Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày sự bùng nổ của phong trào Cần Vương. Rút ra nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Trình bày trên lược đồ những nét chính các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
- Vẽ trục thời gian và trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Xác định được địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
+ Trình bày được sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, hiểu được khái niệm “Cần Vương”
-Nhận thức vàtư duy lịch sử:
+ Đánh giá được khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
+ Nhận xétđược sự hạn chế của phong trào nông dân trong khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc, phong trào nông dân muốn thành công phải có giai cấp tiên tiến trong cách mạng Việt Nam lãnh đạo.
+ Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với phong trào Cần Vương
+ Từ những kết quả, ý nghĩa của phong trào Cần Vương, phong trào Yên Thế rút ra bài học cho phong trào cách mạng sau này
3. Phẩm chất
+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.
+ Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và quê hương.
+ Giáo dục cho HS lòng biết ơn những người anh hùng dân tộc. Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Ti vi, bài giảng điện tử; Lược đồ kinh thành Huế năm 1885; Một số tranh ảnh, tư liệu về “Chiếu Cần Vương”.
- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX; Bản đồ khởi nghĩa Yên Thế; Tranh ảnh về thủ lĩnh phong trào nông dân Yên Thế; Tư liệu về khởi nghĩa, về Đề Thám
2. Học sinh
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1,2
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:GV cho học sinh xem hình Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
c. Sản phẩm:Một số hiểu biết của HS về Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem hình
Em biết gì về hai nhân vật lịch sử ở các hình trên hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật đó?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: 1885, chiếu Cần vương ban ra, ngay lập tức các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, tiêu biểu là các khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê. Vậy cụ thể các cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
a. Mục tiêu:Tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
b. Nội dung:Nguyên nhâncủa phong trào Cần Vương và những nét chính các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
c. Sản phẩm:Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1.1: Phong trào Cần Vương bùng nổ * Mục tiêu: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương, giải thích khái niệm “Cần Vương” * Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần a mục 1 và trả lời các câu hỏi 1, Sau Hiệp ước Pa tơ nốt, nội bộ triều đình phân hoá như thế nào? 2, Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến bất thành, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? 3, Em hiểu “Cần Vương” nghĩa là gì? 4, Dụ Cần Vương được ban bố nhằm mục đích gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1.Sau Hiệp ước Pa tơ nốt, nội bộ triều đình phân hoá thành hai phe chủ chiến và chủ hoà. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu được sự ủng hộ của nhân dân, quan lại nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. 2. Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến bất thành, Tôn Thất Thuyết đã 3, Em hiểu “Cần” nghĩa là giúp Vua cứu nước 4, Dụ Cần Vương được ban bố nhằm mục đích kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Văn thân: chỉ những nho sĩ các cương vị trong xã hội - Sĩ phu: cho những tri thức phong kiến - Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp bao trùm Tích hợp môn Ngữ văn, địa lí Nhiệm vụ 1.2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu *Mục tiêu:Giới thiệu được một số cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương *Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần 2 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc: 1, Quan sát hình 18.4, nhận xét về phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX? 2, Giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? 3, Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1, Để nhận xét GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi nhanh: Tại sao ở Nam Kì lại không có cuộc khởi nghĩa nào bùng nổ? Tại sao khi Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục? Rút ra tính chất của phong trào? - Nam Kì là địa bàn của Pháp xác lập quyền thống trị ở đây - Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp bao trùm 2, Giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương GV hướng dẫn HS lập bảng về hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và Ba Đình theo nội dung: Thời gian, người lãnh đạo, địa bàn, diễn biến, cách đánh 3, Khởi nghĩa Hương Khê: - Địa bàn hoạt động rộng lớn gồm 4 tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Lãnh tụ Phan Đình Phùng và Cao Thắng tài giỏi, có uy tín lớn - Thời gian: Kéo dài > 10 năm - Có sự chuẩn bị chu đáo tích trữ lương thảo, chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí, tự chế tạo súng trường theo mẫu súng trường của Pháp… - Trình độ tổ chức cao: 15 quân thứ, 1 quân thứ trung tâm đóng ở đại bản doanh và các quân thứ thiêng liên lạc đảm bảo sự liên lạc thống nhất - Có nhiều chiến thắng, gây tổn thất cho TDP: Tập kích đồn Trường Lưu, tỉnh lị Nghệ An, Hà Tĩnh, chiến thắng núi Vụ Quang… - Lực lượng tham gia: đông đảo có nông dân, đồng bào dân tộc ít người - Khởi nghĩa Hương Khê kết thúc đánh dấu sự kết thúc phong trào Cần Vương |
1.Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương a. Phong trào Cần Vương bùng nổ * Nguyên nhân: + Phe chủ chiến ra sức chuẩn bị hành động. + Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến thất bại + 13/7/1885 vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” -> kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. * TÝnh chÊt:Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. b. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu * Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) * Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Phụ lục * Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896): * Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng. * Căn cứ: Hương Khê (Hà Tĩnh). * Địa bàn: 4 tỉnh: Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình. * Diễn biến: + 1885-1888: xây dựng căn cứ, lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thảo... + 1888-1896: mở các cuộc tấn công quy mô lớn. . Tập kích đồn Trường Lưu, tỉnh lị Nghệ An, Hà Tĩnh . T10/1894, chiến thắng núi Vụ Quang * Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
Giáo án Lịch Sử 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)