(KHBD) Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo



Lưu trữ: Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh và đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Về nghệ thuật: Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Tìm hiểu một văn bản thuộc thể ngâm khúc.

3. Thái độ, phẩm chất

- Thương cảm với nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, đồng thời oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Biết thương xót, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ và có thái độ chống lại các thế lực bạo tàn gây đau khổ cho họ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Phương tiện

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

III. Phương pháp thực hiện

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Chỉ ra sự khác biệt giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Trước Nguyễn Du và Truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của VHVN thế kỉ XVIII là tác phẩm Chinh Phụ ngâm do đặng Trần Côn sáng tác nguyên văn chữ Hán và bản diễn Nôm xuất sắc lưu truyền hiện nay vẫn được coi là của Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm là lời thở than của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở xa đồng thời là khát khao cuộc sống hạnh phúc lứa đôi trong hòa bình yên ổn, gián tiếp cất tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nét tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV HD HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả và dịch giả

- Em có hiểu biết gì về tác giả Đặng Trần Côn?

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?)

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

- Hiện nay có các quan điểm ntn về dịch giả văn bản Nôm của tác phẩm?

Hs phát biểu thảo luận.

Gv nhận xét, bổ sung: Chinh phụ ngâm vừa ra đời đã nổi tiếng, được nhiều người ưa thích. Phan Huy Chú ca ngợi “Lời và ý thì lâm li, tuấn nhã và kì dật rất khoái chá cho miệng người đọc” (Lịch triều hiến chương loại chí). Do vậy, nhiều người đã dịch tác phẩm ra chữ Nôm. Bản dịch thành công nhất hiện nay được coi là của Đoàn Thị Điểm. Bà được khen ngợi là người phụ nữ toàn diện “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”, có người cha nuôi tiến cử làm phi cho chúa Trịnh nhưng bà đã từ chối, cả với những kẻ có thế lực khác cũng vậy. Bà làm nhiều nghề kiếm sống (may vá, bốc thuốc và dạy học). Theo bà xưa nay ko thiếu những phụ nữ tài danh nhưng ko mấy ai thành công trong nghề dạy học nên bà đã thử thách mình. Học trò của bà có người đỗ tiến sĩ.

b. Dịch giả

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang- xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy → đồng cảm.

- Phan Huy Ích (1750- 1822)

+ Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây.

+ Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi

- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

→ Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Giá trị nội dung:

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch).

+ Mang đậm tính tượng trưng ước lệ.

+ Tả cảnh ngụ tình.

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

Yêu cầu hs đọc diễn cảm.

Hướng dẫn giọng đọc: Trầm buồn, đều đều, chậm rãi, nhấn vào các điệp từ, điệp ngữ liên hoàn.

Nêu vị trí đoạn trích?

3.Đoạn trích

- Vị trí: Từ câu 193- 216.

- Tìm bố cục của đoạn trích?

- Bố cục:

+ 8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ.

+ 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên.

+ 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.

* Đọc – hiểu văn bản.

II. ĐỌC – HIỂU

1. Nỗi cô dơn, lẻ bóng của người chinh phụ (8 câu đầu):

- Tâm trạng của người chinh phụ được khắc họa qua những biểu hiện nào?

* Hành động, cử chỉ:

- Dạo: thầm gieo (Bước nặng nề, mệt mỏi)

- Ngồi, buông, cuốn rèm (Hành động lặp đi lặp lại), động tác thẫn thờ

- Chỉ ra những hành động, cử chỉ của người chinh phụ và giá trị biểu đạt của nó?

→ Tâm trạng: Buồn rầu, bồn chồn, lo lắng không yên

- Hãy chỉ ra những yếu tố ngoại cảnh giúp thể hiện tâm trạng của người chinh phụ? Chỉ ra ý nghĩa diễn tả nội tâm của yếu tố đó?

* Ngoại cảnh: tả cảnh ngụ tình

- Hiên vắng, rèm thưa: Cảnh vắng vẻ, hiu hắt

- Suy nghĩ của em về hình ảnh này?

→ Tâm trạng trống trải, lẻ loi

- Thước chẳng mách tin: Chờ mong vô vọng

- LHMR: “ Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt?”

- Hình ảnh ngọn đèn: Điệp lại 3 lần, điệp bắc cầu.

- Dùng ngoại cảnh để diễn tả tâm trạng của nhân vật, nt gì?

+ H/ả quen thuộc (cm)→ Sự nhỏ bé; sự thao thức, khắc khoải, chờ đợi và hy vọng.

+ Khát khao sự đồng cảm, chia sẽ.

Tự hỏi và trả lời: (đèn biết chăng?)

(đèn chẳng biết).

→ Ngư¬ời chinh phụ tự ý thức được cảnh ngộ cô đơn của mình

+ Tô đậm nỗi cô đơn, sầu tủi.

+ Nỗi buồn triền miên không dứt.

→ H/a giàu giá trị biểu cảm.

→ Tả cảnh ngụ tình.

- Hãy làm rõ giá trị biểu đạt của nghệ thuật đối?

* Nghệ thuật đối:

+ Dạo hiên vắng…>< Ngồi rèm thưa…

+ Ngoài rèm…>< Trong rèm…

→ Hiện lên cả không gian thời gian

→ Nổi buồn bao trùm cả không gian và thời gian.

→Tác giả như đi đến tận cùng của nỗi buồn trong lòng chinh phụ.

- Ngoài những biện pháp nghệ thuật trên tác giả còn sử dụng những biện pháp nt nào nữa để miêu tả tâm trạng người chinh phụ?

* Nhịp, vần, không gian, thời gian, giọng điệu: thống thiết, than vãn, oán trách.

→ Tình cảm của tác giả, dịch giả: Đồng cảm, sẽ chia; tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc.

- Tình cảm và thái độ của tg, dịch giả?

Nét đặc sắc của đoạn thơ này là gì?

* Tiểu kết:

- Đoạn trích đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ: Buồn, cô đơn, khát khao tình yêu, hạnh phúc.

- Đoạn trích thể hiện bút pháp tả tâm trạng đặc sắc (Tả qua hành động, cử chỉ; tả cảnh ngụ tình; giọng điệu tha thiết; điệp từ, điệp ngữ...).

- Thấy được tài năng và sự cảm thông vô bờ của tác giả và dịch giả.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Đọc 8 câu thơ đầu và trả lời các câu hỏi sau :

1. Nêu phong cách chức năng ngôn ngữ và phương thước biểu đạt chính của đoạn thơ.

2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau, tác dụng : « Hoa đèn cùng với bóng người khá thương » ?

Hs thảo luận, phát biểu làm các bài tập.

Gv nhận xét, khẳng định đáp án.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ trong 8 câu đầu.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng đoạn trích. Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên