Giáo án Văn 8 bài Câu phủ định - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án Văn 8 bài Câu phủ định
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu phủ định trong các văn bản.
- Sử dụng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
3. Thái độ
- Giáo dục cho học ý thức sử dụng câu phủ định trong nói, viết sao cho phù hợp; gd ý thức học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chứcSĩ số:
2. Kiểm tra
H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật ?Đặt 2 câu tràn thuật một câu kể một câu bộc lộ cảm xúc.
3. Bài mới
Ví dụ: Em chưa làm bài tập
Em không làm bài tập
Em làm bài tập
- So sánh 3 ví dụ này có gì khác nhau? vì sao?
Để hiểu thế nào là câu phủ định đặc điểm và chức năng của câu phủ định chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định - Gọi HS đọc BT1 H: Những câu nào trong đoạn trích trên có từ phủ định? H: Những câu này có gì khác với câu avề chức năng? |
I. Đặc điểm hình thức và chức năng Bài tập 1 : SGK (T52) - Các câu b, c, d có chứa từ phủ định - Câu b, c,d phủ định việc Nam đi Huế còn câu a thì khẳng định việc Nam đi Huế |
- Gọi HS đọc bài tập 2 H: Trong đoạn trích trên câu nào có từ ngữ phủ định ? H: Các câu trên có chứa nội dung bị phủ định không? Vậy nội dung bị phủ định trong câu trên thể hiện ở chi tiết nào? H: Mấy ông thày bói xem voi dùng câu phủ định để làm gì ? → Phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại hay để xác nhận thông báo không có sự vật, sự việc - Không phải bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi đâu có bác bỏ nhận định của ông thày bói sờ ngà & gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thày bói sờ vòi |
Bài tập 2 - SGK –T52 - Không phải, nó …đòn càn - Đâu có! - Các câu không biểu thị nd bị phủ định → ndung câu 1: trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi " Tưởng... con đỉa" → Nd câu 2: thể hiện trong câu nói của ông thầy sờ tai và sờ ngà. - Bác bỏ ý kiến của người khác |
H: Qua 2 ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về câu phủ định? - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ |
2. Nhận xét : +)Hình thức: Câu phủ định là câu có từ phủ định : không, chưa , chẳng, chả , không phải là, chẳng phải là, đâu có... +) Chức năng : dùng để thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó(câu phủ định miêu tả) - Dùng để bác bỏ 1 ý kiến, một nhận định(câu phủ định bác bỏ) 2. Ghi nhớ: SGK –T53 |
HĐ2.HDHS luyện tập: - Gọi hs đọc nội dung và yêu cầu bài tập. - Hs suy nghĩ độc lập, trả lời |
II. Luyện tập Bài 1: Xác định phủ định bác bỏ & giải thích: b. Cụ cứ tưởng …chả hiểu gì đâu → bác bỏ điều lão hạc dằn vặt, đau khổ b. Không chúng con không đói nữa đâu → Bác bỏ điều cái Tí cho rằng mẹ nó đang lo lắng, thương xót vì chị em chúng nó đói quá |
- Xác định những câu có ý nghĩa phủ định. | Bài 2 : T53 - Các câu trong bài tập a, b, c đều là câu phủ định nhưng những câu phủ đnh này có một điểm đặc biệt là một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác (a); một từ phủ định kết hợp với một từ nghi vấn (c); hoặc kết hợp một từ phủ định khác với một từ bất định(b). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định chứ không phải phủ định a. Không (kđịnh) b. Không ai không (kđịnh) c. ai chẳng một lần (kđịnh) |
- Đặt câu có ý nghĩa tương đương | * Đặt câu có ý nghĩa tương đương:v a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa nhất định b. Tháng 8 hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đều) từng ăn tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội ,ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường → các câu SGK dùng cách phủ định của phủ định để kđịnh có ý nghĩa kđịnh mạnh & sức thuyết phục cao - Câu kđịnh tương đương ít có sức thuyết phục cao. |
- Hs suy nghĩ độc lập và báo cáo | Bài 3 : Nhận xét câu văn → chưa (pđịnh tương đối) → vì vậy không nên viết lại vì thay không = chưa ý nghĩa câu thay đổi - Nếu nói choắt chưa dậy được thì phải bỏ từ (nữa) nếu không câu sẽ trở thành câu sai và Choắt chưa dậy được có nghĩa sẽ có lúc dậy được, không có ý nghĩa tuyệt đối hơn. |
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4 SGK | Bài 4: - Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ phủ định nhưng lại được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ- phản bác ý kiến, nhận định trước đó) VD: " Đẹp gì mà đẹp"-phản bác ý kiến khẳng định một cái già đó đẹp như: chiếc áo này đẹp thật! |
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 5 SGK | Bài 5: - Trong đoạn trích không thể thay quên bằng không, chưa, chẳng được vì việc thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu. Quên ở đây có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến ". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết : căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để ý đến việc ăn uống , một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người - Quên ở đây không phải là từ phủ định - Chưa thể khác với chẳng thể. |
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 6: ở nhà. | Bài 6: |
4. Củng cố, luyện tập
H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của phủ định, đặt câu phủ định miêu tả và một câu phủ định bác bỏ.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ ,chuẩn bị : "Hịch tướng sĩ"
Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)