Giáo án Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

HS hiểu và biết:

- Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng

- Việc chiếm ngục Bati ( 14-7 -1789)

- Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

- Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

GDBVMT: Tình hình lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp, xác định các địa phương phản cách mạng tấn công nước Pháp 1793

2. Thái độ

- Nhận thức tính chất hạn chế của C/m TS

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ C/m TS Pháp 1789

3. Kĩ năng

- RL KN sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê

- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc cách mạng tư sản Pháp

II. Phương pháp

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Bản đồ TG, hình ảnh trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

2. Chuẩn bị của học sinh

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

- Ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được về tình hình nước Pháp trước cách mạng, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ thế giới thiếu sơ lược về nước Pháp hiện tại.Yêu cầu xác định ranh giới của nước Pháp.

- Dự kiến sản phẩm: Đó là vị trí của nước Pháp trên bản đồ thế giới. HS chỉ được ranh giới của nước Pháp.

Trên cơ sở GV nhận xét và vào bài mới: Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII có những điểm giống nhau và khác nhau so với cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của lịch sử. Trước khi cách mạng Pháp nổ ra tình hình nước Pháp như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài mới:

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tình hình kinh tế:

- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm cặp đôi

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 5 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tình hình KT nước P trước C/m có gì nổi bật?

+ Vì sao NN Pháp lạc hậu?

+ Chế độ P/k đã có những chính sách gì đối với sự phát triển của CTN?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

+ Tình hình KT nước P trước C/m có gì nổi bật?

+ Vì sao NN Pháp lạc hậu?

+ Chế độ P/k đã có những chính sách gì đối với sự phát triển của CTN?

+ So với sự PT của CNTB ở Anh thì sự PT CNTB ở Pháp có đặc điểm gì khác?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Nhấn mạnh tình hình Kt P trước C/m…

Tích hợp môi trường: Tình hình lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp

I. Nước Pháp trước cách mạng:

1. Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp

- Công-Thương nghiệp: P/triển nhưng bị chế độ P/k kìm hãm

Hoạt động 2: Tình hình chính trị - xã hội:

- Mục tiêu: Biết được Tình hình chính trị xã hội Pháp trước cách mạng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện hình 5 SGK, sơ đồ ba đẳng cấp.

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Tình hình chính trị, xã hội P trước C/m có gì nổi bật?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Yêu cầu HS Q/s H5 (SGK) Em có nhận xét gì về bức tranh?

Nêu mqh giữa các đẳng cấp trong XH P lúc bấy giờ ntn?

Cho HS vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp

Nêu vị trí, quyền lợi

Giáo án Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ 18 (mới, chuẩn nhất)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tình hình nước P tước C/m về các mặt KT, CT, XH làm cho mâu thuẫn giữa g/c thống trị với TS, các tầng lớp nhân dân càng sâu sắc C/m bùng nổ

2. Tình hình chính trị - xã hội:

- Chế độ chính trị: quân chủ chuyên chế

- Xã hội chia 3 đăng cấp:

+ Tăng lữ

+ Quý tộc

+ Đẳng cấp thứ ba

Hoạt động 3: Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Mục tiêu: Biết được đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở Pháp diễn ra như thế nào:

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Hình 6,7,8 SGK /11

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS Q/s H6,7,8 (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu 1 vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông tex kie, Vôn ten Rút xô?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Em hãy nêu 1 vài điểm chủ yếu trong tư tưởng:

Mông tex kie?

Vôn te?

Rút xô?

- GV giải thích: “Trào lưu triết học ánh sáng” là tiếng nói của G/c tư sản đấu tranh chống CĐPK, đề xướng quyền tự do của con người đóng góp tích cực về mặt tư tưởng cho việc thực hiện quyết tâm đánh đổ CĐPK.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Trào lưu triết học ánh sáng phê phán chế độ P/k tiêu biểu như Mông te xki ơ, Vônte, Rút xô

Hoạt động 4: Cách mạng bùng nổ

- Mục tiêu: Biết được diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Hình 9 SGK

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục II (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?

Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?

Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp?

Dấu hiệu nào chứng tỏ sự mở đầu của CM?

Quan sát H9: Vì sao ciệc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Dùng bức tranh"Tấn công pháo đài..." để miêu tả.

