Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp) - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản : tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để làm tốt một số bài tập có liên quan.
- Phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.
- Phải tích hợp được bài dạy với những kiến thức có liên quan về văn học, tiếng Việt đã học hoặc kiến thức trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi nói nhất là khi viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ....
3. Thái độ, phẩm chất
- Chú ý sử dụng và tìm hiểu văn bản theo đúng PCNN.
- Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những hiểu biết của em về ngôn ngữ nghệ thuật ? Lấy ví dụ minh họa ?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Hay nói cách khác, tư duy và giao tiếp bằng ngôn ngữ là hai thuộc tính đặc thù chỉ con người mới có, nó là bằng chứng để phân biệt thế giới loài người và thế giới loài vật. Đồng thời, với hai chức năng trên, ngôn ngữ còn là công cụ để xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương (Vì vậy người ta thường nói “ Văn chương là nghệ thuật ngôn từ”); công cụ lưu giữ hình tượng trong tư duy hình tượng của con người, công cụ “khuân chuyển” hình tượng từ tác phẩm sang đối tượng tiếp nhận (dạy và học trong nhà trường)… Hãy cùng tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
4. Tính cá thể: a/ Ngữ liệu: |
Ví dụ 1: Cả Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng viết về người nông dân trước CMT8 nhưng ở mỗi tác giả lại có đặc điểm riêng. - NC: CP, Binh Chức ... cái đau về nỗi ám ảnh đói nghèo -> bị tha hóa, bần cùng rồi chết. - NTT: Chị Dậu cùng vì đói nghèo phải bán con, bán chó, bán cả sữa nhưng chị vẫn giữ được phẩm chất trong sạch. |
|
Ví dụ 2: Cùng viết về tình yêu nhưng - XD “Ông hoàng thơ tình VN” luôn là đắm say, mãnh liệt, cuồng nhiệt, háo hức như sợ tất cả sẽ tan biến mà mình chưa kịp hưởng thụ “Đã hôn rồi hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt”. - Xuân Quỳnh: cũng yêu say đắm nhưng đó là tình yêu dịu dàng, nữ tính, dung dị, đằm thắm “Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. |
Thơ viết về tình yêu của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh - “Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” (Biển – Xuân Diệu) - “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập khi cuộc đời k0 còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. (Tự hát – Xuân Quỳnh) |
? Em hiểu thế nào là tính cá thể? Tính cá thể được biểu hiện ở đâu? |
- Tính cá thể là khả năng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. - Thể hiện: trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống... |
?Phân biệt với tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt? Hs phát biểu thảo luận. Gv nhận xét, bổ sung: + Tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt: mang tính chất tự nhiên, biểu hiện ở đặc điểm riêng về giọng điệu, ngôn ngữ diễn đạt của từng người giúp chúng ta nhận biết được người này với người khác. + Tính cá thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: góp phần thể hiện phong cách riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. VD cùng viết về trăng nhưng mỗi tác giả lại có một cách nhìn, cách diễn đạt khác: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá/ Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ (Xuân Diệu); Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Hồ Chí Minh);... |
*Ghi nhớ SGK/ 101 |
- Trăng trong Truyện Kiều: Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai mặt một lời song song; Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao/ Mặt ngơ ngẩn mặt, lòng ngao ngán lòng; Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường,... |
|
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Kĩ thuật nêu vấn đề, đặt câu hỏi Phương pháp : Thảo luận Hs thảo luận làm các bài tập. Gv nhận xét, chốt đáp án. |
|
Bài 1 (SGK tr.101) |
5. Bài 1: Các biện pháp tu từ tạo tính hình tượng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng,... đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ. VD: - So sánh: + Sóng như ngàn trưa xanh tan xanh ra thành bể và thôi ko trở lại làm trời. (Chế Lan Viên) + Áo chàng đỏ tựa ráng pha/ Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (Chinh phụ ngâm) - Ẩn dụ:+ Con cò ăn bãi rau răm/ Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. (ca dao) + Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) |
Bài 2 (SGK tr.101) |
6. Bài 2: Tính hình tượng là đặc trưng quan trọng nhất. Vì: - Nó là phương tiện tái hiện, tái tạo cuộc sống thông qua chủ thể của nhà văn. Nó thể hiện đặc trưng của văn học- hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Là mục đích của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp thông qua những xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống → hình thành những tình cảm thẩm mĩ tốt đẹp cho người đọc. - Nó chi phối các đặc trưng khác: + Tính hình tượng được hiện thực hóa thông qua một hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật (từ ngữ, câu, đoạn, âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh,...) mà bản thân hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật này có khả năng gây cảm xúc (tính truyền cảm). + Tính hình tượng được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm mà hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật này là kết quả vận dụng ngôn ngữ cộng đồng của từng nghệ sĩ cụ thể → mang dấu ấn của cá tính sáng tạo nghệ thuật (tính cá thể). |
Bài 3 (SGK tr.101) - rắc: hành động đáng căm giận - giết: hành vi tội ác mù quáng Nhận xét: dùng các từ như trên không chỉ gọi đúng tâm trạng, miêu tả đúng hành vi, mà còn bày tỏ được thái độ, tình cảm của người viết. |
3. Bài 3: - Canh cánh: thường trực, day dứt, trăn trở, băn khoăn. - Rắc, giết. |
Bài 4 (SGK tr.102) |
4. Bài 4: - Điểm giống nhau: + Đều lấy cảm hứng từ mùa thu. + Xây dựng thành công hình tượng mùa thu. - Khác nhau:+ Về hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa. Trong thơ Nguyễn Đình Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới. + Về cảm xúc: Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh. Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng. Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu. + Về từ ngữ: Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động. Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc. + Về nhịp điệu: Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở. Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức. → Các tác giả ở các thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau, dấu ấn cá nhân khác nhau (1 nhà thơ cổ điển, 1 nhà thơ lãng mạn). |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phân biệt được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.
5. Dặn dò
- Học bài cũ. Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài : “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Trao Duyên (trích Truyện Kiều)
- Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
- Lập luận trong văn nghị luận
- Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)
- Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)