(KHBD) Giáo án Hồi trống cổ thành (mới, chuẩn nhất)
Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Hồi trống cổ thành đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:
(KHBD) Giáo án Hồi trống cổ thành (mới, chuẩn nhất)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Lưu trữ: Giáo án Hồi trống cổ thành (sách cũ)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp, keo sơn gắn bó của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.
- Hồi trống Cổ Thành - hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.
- Tính chất kể chuyện (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu văn bản thuộc thể tiểu thuyết chương hồi.
- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.
3. Thái độ, phẩm chất
- Rèn lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp lịch sử Trung Quốc
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Văn học Minh Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kỳ nền văn học Trung Quốc khá đa dạng và phong phú, đạt nhiều thành công về nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi của tiểu thuyết. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh Thanh: Tây du kí, Hồng lâu mộng, Thủy Hử.. trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc.
Đoạn trích Hồi Trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phâm nhưng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tiểu dẫn. Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả. GV cho HS đọc phần tiểu dẫn. |
I. Tìm hiểu chung |
GV: Em hãy nêu những nét chính nhất về tác giả La Quán Trung? HS trả lời. GV nhận xét và chốt lại ý chính. GV mở rộng: Ông viết nhiều tiểu thuyết dã sử như: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sở diễn ca”… và với “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa. |
1. Tác giả. - La Quán Trung ( 1330 – 1400): tên là La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân. Sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh - Quê: Thái Nguyên- Sơn Tây (Trung Quốc). - Con người: Tính cách cô đơn, lẻ loi, thích ngao du. |
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm |
2. Tác phẩm. |
- GV: Giới thiệu đôi nét về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc |
a. Thể loại tiểu thuyết Minh – Thanh - Tên gọi: Cổ điển, Minh – Thanh, chương hồi - Đặc điểm: + Được chia làm nhiều hồi kể + Đầu mỗi hồi có “hồi mục”, là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi + Mỗi hồi kể một hoặc vài sự việc. + Kết thúc hồi thường ở cao trào và có lời dẫn dắt đến hồi tiếp. “ muốn biết thế nào hồi sau sẽ rõ” + Tính cách nhân vật : Được hình thành thông qua hành động và đối thoại + Ra đời và phát triển trong 2 triều đại (Minh – Thanh 1368- 1911) vào thế kỉ XIV- XX |
- GV: Em hãy nêu những nét hiểu biết của em về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”? - HS: trả lời - GV: nhận xét, bổ sung GV giảng:. - Tóm tắt lại lại quá trình hình thành và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy – Thục – Ngô và thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân - Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa: Chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ. |
b. Tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” - Kết cấu gồm 120 hồi. - Tóm tắt chuyện đất nước Trung Quốc (Tk II- III) kể về những sự kiện có trước đó nhiều năm, - La Quán Trung đã căn cứ vào lịch sử, các chuyện kể dân gian, kịch dân gian để kể lại - Giá trị: * Nội dung: + Thể hiện khát vọng của người dân mong muốn một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và có vua hiền tướng giỏi. + Phản ánh hiện thực của xã hội Trung Quốc. * Nghệ thuật: Tài kể chuyện đặc sắc của tác giả, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả trận đấu. |
Thao tác 3: Tìm hiểu vị trí đoạn trích |
3: Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành” |
- GV: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của đoạn trích? - HS: tóm tắt - GV: nhận xét tóm tắt lại + Biết Quan Công đến, Trương Phi dẫn ngay quân ra cổng thành đòi đánh vì tưởng Quan Công đã hàng Tào Tháo. + Quan Công nhờ hai chị dâu giải thích nhưng Trương Phi không tin. + Tôn Càn khuyên Trương Phi nhưng Trương Phi vẫn không tin. + Lúc đó tướng Tào là Sái Dương đi đến, Trương Phi càng khẳng định Quan Công đã hàng Tào nên thách thức Quan Công. + Chỉ sau 1 hồi trống Quan Công đã giết chết Sái Dương và hai anh em đoàn tụ. |
Tóm tắt - Quan Công đến Cổ thành - Trương Phi kết tội Quan Công - Sái Dương xuất hiện - Trương Phi đánh trống – Quan Công chém đầu tướng giặc - Và anh em đoàn tụ. |
GV: Em hãy cho biết đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? - HS: trả lời - GV kể lại một cách vắn tắt nguyên nhân dẫn đến sự thất lạc giữa 3 anh em kết nghĩa Trương Phi, Lưu Bị và Quan Công nên từ đó mới xuất hiện hồi thứ 28 này. |
b. Vị trí đoạn trích - Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm có tiêu đề: “Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên” - Tiêu đề “ Hồi trống Cổ Thành” là do nhà xuất bản đặt |
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu |
I. Đọc – hiểu văn bản |
- GV: Em thấy trong văn bản có sự xuất hiện của những nhân vật nào? - HS: trả lời - GV: Dẫn vào: (La Quán Trung đã xd được tứ tuyệt: Tào Tháo: tuyệt gian; Lưu Bị : tuyệt nhân; Quan Công tuyệt nghĩa và Gia Cát Lượng tuyệt trí.) Tuy Trương Phi không nằm trong tứ tuyệt nhưng lại là nhân vật thành công và được yêu thích nhất. Ta sẽ đi tìm hiểu nhân vật này đầu tiên. |
|
Thao tác 1:Tìm hiểu nhân vật Trương Phi. |
1. Nhân vật Trương Phi |
- GV: Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi có những hành động gì? Những hành động đó diễn ra như thế nào? - HS: trả lời - GV nhận xét và chốt ý. |
* Khi nghe tin Quan Công đến. - Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”. → Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt |
- GV: Khi giáp mặt với Quan Công Trương Phi có những hành động ntn? Điều đó thể hiện thái độ gì của Trương Phi? - HS trả lời. - GV nhận xét và chốt lại ý chính |
* Khi giáp mặt Quan Công. - Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”. → Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi. |
- GV: Sự coi thường khinh bỉ đó xuất phát từ nguyên nhân nào?( câu hỏi 1 SGK, tại sao Trương Phi nổi giận đâm Quan Công) - HS: Trả lời |
- Nguyên Nhân được lập luận: + Mày bỏ anh → bất nghĩa. + Hàng Tào Tháo → bất trung. + Được phong hầu tứ tước. + Lại đến lừa em → bất nhân. |
- GV: Hành động đó của Trương Phi có đáng trách không? - HS trả lời. - GV nhận xét |
-Trương Phi kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa → Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung |
- GV: Những đối tượng khác cũng tham gia vào để giải oan cho Quan Công: khi hai chị dâu đứng ra giải thích cho Quan Công và Tôn Càn khuyên Trương Phi thì Trương Phi có thái độ như thế nào? - HS: trả lời |
* Khi hai chị và Tôn Càn khuyên. - Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa. “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. → Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa. - Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”. |
- GV: Điều đó làm rõ thêm cho đặc điểm tính cách nào của Trương Phi? HS: trả lời |
→ Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục |
- GV dẫn dắt: Giả sử nếu 2 chị dâu giải thích và Trương Phi tin và nhận anh thì tác phẩm sẽ như thế nào? - HS: trả lời. GV nhận xét chốt ý |
|
- GV: Chi tiết Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? HS trả lời. GV nhận xét và diễn giảng: Sái Dương là tướng của Tào, mà Quan Công lại vừa từ chỗ Tào ra đi → Sái Dương là đầu mối giải quyết xung đột (Chi tiết Trương Phi nói nếu là người có lòng trung nghĩa thì phải lấy đầu tên tướng giặc đó) |
* Khi Sái Dương xuất hiện: - Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công - Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện - Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm - Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động. |
- GV:đây là một chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt của tác giả? →Đây là chi tiết nghệ thuật đắt giá |
→ Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể. |
- GV: Khi đầu Sái Dương đã rơi Trương Phi đã tin và chịu nhận anh chưa? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét và chốt ý |
* Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương - Trương Phi vẫn chưa tin hẳn. - Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô →vẫn chưa tỏ rõ thái độ. - Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường. |
- GV: Chi tiết cuối cùng của đoạn trích: Trương Phi khóc, thụp lạy Vân Trường có ý nghĩa gì? - HS trả lời |
→ Biết nhận sai và sửa lỗi |
- GV: Qua tất cả các tình huống em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi? - HS: Trả lời - GV nhận xét - GV: mở rộng : Sau khi học xong nhân vật này em thấy mình rút ra được bài học gì? - HS: trả lời |
→ Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện – là một hổ tướng của nước Thục sau này. |
Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật Quan Công |
2. Nhân vật Quan Công |
