Giáo án Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Giáo án Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
HS học về:
- Tác động của các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
- Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các sơ đồ 23.1 – 23.6; các tư liệu 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 để tìm hiểu về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam; Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, rút ra bài học cho bản thân.
3. Phẩm chất
- Đồng cảm: chia sẻ với nỗi đau khổ của các giai cấp, tầng lớp bị bóc lột dưới chế độ thực dân phong kiến; lên án chính sách áp bức, bóc lột, bất công; ủng hộ cái tiến bộ.
- Trân trọng và biết ơn công lao của những nhà yêu nước, cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái.GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành) và yêu cầu 2 đội chơi lần lượt nêu những hiểu biết của bản thân về các nhà cách mạng tiêu biểu này.
c. Sản phẩm: Những hiểu biết của HS về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thanh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái.
- GV chọn 8 HS, chia thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ HS quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX.
+ 2 đội chơi lần lượt nêu thông tin, hiểu biết về các nhà cách mạng này.
+ Câu trả lời của đội sau phải khác câu trả lời của đội đã trả lời trước.
+ Đội nào nêu được nhiều thông tin đúng hơn đội đó là đội chiến thắng.
- GV trình chiếu cho 2 đội chơi và HS cả lớp quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX:
Phan Bội Châu (1867 – 1940) |
Phan Châu Trinh (1872 – 1926) |
Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969) |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và một số hiểu biết của bản thân để chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện lần lượt 2 đội chơi nêu hiểu biết, thông tin về 3 nhà cách mạng tiêu biểu: Phan Bội Châu Trinh, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá từng thông tin 2 đội đưa ra và tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV kết luận:
+ Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, từng đỗ Giải nguyễn (đỗ đầu) trong kì thi Hương ở trường thi Nghệ An năm 1900. Không chỉ là nhà hoạt động yêu nước, Phan Bội Châu còn là nhà văn, nhà thơ và nhà sử học lớn của Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.
+ Phan Châu Trinh sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam). Lớn lên ở vùng đất có hoạt động ngoại thương phát triển, ông có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới. Sau khi thi đỗ Cử nhân (1900) và đỗ Phó bảng (1901), Phan Châu Trinh làm quan trong Triều đình Huế. Đầu năm 1905, ông từ bỏ quan trường để tập trung vào hoạt động cứu nước.
+ Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi học ở trường Quốc học Huế (1906), được tiếp xúc với văn hóa Pháp với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Nguyễn Tất Thành mong muốn sang nước Pháp và các nước khác để tìm hiểu.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Taasyt Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Giáo án Lịch Sử 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)