Giáo án Lịch Sử 8 Kiểm tra học kì II

Giáo án Lịch Sử 8 Kiểm tra học kì II

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: HS nắm vững các kiến thức sau:

- Nhận xét đánh giá đúng thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp

- Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX của nước ta

- Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện

- Trình bày được sự phân hóa giai cấp ở xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

2. Về kĩ năng:

Rèn kĩ năng tổng hợp, vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.

3. Về Thái độ:

Hiểu kiến thức, tự tin trong học tập

II. Chuẩn bị:

1. HS : Viết, thước, các kiến thức trong nội dung trên.

2. GV: Ma trận, đề thi đáp án.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC:

MÔN LỊCH SỬ LỚP 8

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 Nhận xét đánh giá đúng thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2.0

20 %

1

2.0

20 %

Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX của nước ta Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2.0

20 %

1

3.0

30 %

2

5.0

50 %

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam Trình bày được sự phân hóa giai cấp ở xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3.0

30 %

1

3.0

30 %

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

5.0

50 %

1

3.0

30 %

1

2.0

20 %

4

10.0

100 %

Đề ra: (Đề 1)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (câu 1 – 4):

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp xâm lược nước ta:

a) Bảo vệ đạo Gia tô.

b) Khai hóa văn minh cho người Việt.

c) Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.

d) Trả thù triều đình Huế làm nhục quốc thể Pháp.

Câu 2: Ngày 15 tháng 3 năm 1874 Nhà Nguyễn đã ký với Pháp hiệp ước:

a) Hiệp ước Giáp Tuất.

b) Hiệp ước Pa – tơ – nốt.

c) Hiệp ước Hác – măng.

d) Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 3: Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?

a) 24 - 6 – 1867.

c) 20 – 11 – 1873.

b) 3 – 4 – 1882.

d) 19 – 5 – 1883.

Câu 4: Người khởi xướng phong trào Cần Vương là:

a) Nguyễn Trường Tộ.

c) Hoàng Diệu.

b) Tôn Thất Thuyết.

d) Lưu Vĩnh Phúc.

II. Chọn các cụm từ: chấm dứt; thuộc địa nửa phong kiến; nhà Nguyễn; nhà Lê; quốc gia độc lập điền vào chỗ (……….) sao cho đúng (Câu 5)

Câu 5: Hiệp ước Pa tơ nốt năm1884, đã …….....……… sự tồn tại của triều đại phong kiến …….........………,.với tư cách là một……..................………, thay vào đó là chế độ……...........................………, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. Tự luận (Câu 6 – 7)

Câu 6: Kể tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

Câu 7: Trình bày sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Đáp án- Biểu điểm

Câu Đáp án Điểm
1-4 c)        a)        c)        b) 2,0
5

.......chấm dứt......

.........nhà Nguyễn ........

.....quốc gia độc lập....

.....thuộc địa nửa phong kiến....

0,25

0,25

0,25

0,25

6

Tên những nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

- Trần Đình Túc

- Nguyễn Huy Tế

- Đinh Văn Điền

- Nguyễn Tường Tộ

- Nguyễn Lộ Trạch

Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được bởi vì:

-Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước,

-Tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng nhà Nguyễn vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được.

Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến xã hội lẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

7

Sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:

-Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước

-Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

-Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

-Tiểu tư sản thành thị bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

-Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

0,5

0,75

0,5

0,5

0,75

HĐ3 : - Củng cố

- Khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.

HĐ4 : - Hướng dẫn về nhà

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 8 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên