Giáo án bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 10
Giáo án bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) (tiếp theo)
Link tải Giáo án Ngữ Văn 10 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn) (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh và đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
- Về nghệ thuật: Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu một văn bản thuộc thể ngâm khúc.
3. Thái độ, phẩm chất
- Thương cảm với nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, đồng thời oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Biết thương xót, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ và có thái độ chống lại các thế lực bạo tàn gây đau khổ cho họ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
2. Học sinh
SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
III. Phương pháp thực hiện
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: …………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích tình cảnh cô đơn lẻ loi của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Nhà văn Tô Hoài đã từng khẳng định: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên và phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, nhà nhà sống trong cảnh loạn lạc, khói lửa, đâu đâu cũng thấy cảnh lầm than, tang tóc. Khi thời đại đưa cho ông một đề tài quen thuộc “hiện thực chiến tranh”, bằng cảm hứng nhân đạo của mình, Đặng Trần Côn đã chiếu ngòi bút của mình xuống những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh để cất lên tiếng nói của con người thời đại, tiếng nói oán ghét chiến tranh phi nghĩa, tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã làm nỗi bật lên nỗi lẻ loi cô đơn cùng những nhớ mong, và có cả những khao khát hạnh phúc của người chinh phụ.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu tình cảnh cô đơn lẻ loi của người chinh phụ. |
2.Nỗi sầu muộn triền miên (8 câu tiếp) a- Tâm trạng của người chinh phụ trong cảm nhận về thời gian |
- Chi tiết nào thể hiện thời gian chờ đợi đơn điệu, nhàm tẻ ? |
- Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng “gà gáy eo óc”, ngày tiếp nối chỉ có “bóng cây hoè phất phơ”. tất cả trôi đi trong đơn điệu, nhàm tẻ. Có hai từ láy vừa tả ngoại cảnh vừa gợi tâm trạng buồn bã, não nuột của chinh phụ : “eo óc” “phất phơ”. |
- Giải thích nghĩa của hai từ láy “đằng đẵng” và “dằng dặc”. |
- Hai từ láy miêu tả không gian và thời gian : “đằng đẵng”- mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng. “ dằng dặc” - mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo không gian tưởng như vô cùng vô tận. → Những từ láy được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ. |
- Gv mở rộng: Câu thơ “Chinh phụ ngâm bỗng gợi độc giả nhớ tới một tứ thơ Đường của thi tiên Lí Bạch trong bài “Trường tương tư”: “ Thiên trường, lộ viễn hồn phi khổ Mộng hồn bất đáo quan sơn nan” Tạm dịch nghĩa là: trời dài, đường xa, hồn ta bay trong chơi vơi vì đau khổ, mộng hồn không tới nơi được vì cách trở núi non. |
|
- Gv yêu cầu hs đọc chú thích 6,7,8(SGK tr87) và trả lời câu hỏi: |
|
? Những hành động gắng gượng gượng có giúp chinh phụ vơi đi nỗi cô đơn, niềm thương nhớ? |
b - Những hành động gắng gượng của chinh phụ: - Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi cô đơn: + gượng đốt hương – càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung. + gượng soi gương để trang điểm nhưng nhìn bóng mình trong gương chinh phụ không cầm nổi nước mắt. |
Những từ ngữ hình ảnh nào diên tả tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ: |
+ gượng gảy đàn – đàn sắt đàn cầm hoà âm ví như cảnh vợ chồng đoàn tụ, dây đàn uyên ương là biểu tượng của lứa đôi gắn bó như đôi chim uyên ương. Những biểu tượng ấy càng khơi dậy nỗi niềm khao khát lứa đôi của chinh phụ. Vì thế ba chữ gượng như diễn tả cảm giác vô duyên, trớ trêu trước cảnh ngộ. |
Hình ảnh gió đông, non Yên gợi lên điều gì? |
3.Nỗi nhớ thương đau đáu( 8 câu cuối): - Hình ảnh: gió đông non Yên → Ước lệ tượng trưng. + Gió đông: gió từ phương đông → chỉ gió mùa xuân. + Non Yên: nơi chồng đi chinh chiến lập công. → Người chinh phụ không biết gửi nỗi nhớ chồng với ai, muốn nhờ ngọn gió mùa xuân mang theo hơi ấm tình thương đưa đến "non Yên" những tình cảm nhung nhớ của mình. - Gió đông, non Yên là hình ảnh mang tính ước lệ→ Gợi không gian rộng lớn, một khoảng cách muôn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Chính không gian, thời gian đó như càng nhân lên đến cao độ nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải của người chinh phụ. |
Nỗi nhớ ngày càng chồng chất và cụ thể hơn. Vậy nó được khắc họa rõ nét ở những câu thơ nào? được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể nào? |
- Câu thơ: + “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời .Thăm thẳm: Nỗi nhớ nhơ kéo dài vô tận và được cụ thể bằng hình ảnh so sánh đường lên bằng trời. . Đau đáu: Thể hiện sự day dứt, lo lắng không một chút yên lòng. Như có một cái gì đó hết sức xót xa, tội nghiệp. → Hai từ láy thăm thẳm, đau đáu gợi lên một nỗi nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng. Nó đã diễn tả rất chân thực nỗi lòng người chinh phụ nhớ chồng. |
Có nhận xét gì về hai câu thơ? Nó gợi ta nhớ đến câu thơ nào của ND trong TK? |
+ Hai câu: Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun Cảnh buồn → con người cũng buồn. Ở đây, dịch giả đã gặp gỡ tác giả TK: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Cả hai câu thơ trong CPN và TK đều đã thể hiện sâu sắc và tinh tế mqh giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Đó là sự hòa đồng tâm trạng giữa thiên nhiên và con người. Tuy nhiên, dường như câu thơ trong CPN còn thể hiện nỗi buồn nhớ khôn nguôi, nỗi buồn nhớ thiết tha đến nao lòng. |
Nhận xét hai câu thơ? |
→ Hai câu thơ đã thể hiện được sự hòa đồng tâm trạng giữa con người và thiên nhiên. → Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên. |
- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? |
III. Tổng kết 1.Nghệ thuật - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. - Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ. |
- Theo em ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích là gì? |
2. Nội dung: Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi cơ đơn. Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Từ tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về số phận con người trong chiến tranh ? |
Hs thảo luận, phát biểu. Ý kiến phải hợp lí, phù hợp đạo đức |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng đoạn trích. Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.
- Chuẩn bị bài : Lập dàn ý bài văn nghị luận
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Truyện Kiều: Phần 1: Tác giả Nguyễn Du
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiết 1)
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiết 2)
- Trao Duyên (trích Truyện Kiều)
- Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
- Lập luận trong văn nghị luận
- Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)