Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
- Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
- Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện lịch sử.
Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
- Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên như: trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện...
- Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
- Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng...
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý trân trọng, tiết kiệm các sản phẩm do con người tạo ra.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
- Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
- Yêu nước: thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
- Tranh ảnh về một số dân tộc và một số nhà Rông ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
- Video về hoạt động sản xuất, lễ hội ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
- Tranh ảnh, tư liệu video clip về các nhân vật lịch sử
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kết nối kiến thức của HS đã biết với kiến thức trong bài. - Tạo hứng thú, gợi được những hiểu biết của HS về các sản phẩm thủ công và lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi phần Khởi động (SHS tr.86): Hãy nêu tên một anh hùng, lễ hội hoặc sản phẩm 1 cây công nghiệp nổi tiếng ở Tây Nguyên. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Một số anh hùng: Ama Jhao, N’Trang Gưh, Y Jut, Vua Lửa Ôi Ất, N’Trang Lơng, SămBrăm, + Một số lễ hội: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi, Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới), Lễ hội cafe, Lễ bỏ mả, Lễ tạ ơn cha mẹ... + Một số cây công nghiệp nổi tiếng: cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu,... - GV cho HS nghe bài hát Cô gái vót chông của vùng Tây Nguyên: https://www.youtube.com/watch?v=pV-3nkqiLZA - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 16 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Dân cư Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư ở vùng Tây Nguyên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên. - Sử dụng bảng số liệu so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với - các vùng khác. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin, dựa vào bảng 1 trang 86 SGK và tranh ảnh về một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
+ Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên. + So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét sự phân bố dân cư của vùng này. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ bản đồ, lược đồ. - GV đánh giá, nhận xét và tổng kết: + Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,... + Đây là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều hơn ở các đô thị và ven trục giao thông chính. |
- HS đọc thông tin. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS làm việc theo nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 17: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 20: Thành phố Hồ Chí Minh
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4