Chốt ý ghi bảng...

II.Cách mạng bùng nổ

1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

- Chế độ PK suy yếu

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

- 5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp

- 17/6/1789 Đẳng cấp thứ ba tự họp thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố thành lập Quốc hội lập hiến

- 14/7/1789 quần chúng tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti

Hoạt động 5: Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Thắng lợi ngày 14/7/1789 đưa đến kết quả gì?

- Sau khi lên nắm chính quyền đại TS đã làm gì?

- Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ ND của Tuyên ngôn độc lập

- Qua những điều trên, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”? (Văn kiện toàn bộ…)

- Tuyên ngôn có mặt hạn chế gì?

- Tuyên ngôn và HP đem lại quyền lợi cho ai?

- Sự thoả hiệp của G/c TS với CĐPK thể hiện ở ngững điểm nào?

- Để tỏ thái độ với đại TS, vua P’ đã có những hàng động gì?

- Em có suy nghĩ gì về hành động của vua Pháp?

- Hành động đó có gì giống với ông vua nào nước ta mà em đã học ở lớp 7?

- Nhân dân Pháp đã hành động ntn khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

- Cuộc K/n 10/8/1792 đưa tới kết quả gì?

- K/q này có cao hơn giai đoạn trước không? Thể hiện ở những điểm nào?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

II. Sự phát triển của Cách mạng:

1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789):

- Tầng lớp đại TS lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến

- 8/1789: Quốc hội thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”

- 9/1791: Thông qua hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến

- 4/1792: Liên minh Áo Phổ tấn công Pháp

- 10/8/1792: Nhân dân Pari đứng lên lật đổ CĐ quân chủ lập hiến

=> xoá bỏ chế độ p/k

Hoạt động 6: Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21/9/1792 đến 2/6/1793):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án. Lược đồ H 10 SGK.

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK và cho Q/s lược đồ cụ thể hoá tình hình “Tổ quốc lâm nguy” thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Trước tình hình cách mạng Pháp như vậy thái độ của phái Ghi-rông-đanh ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Trước tình hình cách mạng Pháp như vậy thái độ của phái Ghi-rông-đanh ntn?

- Thái độ đó buộc n/dân Pháp phải làm gì?

- Kết quả cuộc k/n 2/6/1789 ntn?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21/9/1792 đến 2/6/1793):

- 21/9/1792: Nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp thành lập

- 21/1/1793: Vua Lu-i XVI bị xử tử

- Mùa xuân 1793: quân Anh và các nước Châu Âu tấn công Pháp

- 2/6/1793: Nhân dân Pari lật đổ phái Gi-rông-đanh

=> Bảo vệ tổ quốc

Hoạt động 7: Chuyên chính dân chủ cách mạng

Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án. Lược đồ H 11 SGK.

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc và quan sát H11 (SGK)

Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794) diễn ra như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Nêu 1 vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-xi-ki-e?

- C/q Gia-cô-banh đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân?

- Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền C/m Gia-cô-banh?

- Vậy tại sao ch/quyền Gia-cô-banh lại thất bại? tại sao TS phản c/m tiến hành cuộc đảo chính? Sự kiện đó có tác động ntn đến c/m P? (Ngăn chặn c/m tiếp tục phát triển => c/m P kết thúc)

- Vì sao sau năm 1794, CMTS P không tiếp tục phát triển

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV mở rộng: So với CMTS Anh, Mỹ

=> c/m Pháp thời Gia-cô-banh phát triển điển hình, triệt để nhất đáp ứng nguyện vọng, y/c ruộng đất của nông dân

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794):

- Nền chuyên chính dân chủ C/m Gia-cô-banh được thành lập

- Tình hình hành nhiều chính sách tiến bộ

- 26/6/1794: Liên minh chống Pháp bị đánh bại

- 27/7/1794: Phái Gia-cô-banh bị lật đổ TS phản C/m lên nắm chính quyền. C/m kết thúc

Hoạt động 8. Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

Mục tiêu: Biết được ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án.

- Thời gian: 6 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 4 SGK và trả lời câu hỏi: CMTS P có ý nghĩa ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Vì sao nói CMTS P là 1 cuộc CMTS triệt để?

