Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).

- Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.

- Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử (chữ viết, hình ảnh,…) để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: thông việc nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884), trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: vận dụng kiến thức và kĩ năng thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

3. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề của đất nước.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.

- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.

- Phiếu học tập.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Quảng cáo

Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Mảnh ghép số 1: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta ở:

A. Gia Định.

B. Vĩnh Long.

C. Đà Nẵng.

D. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Mảnh ghép số 2: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là nội dung bản hiệp ước nào mà Triều đình Nguyễn đã kí với Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Mảnh ghép số 3: Nhà nho đã dùng thơ văn để lên án tội ác của giặc Pháp và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân là:

A. Nguyễn Trãi.

B. Nguyễn Đình Chiểu.

C. Nguyễn Du.

D. Nguyễn Công Trứ.

Mảnh ghép số 4: Vị Tổng chi huy quân đội Triều Nguyễn chống giặc Pháp xâm lược trên khắp ba miền đất nước là:

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Lộ Trạch.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Mảnh ghép số 5: Trương Định được nhân dân suy tôn là:

A. Bố cái Đại Vương.

B. Phật Hoàng.

C. Anh hùng dân tộc.

D. Bình Tây Đại Nguyên soái.

Quảng cáo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Lịch Sử 8 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên