Giáo án bài Thành ngữ

Giáo án bài Thành ngữ

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS hiểu đc khái niệm thành ngữ, nghĩa của thành ngữ, chức năng của thành ngữ trong câu, đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thành ngữ, giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.

3. Thái độ

- Ý thức ham học, có ý thức trau dồi kĩ năng nhận biết và sử dụng thành ngữ trong nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Soạn bài, đọc sách tham khảo, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, từ vựng ngữ nghĩa TV...

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị bài,lập dàn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ

1.Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?

2. Trong khi giao tiếp để tránh hiện tượng hiểu lầm từ do đồng âm gây ra cần phải chú ý đến điều gì?

3. Bài mới

- Trong giao tiếp TV người ta thường nhận xét đánh giá sự vật sự việc hiện tượng trong cuộc sống hay trong sáng tác thơ văn người ta thường sử dụng thành ngữ để diễn đạt. Vậy thành ngữ là gì, sử dụng thành ngữ như thế nào, tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HD tìm hiểu thế nào là thành ngữ:

- GV gọi HS đọc BT1 SGK phần I

H:Nhận xét cấu tạo về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?

+ Có thể thay một vài từ (?) cụm từ này bằng từ khác không?

I.Thế nào là thành ngữ

1. Bài tập

Bài 1:

a.Không thêm từ khác vào cụm từ này.

-> Không thay được vì ý nghĩa trở lên lỏng lẻo, nhạt nhẽo.

+ Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ này được không?

- Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định.

H: Từ cách phân tích trên, em rút ra kết luận gì về cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”

b. Đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”

=> Chặt chẽ về thứ tự các từ và về nội dung ý nghĩa (có tính chất cố định)

H: Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh”

- HS thảo luận nhóm bàn.

- Đại diện 1 vài bàn phát biểu

- Bàn khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt

? “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? tại sao lại nói như vậy? (thực hiện giống câu trên)

* Bài tập 2:

a.“Lên thác xuống ghềnh”; trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.

=> Nói như vậy để chỉ sự khó khăn, vất vả, gian khổ (thác ghềnh: hình ảnh ẩn dụ => sự khó khăn)

b. Nhanh như chớp: Hành động mau lẹ rất nhanh và chính xác

=> Nói như vậy vì “chớp” (hình ảnh so sánh loé mạch điện giữa 2 đám mây tích điện, trái dấu)

? Qua 2 bài tập trên, em rút ra kết luận gì về thành ngữ.

- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1

H: Lấy ví dự về thành ngữ mà mà em thuộc và nêu ý nghĩa của câu thành ngữ đó?

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1: SGK T 144

HĐ2. HD tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ:

- GV gọi HS đọc bài tập 1

? Xác định vai trò NP của thành ngữ trong các câu đó ?

? Hãy thay các thành ngữ nói trên bằng 1 cụm từ đồng nghĩa rồi so sánh 2 cách diễn đạt đó?

II. Sử dụng thành ngữ:

1. Bài tập

a. Bài 1

- Bảy nổi ba chìm: Vị ngữ

- Tắt lửa tối đèn: Phụ ngữ trong danh từ

b.Bài 2

- Bảy nổi ba chìm: Long đong, phiêu bạt

- Tắt lửa tối đèn: Khó khăn, hoạn nạn

=> Sử dụng các thành ngữ : ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm.

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 2– SGK T 144

HĐ3. HD luyện tập:

- GV yêu cầu đọc bài tập

- HS suy nghĩ, hồi tưởng và kể

Yêu cầu:

+ Kể lại câu chuyện một cách tóm tắt

Cho từng học sinh điền

III. Luyện tập

1. Bài 1:

a. Sơn hào hải vị: Thức ăn lạ

(chế biến từ các sản phẩm lấy ở núi, biển)

Nem công trả phượng: những món ăn ngon, sang và quý

b. Khoẻ như voi: Rất khoẻ

tứ cố vô thân: Cô độc, không có người thân thích, ruột thịt.

c. Tốc sương da muối : Tuổi già

2. Bài tập 2:

- Nhan đề của các câu chuyện được sử dụng như thành ngữ.

- Nghĩa của các thành ngữ này xuất phát từ nội dunng, ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện

Bài tập 3: Điền thêm yếu tố để thnhf ngữ được trọn vẹn:

- Lời ăn tiếng nói.

- Một nắng hai sương.

- Ngày lành tháng tốt.

- No cơm ấm áo.

- Bách chiến bách thắng.

- Sinh cơ lập nghiệp.

Bài tập 4: Viết đoạn văn từ 5 -> 7 câu có sử dụng thành ngữ.

4. Củng cố, luyện tập

- Nêu khái niệm thành ngữ ?

- Nghĩa của thành ngữ ?

- Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ

5. Hướng dẫn về nhà

- Ôn bài, làm bài tập còn lại.

- Sưu tầm các câu thành ngữ và tập giải nghĩa chúng.

Xem thử Giáo án Văn 7 KNTT Xem thử Giáo án Văn 7 CTST Xem thử Giáo án Văn 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên