Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các video thí nghiệm (Có mã QR code):

+ Thí nghiệm: Làm biến đổi trạng thái của nước đá.

+ Thí nghiệm: Làm đục nước vôi trong.

+ Thí nghiệm: Đốt cháy kim loại magnesium (Mg).

- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- Kéo thủ công, giấy A4, đoạn dây điện dài khoảng 20 cm.

- SGK, vở ghi…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Quảng cáo

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.

b. Nội dung:

- GV sử dụng câu hỏi mở đầu dẫn dắt học sinh vào bài mới:

Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh, dự kiến:

Những biến đổi này không giống nhau.

+ Kem tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian là biến đổi vật lí.

+ Trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt là biến đổi hoá học.

- Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề: Chúng ta dễ bắt gặp những sự biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín có vị ngọt, … những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

- HS tiếp nhận vấn đề.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, quan sát.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện 1 HS trả lời, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi.

- GV ghi câu trả lời của HS lên góc phải của bảng. Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt học sinh vào bài mới.

GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lời của bạn là đúng hay sai, sau đây cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự biến đổi vật lí

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí.

- Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí.

- Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí.

b) Nội dung:

- Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Thực hiện thí nghiệm 1 và cho biết: Sau Thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có thay đổi so với tờ giấy A4 còn lại? Vật liệu làm nên tờ giấy A4 có bị biến đổi không?

2. Quét mã QR, xem video thí nghiệm và cho biết:

- Ở Thí nghiệm 2, đã có những biến đổi nào xảy ra với viên nước đá? Hãy kể tên của những quá trình biến đổi đó.

- Trong quá trình thay đổi trạng thái, chất tạo nên nước đá có bị biến đổi không?

3. Thực hiện thí nghiệm 3. Kết quả thu được từ thí nghiệm 3 có làm biến đổi về chất không? Vì sao?

4. Dấu hiệu nào cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí? Hãy kể thêm một số ví dụ về biến đổi vật lí trong cuộc sống.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án KHTN 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 8 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên