Giáo án Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh
- Biết được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939, trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.
- Biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX, trình bày được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.
2. Thái độ
Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa,phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc; thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước ở khu vực Đông Nam Á.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
5. Tích hợp GDBVMT :
Sự áp bức bóc lột của các nước tư bản đế quốc với nhân dân các nước Châu Á và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Á trong thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện
Bản đồ châu Á; Lược đồ các nước ĐNA.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1039)
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 4 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên
* Giới thiệu bài: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới có nhiều biến động: chủ nghĩa phát xít hình thành, kinh tế khủng hoảng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. -> phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Á, lan rộng toàn châu lục. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á và một số nét cụ thể ở Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930
1. Những nét chung
- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 19 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. ?Thắng lợi của c/m TM Nga và sự kết thúc của CTTG I đã có tác động ntn đối với p/t GPDT ở Châu Á? ? Hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. GDBVMT: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Vì vậy nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là TQ, Ấn Độ, VN, In đô nê xia… ? C/m ở TQ có gì mới? ? C/m ở Mông Cổ có gì mới? P/t c/m ở ĐNA phát triển ra sao? P/t c/m ở Ấn Độ có gì mới? P/t c/m ở Thổ Nhĩ Kì ra sao? P/t c/m ở VN phát triển ntn ? Nét mới của p/t ĐLDT ở Châu Á sau CTTG I là gì? G/c công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành ĐLDT đóng vai trò lãnh đạo c/m Các ĐCS ra đời ở 1 số nước Châu Á… Nhấn mạnh:Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân Cho HS quan sát hình 72 và tìm hiểu một số nét chính về M. Gan-đi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chốt ý, lưu ý Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 03/02/1930, ghi bảng: |
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930: 1. Những nét chung - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kỳ phát triển mới. - Phong trào diễn ra mạnh, lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu phong trào ở: + Trung Quốc: 1919, phong trào Ngũ tứ. + Mông Cổ: cách mạng thành công thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. + Ấn Độ: phong trào đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M.Ganđi đứng đầu. + Thổ Nhĩ Kỳ: chiến tranh giải phóng giành thắng lợi, thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. * Kết quả - GCCN tích cực tham gia đấu tranh CM. - ĐCS thành lập: TQ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, lãnh đạo PTCM. |
2. Hoạt động 2: Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939
- Mục tiêu: HS cần nắm được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 22 phút
- Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919) GV: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc. ? Giải thích vì sao gọi là “P/t Ngũ Tứ” Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động), là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ. ? Trong những năm 1926-1939, cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào? ?Hãy kể tên các khẩu hiệu đấu tranh của “P/t Ngũ Tứ” và nhận xét tính chất của p/t? - HS: Vừa chống ĐQ vừa chống p/k Tiến bộ hơn c/m Tân Hợi ĐCS TQ ra đời ? Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của p/t NT có gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong c/m Tân Hợi? ? P/t c/m TQ (1927-1937) có những đặc điểm gì nổi bật? ? Vì sao năm 1937 ĐCS TQ bắt tay hợp tác với Quốc Dân Đảng? ? Năm 1937, trước nguy cơ xâm lược của NB, c/m TQ phát triển ntn? Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập |
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 a. Từ 1919-1925 * Phong trào Ngũ Tứ ( 4/5/1919): cuộc biểu tình của 3000 HS ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của đế quốc, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân, công nhân tham gia. - Kết quả: mở đầu cao trào chống đế quốc – PK. + Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. - 1/7/1921, ĐCS Trung quốc thành lập b. Từ 1926-1937 - Tình hình chính trị Trung Quốc có nhiều biến động. - 1926-1927: cuộc chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. - 1927 – 1937, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng Sản TQ. - 7/1937, Nhật phát động cuộc tấn công xâm lược TQ. - Đảng cộng sản TQ và Quốc dân đảng đã đình chiến, cùng hợp tác chống Nhật. - Cách mạng TQ chuyển sang thời kỳ mới: Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật. |
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tình hình chung
- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. ? Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào? - GV yêu cầu HS dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau. ? Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào? ? Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì mới? ? Sự trưởng thành của các ĐCS có tác động ntn đối với p/t ĐLDT ở các nước ĐNA? Cho HS đọc phần tư liệu SGK Hướng dẫn HS xem H73, 74 (SGK) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập |
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á: 1. Tình hình chung: - Đầu thế kỉ XX hầu hết đều là thuộc địa(Trừ Thái Lan ). - Cách mạng phát triển mạnh, vận động theo hướng dân chủ tư sản. - Nét mới + Giai cấp vô sản trưởng thành. + Một loạt các đảng Cộng sản ra đời. - Những phong trào điển hình. + Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra( In đô nê xi a ). + Xô viết Nghệ Tĩnh (VN). |
4. Hoạt động 4: Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:
- Mục tiêu: HS cần nắm được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 20 phút
- Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở. ? Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào? ? Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào? - GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a - GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động HS lần lượt trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi. |
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á: - Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước. - Ở Đông Dương: phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú. - Ở Đông Nam Á hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia. - Từ 1940 chống Phát xít Nhật. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
- Thời gian: 6 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?
A. Phong trào Ngũ Tứ.
B. Phong trào Cần Vương.
C. Khởi nghĩa Gia va.
D. Cách mạng Mông Cổ.
Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải.
B. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Nam Kinh.
D. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở Thượng Hải.
Câu 3: Trong các khẩu hiệu sau, khẩu hiệu nào không phải được nêu ra trong phong trào Ngũ Tứ?
A. Trung Quốc là người của Trung Quốc.
B. Phế bỏ Hiệp ước 21 điều.
C. Đánh đổ Mãn Thanh.
D. Kháng Nhật cứu nước.
Câu 4: Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác nhằm mục đích
A. Hợp tác để chống Tưởng Giới Thạch.
B. Thỏa hiệp để cùng dưỡng quân.
C. Cùng nhau kháng chiến chống Nhật xâm lược.
D. Đánh đổ Mãn Thanh.
Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa?
A. Việt Nam.
B. Thái Lan.
C. Inđônêxia.
D. Brunây.
Câu 6: Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á có nét gì mới?
A. Giai cấp vô sản phát triển nhưng chưa trưởng thành.
B. Phong trào tiểu tư sản ra đời và lần lượt thất bại.
C. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.
D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
Câu 7: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở những nước nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
B. Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
D. Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Malaixia.
Câu 8: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào nổi tiếng nào?
A. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
B. Phong trào Ngũ Tứ.
C. Phong trào Duy Tân.
D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Câu 9: Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á có kẻ thù mới là ai?
A. Quân phiệt Tưởng Giới Thạch.
B. Phát xít Đức.
C. Phát xít Nhật.
D. Thực dân Pháp.
Tự luận
Câu 10: Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939?
- Phong trào Ngũ Tứ: 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh Băc Kinh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- 1/7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- 1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.
- 1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra.
- 7-1937, Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
Câu 11: Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Sau thất bại của phong trào “Cần Vương”, tầng lớp trí thức mới chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
- Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành.
- Nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- Thời gian: 1 phút
*GV giao nhiệm vụ cho HS
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)", trả lời các câu hỏi trong SGK.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 22: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ 20
- Giáo án Lịch Sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)