- Nêu những hạn chế của CMTS P

- HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK dựa vào đoạn trích trên, em hãy nhận xét về các cuộc c/m Mỹ và Pháp trong TK XVIII?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV kết luận: CMTS P được coi là cuộc CMTS triệt để nhất và được Lê-nin đánh giá cao, đó là “Cuộc đại c/m Pháp”

4. Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

- ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển

=> Là cuộc C/m TS triệt để nhất

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình kinh tế chính trị xã hội Pháp trước cách mạng.

- Thời gian: 10 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.

Câu 2: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.

B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp,

C. Ruộng đất bị bỏ hoang.

D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.

E. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường xảy ra thường xuyên.

Câu 3: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hoà tư sản

C. Quân chủ chuyên chế

D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế

Câu 4: Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?

A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.

B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.

D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 5: Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?

A. Đẳng cấp tăng lữ.

B. Đẳng cấp quý tộc.

C. Đẳng cấp thứ ba.

D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.

Câu 6: Trong Đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?

A. Tư sản, nông dân.

B. Tư sản, nông dân, công nhân,

C. Tư sản, quý tộc phong kiến.

D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.

Câu 7: Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở nước Pháp?

A. Công nhân.

B. Tư sản.

C. Nông dân.

D. Thợ thủ công.

Câu 8: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.

D. Mẫu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp ?

A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được.

B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.

C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.

D. Công thương nghiệp phát triển, xã hội ổn định.

Câu 10: Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?

A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.

B. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.

C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.

D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Câu 11: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.

B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.

C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.

D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.

Câu 12: Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền đã làm được những gì?

A. Phế truất vua Lu-i XVI

B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền,

C. Hạn chế quyền vua.

D. Xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân.

Câu 13: Cách mạng 1789 thắng lợi ở Pháp, phái Lập hiến lên nắm quyền. Phái Lập hiến thuộc tầng lớp nào?

A. Đại địa chủ.

B. Đại tư sản,

C. Quý tộc mới.

D. Tư sản công thương.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa ngày 10-8-1792 của nhân dân Pa-ri cùng tình nguyện quân các địa phương đã đưa đến kết quả gì?

A. Đánh bại liên minh Áo-Phổ.

B. Đánh bại bọn phản động nước Pháp.

C. A + B đúng

D. Lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.

Câu 15: Ngày 28 - 8 - 1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp?

A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.

B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.

C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.

D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.

Câu 16: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (đã thể hiện mặt tiến bộ ở điểm nào)?

A. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

C. A + B đúng.

D. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người

Câu 17: Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là gì?

A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.

B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu. D. Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.

Câu 18: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?

A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.

B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.

C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến,

D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 19: Sau ngày 10 - 8 - 1792 đến trước ngày 02 - 6 - 1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp?

A. Phái Lập hiến.

B. Phái quân chủ Lập hiến,

C. Phái Gia-cô-banh.

D. Phái Gi-rông-đanh.

Câu 20: Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào?

A. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm.

B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản.

C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước.

D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm và nội phản và ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Câu 21: Trong các biện pháp sau của phái Gia – cô – banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất của người nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân

Câu 22: Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia – cô – banh?

A. Để tranh giành quyền lực

B. Để bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản

C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia – cô – banh và tư sản phản cách mạng

D. Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản

Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

A. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản

B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.

C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Câu 24: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?

A. Cách mạng giải phóng dân tộc

B. Cách mạng tư sản

C. Cách mạng vô sản

D. Cách mạng dân chủ nhân dân

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm khi học bài tình hình nước Pháp trước cách mạng. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp đến với phong trào cách mạng tư sản thế giới nói chung và cách mạng tư sản Việt Nam nói riêng.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em có nhận xét gì về thắng lợi mở đầu của cuộc cách mạng tư sản Pháp?

Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Pháp là gì? Nhận xét về cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm Cách mạng Pháp bùng nổ bước đầu đã dành được những thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng Pháp. Nêu nhận xét...

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Về nhà soạn tiếp phần tiếp theo của bài CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới:

- Cách mạng công nghiệp Anh, Pháp diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới như thế nào?

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên