Giáo án bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp cho hs:
- Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ
- Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội..
II. Phương tiện
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
IV. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: .......................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu các bước trong cách bình luận và cho biết nội dung của từng bước là gì?
- Có nhiều cách bình luận khác nhau nhưng chủ yếu cần đạt được những tiêu chí bình luận nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành Gv cho HS nhắc lại kiến thức cũ về Thao tác lập luận bình luận: |
I. Ôn tập lí thuyết |
? Thế nào là thao tác lập luận bình luận? |
- K/n thao tác lập luận bình luận: Là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến, đánh giá của mình về một tình hình, một vấn đề nào đó. |
? Nêu các bước bình luận? |
- Các bước bình luận: + Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (nêu rõ được thái độ, đánh giá của người viết. Trình bày rõ ràng, trung thực) + Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận (theo 3 hướng: đứng hẳn về một phía mình tin đúng; hoặc kết hợp phần đúng và phần sai của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá hợp lý; hoặc đưa ra đánh giá riêng). + Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận (theo 3 khía cạnh: bàn về thái độ, cách giải quyết; hoặc bàn về những điều rút ra khi liên hệ với bản thân, xã hội, thời đại...; hoặc bàn về ý nghĩa sâu xa của vấn đề). |
Gv hướng dẫn Hs giải bài tập 1 sgk. - Học sinh thảo luận theo nhóm → Xác định cách viết. |
II. Luyện tập 1. Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”. |
+ Vì sao bài văn tham gia diễn đàn là bài bình luận? |
a. Xác định cách viết: - Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường. |
+Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ 1 khía cạnh của đề tài ? |
- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”. |
- Học sinh làm dàn ý theo nhóm. GV đưa ra một dàn ý để học sinh tham khảo, luyện viết đoạn văn bình luận. * MB: nêu vấn đề cần bình luận * TB: - Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch: + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi. + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ. + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái + Không nói tục, chửi thề... → Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. - Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay: + Nói tục, chửi thề + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép. + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn + Nói nhưng không tôn trọng người nghe... → Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự. - Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp. + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau → văn minh, thanh lịch * KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm. |
b. Dàn ý: - Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”. - Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày. - Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử. |
- Học sinh trình bày các bước lập luận, bình luận. |
c. Xây dựng tiến trình lập luận: - Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. 2. Viết đoạn văn bình luận. a. Trình bày luận điểm 1: - Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá. - Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”. |
Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét. Tương tự như trên Hs có thể chọn khía cạnh chống “nói tục” |
|
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2 theo quy trình: Xác định cách viết Lập dàn ý Xây dựng tiến trình lập luận Viết đoạn văn bình luận. |
Bài tập 2: Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm. |
4. Củng cố
Hệ thống hóa bài học bằng cách nhắc lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận.
5. Dặn dò
Soạn: Về luân lí xã hội ở nước ta.
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
- Giáo án: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
- Giáo án: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen)
- Giáo án: Phong cách ngôn ngữ chính luận
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)