- GV dẫn vào tìm hiểu nhân vật QC: Qua phần vị trí đoạn trích chúng ta đã biết lí do vì sao Quan Công ở với Tào Tháo? Trương Phi có biết việc này không? |
|
- GV: Quan Công có hiểu được tình thế khó sử của mình không? - HS: trả lời |
Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy: - Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo. → Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu. |
- GV:Khi gặp Trương Phi Quan Công có thái độ như thế nào? - HS trả lời |
Khi gặp Trương Phi : Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón” |
- GV: Khi bị Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã có những lời lẽ và hành động ra sao? - HS trả lời |
Khi bị Trương Phi hiểu lầm: - Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm + Gọi Trương Phi là “ hiền đệ”, “ em”. + Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói” + Nhờ hai chị dâu giải thích hộ |
- GV: Quan Công nhờ ai giải thích và khuyên Trương Phi giúp? - HS: trả lời |
- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để: → chứng tỏ lòng trung. |
- GV: Trước lời thách thức của Trương Phi thì Quan Công đã có hành động gì? - HS: trả lời GV: nhận xét |
- Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi. |
GV: Qua việc phân tích nhân vật em thấy Quan Công là người như thế nào? HS: Trả lời |
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, Ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong. |
GV mở rộng: Một em hãy cho cô biết điểm khác biệt và tương đồng giữa Quan Công và Trương Phi? HS: Trả lời: GV chốt ý: Tóm lại: Đoạn trích đã góp phần làm nổi bật nên hai nhân vật TP và QC với hai nét tính cách trái ngược nhau. TP nóng nảy, bộc trực, QC điềm đạm, bình tĩnh. Nhưng cả hai đều thể hiện được nét đẹp của tấm lòng trung nghĩa. Đặc biệt hình tượng nhân vật TP đã được xây dựng hết sức sinh động. Qua đó nói lên tài xây dựng nhân vật của La Quán Trung. |
|
Thao tác 3: Tìm hiểu ý nghĩa của “Hồi trống Cổ Thành” |
3. Ý nghĩa “ Hồi trống Cổ Thành” |
GV: Em hãy tìm những chi tiết mà tác giả miêu tả về hồi trống? (Tác giả tả hồi trống bằng mấy câu?) -HS: trả lời |
-Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm xúc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.” |
GV: Vì sao lại đặt nhan đề cho đoạn trích là “ Hồi trống Cổ Thành? (câu hỏi 2 SGK) HS: trả lời GV nhận xét và chốt ý GV: Dẫn dắt: Ở thời phong kiến, những cuộc chiến trận không thể nào thiếu được tiếng trống, và tiếng trống giữ một vai trò vô cùng quan trọng + Tiếng trống mệnh lệnh phát binh + Tiếng trống khích lệ quân sĩ + Tiếng trống thu hồi quân Ở đây tiếng trống cũng là một lời thúc giục, một mệnh lệnh để Quan Công chém đầu Sái Dương. |
- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể - “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa: + Hồi trống thách thức + Hồi trống giải oan + Hồi trống đoàn tụ + Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, long trung nghĩa của Quan Công. + Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương. |
GV: Theo em đoạn trích này có thể bỏ đi đoạn đánh trống không? Vì sao? HS: trả lời |
→ Nếu bỏ qua chi tiết nhỏ này sẽ mất đi tất cả ý vị của tam quốc, tiểu thuyết sử thi anh hùng thời trung đại. |
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tổng kết |
III. Tổng kết: Sgk |
GV hỏi: Sau khi tìm hiểu đoạn trích, em hãy trình bày vài nét về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? HS trả lời. GV nhận xét và chốt lại ý chính. |
1. Nội dung: - Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật TP. - Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ. 2. Nghệ thuật - Sử dụng nhiều từ cổ: quân kị, ấn thụ, phu nhân, xà mâu, long đao. - Nghệ thuật kể chuyện: Sinh động, hấp dẫn, chọn lọc được những chi tiết li kì, hấp dẫn, nhiều chỗ mang đầy kịch tính. - Khắc họa nhân vật: Nhân vật có cá tính sắc nét, tính chất nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ. |
GV: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. GV: cho HS đọc đoạn trích và định hướng tìm hiểu đoạn trích bằng cách hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK để từ đó hiểu được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. |
IV: Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa) |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Hình tượng nhân vật Trương Phi và Quan Công.
- Bài học về lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài : Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn)
- Lập dàn ý bài văn nghị luận
- Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Nguyễn Du
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)