổi của chất.

Quảng cáo

2. Đồ dùng dạy học

- Tiết 1

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

 

SGK trang 19.

Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Hình 1, 2, 3, 4a, 4b, 4c, 5, 6 (SGK trang 19, 20).

SGK trang 19, 20.

Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng”

 

SGK trang 20.

Đố em

Hình 7 (SGK trang 20).

SGK trang 20.

- Tiết 2

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

   

Tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất

Hình 8a, 8b, 8c, 9a, 9b (SGK trang 21).

SGK trang 21.

Luyện tập

Hình 10a, 10b (SGK trang 21).

- SGK trang 21.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm).

Quảng cáo

- Tiết 3

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

   

Sự biến đổi hoá học

- Hình 11, 12a, 12b, 12c (SGK trang 22).

- Bao diêm, đĩa sứ (8 bộ).

- Đường, ống nghiệm, giá treo, đèn cồn (8 bộ).

SGK trang 22.

Đố em

Hình 13, 14, 15, 16, 17, 18 (SGK trang 23).

SGK trang 23.

Tìm các ví dụ có sự thay đổi trạng thái và sự biến đổi hoá học

 

- SGK trang 23.

- Giấy khổ A3 hoặc A0 (mỗi nhóm)

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Quảng cáo

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS đọc và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 19).

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sự biến đổi của chất”.

- HS đọc và trả lời câu hỏi ở mục Hoạt động khởi động (SGK trang 19): Cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh để giữ kem không bị tan chảy.

- HS trình bày câu trả lời.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc cá nhân.

- Câu trả lời của HS: Cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh để giữ kem không bị tan chảy.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết được một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV dẫn dắt: Trong tự nhiên, các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Chất tồn tại ở trạng thái rắn còn gọi là chất rắn; chất tồn tại ở trạng thái lỏng còn gọi là chất lỏng; chất tồn tại ở trạng thái khí còn gọi là chất khí.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 HS, tổ chức HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4a, 4b, 4c, 5, 6 (SGK trang 19, 20), đọc nội dung trong các hộp thông tin và yêu cầu các nhóm nêu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

- GV mời hai nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung và hướng dẫn HS rút ra kết luận: Các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí và có những đặc điểm:

+ Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định. Chất khí có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa.

- HS lắng nghe.

- HS chia nhóm, quan sát các hình, đọc nội dung trong các hộp thông tin và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

+ Hình 1, 2, 3: Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Hình 4a, 4b, 4c: Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Hình 5, 6: Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, nó có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa nó.

- Đại diện hai nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc nhóm 4 hoặc 6 HS.

- HS rút ra được kết luận: Các chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí và có những đặc điểm:

+ Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.

+ Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định. Chất khí có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa.

3.3. Hoạt động luyện tập: Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” (10 phút)

a) Mục tiêu: HS phân biệt được các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ ở mục Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” (SGK trang 20).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi để xếp các ô chữ vào nhóm chất tương ứng (các chất đều ở điều kiện nhiệt độ phòng).

- GV mời hai đến ba nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, khen ngợi nhóm thực hiện đúng và nhanh nhất và củng cố kiến thức cho HS về đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

- GV có thể khuyến khích HS kể thêm các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí khác mà các em biết.

- HS đọc nhiệm vụ ở mục Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” (SGK trang 20).

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Chất ở trạng thái rắn: Đinh sắt, hộp gỗ, cốc thuỷ tinh.

+ Chất ở trạng thái lỏng: Giọt nước, giấm.

+ Chất ở trạng thái khí: Hơi nước, ô-xi, ni-tơ.

- Đại diện hai đến ba nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- Câu trả lời của HS:

+ Chất ở trạng thái rắn: Đinh sắt, hộp gỗ, cốc thuỷ tinh.

+ Chất ở trạng thái lỏng: Giọt nước, giấm.

+ Chất ở trạng thái khí: Hơi nước, ô-xi, ni-tơ.

3.4. Hoạt động vận dụng: Đố em (5 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về chất ở trạng thái khí vào thực tiễn cuộc sống.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 5 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Giáo án Khoa học 5 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên